Chuyên Đề Phân tích hoạt động cho vay hộ nuôi tôm tại NHNo&amp PTNT huyện Đầm Dơi

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lý do chọn đề tài
    Trong những năm gần đây, nghề nuôi tôm ở nước ta ngày càng phát triển. Hiện tại, tôm đã trở thành một trong 3 sản phẩm xuất khẩu chủ lực của thủy sản Việt Nam. Bởi nuôi tôm là một nghề sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao, làm thay đổi cơ cấu kinh tế trong vùng, góp phần giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo cho người dân nông thôn và làm thay đổi nhiều bộ mặt làng quê. Hiện nay, nghề nuôi tôm tập trung chủ yếu ở các tỉnh ĐBSCL do đây là khu vực có điều kiện tự nhiên thuận lợi.Trong đó, Cà Mau là tỉnh có sản lượng tôm xuất khẩu lớn nhất cả nước với diện tích nuôi tôm 265.000 ha, chiếm trên 40% diện tích nuôi tôm của các tỉnh ven biển ĐBSCL. Không những thế, tôm nuôi của tỉnh Cà Mau chiếm 30% sản lượng trong nước, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của tỉnh cũng chiếm đến 50% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Với vị trí và tầm quan trọng đó, tỉnh Cà Mau đang quyết tâm triển khai các giải pháp đồng bộ trên lĩnh vực nuôi trồng, khai thác và chế biến, nhằm giữ vững vị thế là “mỏ tôm” của cả nước, đóng góp xứng đáng vào công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế.
    Là một huyện thuộc tỉnh Cà Mau. Trong những năm qua Huyện Đầm Dơi đã đạt được những thành tựu to lớn trong việc nuôi tôm góp phần tạo nên sự tăng trưởng chung cho tỉnh cà mau cũng như cả nước. Sau 2 lần chuyển đổi cơ cấu sản xuất từ trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản năm 1994 và 2000, tiềm năng và lợi thế của vùng đất ngập mặn ven biển Đầm Dơi được khơi dậy. Đến nay, nuôi tôm đã thật sự trở thành kinh tế mũi nhọn của huyện. Song song với sự phát triển đó, thì huyện cũng phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức do thiếu nguồn giống chất lượng, hạ tầng thủy lợi phục vụ cho vùng nuôi, thời tiết diễn biến phức tạp, giá thành sản xuất tăng, dịch bệnh cũng như trình độ kỹ thuật của người dân tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là thiếu nguồn vốn.
    Nguồn vốn phục vụ nông dân sản xuất là rất cần thiết để ổn định và phát triển kinh tế gia đình. Thế nhưng thời gian qua, việc tiếp cận nguồn vốn của nông dân còn nhiều bất cập và thiếu thông tin, đặc biệt là vốn cho nuôi tôm công nghiệp. Hiện nay, lĩnh vực nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam đang phát triển với tốc độ khá nhanh, diện tích nuôi tôm ngày càng được mở rộng điều này sẽ kéo theo nhu cầu về vốn càng được gia tăng. Song không phải lúc nào người dân cũng có sẳn nguồn vốn để đáp ứng cho nhu cầu đó. Mà nguồn vốn chủ yếu đáp ứng cho nông dân phát triển sản xuất hiện nay cũng như nhiều năm qua vẫn là từ NHNo&PTNT. Đây được xem là đơn vị chủ lực đồng hành cùng nông dân trong sản xuất. Trên cơ sở đó mà trong nhiều năm qua, NHNo&PTNT Huyện Đầm Dơi đã xác định đối tượng khách hàng chủ yếu của ngân hàng chính là những hộ nuôi tôm. Tuy nhiên, trên thực tế các khoản vay này thường nhỏ và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do đó, bức xúc hiện nay của Chi nhánh là làm thế nào để hoạt động cho vay hộ nuôi tôm có hiệu quả, hạn chế tối thiểu NQH nhưng vẫn hỗ trợ vốn cho đúng đối tượng, đúng kế hoạch, phương hướng phát triển mà huyện đề ra .từng bước giúp các hộ mở rộng sản xuất, có vốn đáp ứng cho mùa vụ, nhằm thực hiện tốt mục tiêu phát triển của huyện.
    Xuất phát từ thực tế nói trên nên em đã mạnh dạn chọn đề tài: “Phân tích hoạt động cho vay hộ nuôi tôm tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Đầm Dơi - tỉnh Cà Mau” làm đề tài tốt nghiệp
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...