Luận Văn Phân tích hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượn

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Vốn có vai trò rất quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội. Nó là cơ sở, nền tảng để tổ chức mọi hoạt động trong nền kinh tế. Một đất nước có tiềm lực vốn mạnh sẽ tạo đà phát triển nền kinh tế bền vững. Điều này làm cho hoạt động huy động vốn rất có ý nghĩa với ngân hàng. Nếu có nhiều vốn thì có thể mở rộng quy mô hoạt động, đầu tư máy móc, công nghệ hiện đại, tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng, nâng cao uy tín, tạo niềm tin đối với khách hàng .Và để làm được điều này chúng ta cần có một nguồn vốn rất lớn. Do đó một trong những nhiệm vụ hàng đầu của ngành ngân hàng hiện nay là tập trung mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong các tổ chức kinh tế, trong các tầng lớp dân cư để cung ứng kịp thời cho nền kinh tế. Và thực tế cho thấy một nền kinh tế phát triển ổn định, bền vững khi nguồn tiền để đầu tư chủ yếu từ nguồn tiết kiệm của dân chúng.
    Tuy nhiên trong hai năm gần đây trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã xuất hiện nhiều chi nhánh NH TMCP, Ngân hàng có vốn nước ngoài và các hoạt động đầu tư chứng khoán, bất động sản ngày càng phát triển làm cho thị trường huy động vốn của mỗi Ngân hàng bị chia nhỏ thị phần. Bên cạnh đó còn là sự chạy đua lãi suất hết sức khốc liệt của các Ngân hàng. Điều này làm cho việc huy động vốn giữa các Ngân hàng trở nên gay gắt hơn. Để tồn tại và phát triển đòi hỏi Ngân hàng cần phải có những chính sách, giải pháp huy động một cách linh động và hợp lý trong từng thời kỳ để đảm bảo vốn phục vụ cho Ngân hàng.
    Chính vì vậy, trong thời gian thực tập tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – chi nhánh Đà Nẵng, với kiến thức đã học và thực tế, được sự tận tình giúp đỡ của các cán bộ công nhân viên tại ngân hàng, em đã lựa chọn nghiên cứu về đề tài: “Phân tích hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – chi nhánh Đà Nẵng” trong giai đoạn 2009 -2010, để thấy được thực trạng huy động vốn của ngân hàng và đưa ra một số giải pháp khắc phục nhằm giải quyết những hạn chế trong hoạt động huy động vốn.


    2. Mục đích nghiên cứu

    Hoàn thành yêu cầu đối với sinh viên tốt nghiệp.
    Làm rõ các khái niệm, các vấn đề liên quan đến việc huy động tiền gửi tiết kiệm của Ngân hàng.
    Ngoài ra, em tiến hành tính toán những số liệu từ bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua 2 năm (2009 - 2010) để phân tích và đánh giá từ khái quát đến cụ thể tình hình huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng. Qua đó, đưa ra được các giải pháp tăng cường huy động tiền gửi tiết kiệm tạo cơ cấu vốn hợp lý cho Ngân Hàng. Do đó đề tài hướng đến các vấn đề chủ yếu sau:
    Phân tích tình hình huy động tiền gửi tiết kiệm.
    Dựa vào các chỉ tiêu huy động tiền gửi tiết kiệm để đánh giá tình hình huy động và sử dụng tiền gửi tiết kiệm của Ngân hàng.
    Đề ra biện pháp khắc phục nhằm tăng cường huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    v Đối tượng nghiên cứu
    Các vấn đề liên quan trực tiếp đến hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm của NHTM và các hình thức huy động vốn.
    v Phạm vi nghiên cứu
    - Thời gian nghiên cứu : Số liệu giới hạn trong hai năm 2009 – 2010
    - Không gian nghiên cứu: Tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Đà Nẵng.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Thu thập số liệu thực tế tại đơn vị, các phương tiện truyền thông, báo, đài, internet. Kết hợp các phương pháp phân tích, thống kê, so sánh, tổng hợp nhằm giải quyết mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn nhằm giải thích và rút ra các kết luận liên quan đến nội dung đề tài.
    5. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, danh mục, các bảng và hình vẽ, luận văn bao gồm 3 chương:
    v Chương 1. Ngân hàng thương mại với hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm.
    v Chương 2. Thực trạng huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Đà Nẵng.
    v Chương 3. Giải pháp tăng cường huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Đà Nẵng.

    CHƯƠNG 1: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VỚI HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG
    TIỀN GỬI TIẾT KIỆM 4
    1.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại. 4
    1.1.1. Ngân hàng thương mại (NHTM): 4
    1.1.2. Các hoạt động chủ yếu của NHTM. 4
    1.1.2.1. Hoạt động huy động vốn. 4
    1.1.2.2 Hoạt động tín dụng 5
    1.1.2.3 Hoạt động thanh toán và ngân quỹ. 6
    1.1.2.4 Các hoạt động khác. 6
    1.2. Nghiệp vụ huy động vốn của NHTM 7
    1.2.1. Khái niệm 7
    1.2.2. Các hình thức huy động vốn của NHTM 7
    1.2.2.1. Vốn huy động từ tiền gửi (ký thác) 7
    1.2.2.2. Vốn huy động thông qua phát hành chứng từ có giá. 9
    1.2.2.3. Vốn vay các TCTD khác và vay của NHTW 9
    1.2.2.4. Các nguồn vốn khác. 10
    1.3. Huy động tiền gửi tiết kiệm của NHTM 11
    1.3.1. Khái niệm và đặc điểm tiền gửi tiết kiệm 11
    1.3.1.1. Khái niệm 11
    1.3.1.2. Đăc điểm. 11
    1.3.2. Ý nghĩa của việc huy động tiền gửi tiết kiệm. 11
    1.3.3. Phân loại tiền gửi tiết kiệm 12
    1.3.3.1. Căn cứ theo thời hạn gửi 12
    1.3.3.2. Căn cứ theo đặc điểm. 14
    1.3.3.3. Căn cứ theo loại tiền gửi 15
    1.4.2. Nhóm nhân tố thuộc chính sách Nhà nước. 16
    1.4.3. Nhóm nhân tố thuộc khách hàng. 17
    1.4.4. Nhóm nhân tố thuộc ngân hàng. 18
    1.4.5. Nhóm nhân tố công nghệ thông tin. 19
    1.5. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả huy động TGTK của NHTM 19
    1.5.1. Quy mô huy động tiền gửi tiết kiệm. 19
    1.5.2. Cơ cấu vốn huy động. 20
    1.5.3. Chi phí huy động vốn. 21
    1.5.4. Hiệu quả sử dụng vốn huy động TGTK 21
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 23
    2.1 Khái quát về VPBank chi nhánh Đà Nẵng. 23
    2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển. 23
    2.1.2. Chức năng nhiệm vụ của chi nhánh hiện nay. 24
    2.1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý. 24
    2.1.3.1. Sơ đồ tổ chức. 25
    2.1.3.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban. 27
    2.1.4. Môi trường kinh doanh. 28
    2.1.4.1. Môi trường bên ngoài 28
    2.1.4.2. Môi trường bên trong. 31
    2.1.5. Tình hình hoạt động kinh doanh tại NH Việt Nam Thịnh Vượng trong 02 năm 2009 - 2010. 32
    2.1.5.1. Tình hình huy động vốn. 32
    2.1.5.2. Tình hình cho vay. 34
    2.1.5.3. Kết quả hoạt động kinh doanh. 36
    2.2. Thực trạng huy động tiền gửi tiết kiệm tại VPBank. 38
    2.2.1. Chính sách huy động tiền gửi tiết kiệm 38
    2.2.2. Quy trình và thủ tục mở tài khoản tiền gửi tiết kiệm 44
    2.2.2.1. Mở sổ tiết kiệm 44
    2.2.2.2. Rút sổ tiết kiệm 45
    2.2.3. Phân tích hoạt động huy động tiền gửi tiết kiêm. 46
    2.2.3.1. Tình hình huy động tiền gửi tiết kiệm theo kỳ hạn tại VPBank qua 02 năm 2009 – 2010. 46
    2.2.3.2. Tình hình huy động tiền gửi tiết kiệm theo sản phẩm tại VPBank qua 02 năm 2009 – 2010. 48
    2.2.3.3. Tình hình huy động tiền gửi tiết kiệm theo loại tiền tại VPBank qua 02 năm 2009 – 2010. 52
    2.2.3.4. Mức lãi huy động tiền gửi tiết kiệm theo lãi suất tại VPBank qua 02 năm 2009 – 2010. 54
    2.3. Đánh giá tình hình huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm tại VPBank - chi nhánh Đà Nẵng. 59
    2.3.1. Thành công. 59
    2.3.1.1. Quy mô, cơ cấu TGTK của VPBank -_chi nhánh Đà Nẵng. 60
    2.3.1.2. Chi phí huy động TGTK của VPBank - chi nhánh Đà Nẵng. 60
    2.3.1.3. Hiệu quả sử dụng vốn của VPBank -_chi nhánh Đà Nẵng. 60
    2.3.1.4. Một số kết quả đạt được khác. 61
    2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân. 61
    CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG-CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 64
    3.1 Định hướng của VPBank – chi nhánh Đà Nẵng về hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm trong thời gian tới. 64
    3.2. Một số giải pháp tăng cường huy động tiền gửi tiết kiệm tại VPBank – chi nhánh Đà Nẵng. 65
    3.2.1. Cơ cấu lại nguồn TGTK 65
    3.2.2. Đa dạng hóa các hình thức gửi tiền tiết kiệm 65
    3.2.3. Tối đa hóa sự tiện lợi cho khách hàng. 70
    3.2.4. Sử dụng chính sách lãi suất linh hoạt 70
    3.2.5. Nâng cao trình độ tư vấn và kỹ năng bán hàng của nhân viên. 71
    3.2.6. Đẩy mạnh hoạt động Marketing. 73
    3.2.7. Đẩy mạnh đầu tư và hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng một cách đồng bộ. 74
    3.2.8. Mở rộng mạng lưới chi nhánh và quầy tiết kiệm 75
    3.2.9. Các giải pháp về khuyến mãi, hậu mãi. 76
    3.3.Kiến nghị. 76
    3.3.1.Đối với VPBank Việt Nam 76
    3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước. 77
    KẾT LUẬN 79
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...