Đồ Án Phân tích hiệu suất chuyển giao trong Wimax di động

Thảo luận trong 'Viễn Thông' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 12/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phân tích hiệu suất chuyển giao trong Wimax di động
    LỜI NÓI ĐẦU
    Ngày nay, thông tin di động đã trở thành một ngành công nghiệp viễn thông phát triển nhanh nhất và phục vụ những yêu cầu trao đổi thông tin hữu hiệu nhất. Để đáp ứng các nhu cầu về chất lượng và dịch vụ ngày càng nâng cao, mạng thông tin di động ngày càng được cải tiến, cụ thể là xu hướng chuyển đổi từ hệ thống thông tin di động thế hệ hai sang thế hệ ba.
    Mặc dù thông tin di động thế hệ hai (2G) đã sử dụng công nghệ số nhưng vì là hệ thống băng hẹp và xây dựng trên cơ chế chuyển mạch kênh nên không thể đáp ứng được các kiểu dịch vụ mới như truyền số liệu tốc độ bit thấp và cao, truy nhập Internet tốc độ cao, đa phương tiện, truyền video và các dịch vụ yêu cầu băng thông lớn khác, vậy nên sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của các hệ thống thông tin di động mới (UMTS, CDMA2000 và WIMAX) là một điều tất yếu.
    Với mục đích nâng cao sự hiểu biết của bản thân về các xu hướng phát triển trong ngành viễn thông nói chung và thông tin di động nói riêng em đã quyết định nghiên cứu đồ án “Phân tích hiệu suất chuyển giao trong Wimax di động” để có thể nắm bắt rõ hơn công nghệ Wimax di động. Đồ án đựoc chia làm ba chương với các nội dung như sau:
    Chương I: Tổng quan về Wimax di động
    Chương II: Tính di động của Wimax di động
    Chương III: Kết quả thực nghiệm
    Do tính chất mới của đề tài cùng những hiểu biết hạn chế của bản thân vì vậy đồ án tất nhiên không tránh khỏi những thiếu sót, em kính mong nhận được sự góp ý của các thầy cô và các bạn để phục vụ thêm cho công tác học tập của mình trong tương lai.
    Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với Ths. Phạm Thị Thúy Hiền - Khoa Viễn Thông I, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, đã tận tình hướng dẫn em trong quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành đồ án tốt nghiệp này.
    Em cũng xin chân thành cảm ơn sự ủng hộ và giúp đỡ về mọi mặt của các thầy các cô khoa Viễn Thông I- Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ em hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình.
    Cuối cùng con xin chân thành cảm ơn bố mẹ, cảm ơn các bạn trong lớp D2004VT1 và những người thân trong gia đình đã giúp đỡ và động viên trong suốt 5 năm học tập vừa qua.
    MỤC LỤC
    MỤC LỤC i
    DANH MỤC HÌNH VẼ iii
    DANH MỤC BẢNG BIỂU iv
    THUẬT NGỮ VIẾT TẮT v
    LỜI NÓI ĐẦU 1
    CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ WIMAX DI ĐỘNG 3
    1.1 Lớp vật lý Wimax di động (PHY) 3
    1.1.1 Cở bản về đa truy nhập phân chia theo tần số trực giao. 3
    1.1.2 Kênh con và cấu trúc ký hiệu OFDMA 7
    1.1.3 Cấu trúc khung ghép song công phân chia theo thời gian. 9
    1.1.4 Các đặc điểm nổi bật khác của lớp vật lý. 12
    1.2 Lớp điều khiển truy nhập môi trường Wimax Di động (MAC) 14
    1.2.1 Mặt phẳng dữ liệu/điều khiển. 15
    1.2.2 Chất lượng dịch vụ (QoS) cung cấp. 20
    1.2.3 Dịch vụ lập lịch MAC 21
    1.2.4 Băng thông cấp phép và yêu cầu kỹ thuật 23
    1.2.5 Quản lý di động. 24
    1.2.6 An ninh. 24
    1.3 Đặc điểm nổi bật khác của Wimax Di động. 27
    1.3.1 Các công nghệ anten thông minh. 27
    1.3.2 Tái sử dụng phân đoạn tần số. 29
    1.3.3 Dịch vụ quảng bá và đa đường. 31
    1.4 Sự thực thi 32
    1.5 Tóm tắt 33
    CHƯƠNG II: TÍNH DI ĐỘNG CỦA WIMAX DI ĐỘNG 34
    2.1 Kiến trúc mạng. 34
    2.1.1 Mạng dịch vụ truy nhập. 35
    2.1.2 Mạng dịch vụ kết nối 35
    2.1.3 Mô hình tham khảo mạng. 36
    2.1.4 Sự ảnh hưởng giữa các công nghệ khác nhau. 38
    2.2 Chuyển giao. 38
    2.2.1 Các loại chuyển giao. 40
    2.2.2 Xử lý chuyển giao. 44
    2.2.3 So sánh phương pháp chuyển giao. 52
    2.3 Sự quản lý công suất 52
    2.3.1 Chế độ chờ. 53
    2.3.2 Chế độ không tải 56
    2.4 Tóm tắt 60
    CHƯƠNG III: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM . 61
    3.1 Kịch bản. 62
    3.2 Các thành phần. 62
    3.2.1 Module-Neighbor Discovery. 62
    3.2.2 Module-Media Independent Handover (MIH). 63
    3.3 Các tham số. 64
    3.3.1 Các tham số bất biến. 64
    3.3.2 Các tham số được điều chỉnh. 64
    3.4 Vận tốc của MS. 66
    3.5 Tóm tắt 68
    KẾT LUẬN 69
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 71
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...