Thạc Sĩ Phân tích hiệu quả tài chính dự án đầu tư xây dựng trung tâm giao dịch thương mại quốc tế fosco

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mã số : 0111.trangquynh.net

    PHẦN I

    CƠ SỞ LÝ LUẬN

    CHƯƠNG I
    HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

    1.1.Hoạt động đầu tư:
    1.1.1.Khái niệm đầu tư:
    Đầu tư­ theo nghĩa rộng có nghĩa là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm đem lại cho nhà đầu tư­ các kết quả nhất định trong t­ương lai mà kết quả này thường phải lớn hơn các chi phí về các nguồn lực đã bỏ ra. Nguồn lực bỏ ra có thể là tiền, là tài ngyên thiên nhiên, là tài sản vật chất khác hoặc sức lao động. Sự biểu hiện bằng tiền tất cả các nguồn lực đã bỏ ra trên đây gọi là vốn đầu tư ­.
    Trong các kết quả đạt được có thể là tài sản vật chất, tài sản trí tuệ, nguồn nhân lực tăng thêm, .
    Những kết quả của đầu tư­ đem lại là sự tăng thêm tài sản tài chính (tiền vốn), tài sản vật chất (nhà máy, đ­ường xá, của cải vật chất khác), tài sản trí tuệ (trình độ văn hoá, chuyên môn, khoa học kỹ thuật, . của ng­ười dân). Các kết quả đạt được của đầu tư đem lại góp phần tăng thêm năng lực sản xuất của xã hội.
    Theo nghĩa hẹp, đầu tư chỉ bao gồm những hoạt động sử dụng các nguồn lực ở hiện tại nhằm đem lại cho nhà đầu tư ­ hoặc xã hội kết quả trong t­ương lai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng để đạt được kết quả đó.
    Như vậy, nếu xem xét trên góc độ đầu tư ­thì đầu tư là những hoạt động sử dụng các nguồn lực hiện có để làm tăng thêm các tài sản vật chất, nguồn nhân lực và trí tuệ để cải thiện mức sống của dân cư­ hoặc để duy trì khả năng hoạt động của các tài sản và nguồn lực sẵn có.
    1.1.2.Khái niệm hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản:
    Hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản là hoạt động đầu tư được tiến hành bằng cách xây dựng các tài sản cố định.
    Qúa trình đầu tư xây dựng cơ bản là toàn bộ hoạt động của chủ đầu tư từ khi bỏ vốn đến khi thu đựơc kết quả từ việc tạo ra và đưa vào hoạt động các tài sản cố định. Như vậy quá trình đầu tư xây dựng cơ bản chính là toàn bộ quá trình hoạt động để chuyển vốn đầu tư từ dạng tiền sang dạng tài sản phục vụ mục đích đầu tư, tạo ra các tài sản cố định có năng lực sản xuất hoặc phục vụ phù hợp với mục đích đầu tư.
    Khác với kết quả của đầu tư nói chung, lợi ích thu đựơc dưới các hình thức đầu tư khác nhau, kết quả của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản là các tài sản cố định được tạo ra dưới dạng vật chất.
    1.1.3. Đặc điểm của hoạt động đầu tư:


    Trước hết phải có vốn. Vốn có thể bằng tiền, bằng các loại tài sản khác như máy móc, thiết bị, nhà xưởng, công trình xây dựng khác, giá trị quyền sở hữu công nghiệp, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ, dịch vụ kỹ thuật, giá trị quyền sử dụng đất, mặt nước, mặt biển, các nguồn tài nguyên khác. Vốn đầu tư có thể là vốn Nhà nước, vốn tư nhân, vốn góp, vốn cổ phần, vốn vay dài hạn, trung hạn, ngắn hạn.
    Hoạt động đầu tư (kể từ khi bắt đầu khởi sự đến khi dự án mang lại hiệu quả) thường diễn ra trong một thời gian tương đối dài, trong nhiều năm, thường từ 2 năm trở lên, có thể lên đến 50 năm, nhưng tối đa cũng không quá 70 năm. Những hoạt động ngắn hạn, thường trong vòng 1 năm tài chính không được gọi là đầu tư. Thời hạn đầu tư được ghi rõ trong Quyết định đầu tư hoặc Giấy phép đầu tư, còn được gọi là đời sống của dự án.
    Lợi ích do dự án mang lại được biểu hiện trên hai mặt: lợi ích tài chính (biểu hiện qua lợi nhuận) và lợi ích kinh tế xã hội (biểu hiện qua các chỉ tiêu kinh tế xã hội). Lợi ích kinh tế xã hội thường được gọi tắt là lợi ích kinh tế. Lợi ích tài chính ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của chủ đầu tư, còn lợi ích kinh tế ảnh hưởng đến quyền lợi của cả cộng đồng.
    Dựa vào lợi ích tài chính, nhà đầu tư, kể cả trường hợp nhà đầu tư là Nhà nước, có thể ra được quyết định có đầu tư hay không. Dựa vào lợi ích kinh tế xã hội, Nhà nước sẽ ra được quyết định có cấp giấy phép đầu tư cho các nhà đầu tư không phải là Nhà nước hay không.
    1.1.4. Mục đích của việc đầu tư:
    Mục đích của đầu tư thể hiện mục đích của chủ đầu tư là thông qua hoạt động đầu tư để thu được một số lợi ích nào đó.
    Xét về mặt lợi ích thì mục đích của việc đầu tư được thể hiện trên các khía cạnh sau:


    Lợi ích kinh tế -tài chính.
    Lợi ích kinh tế - chính trị.
    Lợi ích trực tiếp, lợi ích gián tiếp, lợi ích trong ngành, lợi ích ngoài ngành.
    Lợi ích trước mắt, lợi ích lâu dài.
    Nếu chủ đầu tư là tư nhân hoặc tổ chức sản xuất kinh doanh thì mục đích của đầu tư là mang lại lợi ích kinh tế. Nếu chủ đầu tư là Nhà nước thì lợi ích kinh tế - xã hội chính là mục đích của việc đầu tư; đôi khi mục đích đầu tư lấy lợi ích xã hội là mục đích chính.
    1.1.5. Phân loại đầu tư:


    Căn cứ vào mục đích : đầu tư thành phi lợi nhuận và đầu tư kinh doanh
    Đầu tư phi lợi nhuận: Là việc sử dụng các nguồn lực để thực hiện các hoạt động không nhằm mục tiêu thu lợi nhuận.
    Đầu tư kinh doanh: Là hoạt động đầu tư sử dụng các nguồn lực để kinh doanh thu lợi nhuận.
    Căn cứ vào nguồn vốn đầu tư : đầu tư trong nước và đầu tư ngoài nước
    Đầu tư trong nước là việc nhà đầu tư trong nước bỏ vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư tại Việt Nam
    Đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư
    Căn cứ vào tính chất quản lý của nhà đầu tư đối với vốn đầu tư, có thể chia đầu tư thành: Đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp.
    Đầu tư trực tiếp: Là hoạt động đầu tư trong đó người bỏ vốn trực tiếp tham gia quản lý, điều hành, quá trình sử dụng các nguồn lực đầu tư.
    Trong hoạt động đầu tư trực tiếp không có sự tách bạch giữa quyền sở hữu và quyền quản lý của nhà đầu tư đối với vốn đầu tư .Hoạt động đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư


    Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư mà người chủ sở hữu vốn không trực tiếp quản lý điều hành sử dụng vốn của mình đầu tư (thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá trị khác, quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các chế định tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia và quản lý hoạt động đầu tư ).

    Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động:
    - Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật (điện, nước, GTVT, thông tin liên lạc ). Đầu tư cơ sở hạ tầng tạo tiền đề phát triển sản xuất kinh doanh (tạo ra sự ra đời các xí nghiệp mới, quy mô sản xuất được mở rộng).
    - Đầu tư phát triển sản xuất - kinh doanh (đầu tư thêm dây chuyền công nghệ để tăng cường năng lực sản xuất, đầu tư bổ sung trang thiết bị hiện đại .). Đầu tư cho sản xuất kinh doanh sẽ tạo năng lực mới, sản xuất phát triển có thêm tiềm lực kinh tế để giúp phát triển trở lại cho cơ sở hạ tầng.
    - Đầu tư phát triển các hoạt động lĩnh vực văn hóa -xã hội - môi trường (đầu tư các dự án trùng tu các di sản văn hóa, lịch sử ) Đầu tư vào văn hóa xã hội sẽ nâng cao học vấn, dân trí, phát triển khoa học kỹ thuật giúp phát triển trở lại cho sản xuất.
    - Đầu tư cải tạo mở rộng: nhằm tạo dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cao hơn trên cơ sở đầu tư cái đã có (như mở rộng thêm mặt bằng mua sắm bổ sung thêm máy móc thiết bị, cải tiến dây chuyền công nghệ Kết quả của đầu tư này là nhằm nâng cao thêm năng lực và hiệu quả sản xuất. Trường hợp này còn gọi là đầu tư chiều sâu.
    - Đầu tư xây dựng mới: được tiến hành với quy mô lớn, toàn diện. Trong đó việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới được quan tâm và sử dụng tối đa.
    So sánh 2 dạng đầu tư này: đầu tư xây dựng mới lớn hơn về quy mô, dài hơn về thời gian thực hiện; kỹ thuật công nghệ mới được sử dụng triệt để và vốn đầu tư thường rất lớn. Trong khi đó: đầu tư cải tạo mở rộng thường tận dụng các nền tảng kỹ thuật cũ hiện có và vốn đầu tư không lớn.


    Căn cứ vào thời hạn hoạt động:
    - Đầu tư ngắn hạn: là những đầu tư nhằm vào các yếu tố và mục tiêu trước mắt, thời gian hoạt động và phát huy tác dụng thường ngắn, trong khoảng từ 2 đến 5 năm.
    Trong đầu tư ngắn hạn, huy động kỹ thuật và vật chất không lớn. Tuy nhiên, đòi hỏi của đầu tư ngắn hạn phải đảm bảo các yếu tố để thu hồi vốn nhanh, phải hoàn thành công trình sớm và sớm đưa vào khai thác, thị trường sẵn sàng và sản phẩm được tiêu thụ nhanh nhạy.
    - Đầu tư trung hạn và dài hạn: là những đầu tư đòi hỏi nhiều về vốn đầu tư và lâu dài về thời gian phát huy tác dụng, thường trên 5-10-15-20 năm hoặc có khi còn lâu hơn.
    1.1.6.Mục tiêu đầu tư:
    Mục tiêu đầu tư thể hiện những mục đích lâu dài mà Chủ đầu tư cần đạt được.
    Mục tiêu đầu tư cần được xem xét theo hai giác độ: góc độ của Nhà nước và góc độ của doanh nghiệp
    1.1.6.1 Mục tiêu đầu tư của Nhà nước:
    - Đảm bảo cho phúc lợi công cộng dài hạn, như đầu tư cho các cơ sở nghiên cứu khoa học - công nghệ, các công trình thuộc cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế đất nước hoặc khu vực, đầu tư các công trình thuộc các lĩnh vực văn hóa, giáo dục và đào tạo, y tế, thể thao, nghệ thuật
    - Đảm bảo sự phát triển kỹ thuật, kinh tế chung dài hạn của đất nước: đầu tư cho các công trình nghiên cứu khoa học và công nghệ có tính chất chiến lược, các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật và kinh tế quan trọng, các công trình công nghiệp trọng điểm có tác dụng đòn bẩy đối với nền kinh tế quốc dân .
    - Đảm bảo yêu cầu về quốc phòng và an ninh cho Tổ quốc.
    - Đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên cho đất nước.
    - Đảm bảo vị trí kinh tế của đất nước trên trường quốc tế.
    - Đầu tư vào các lĩnh vực mà các doanh nghiệp Nhà nước riêng lẻ, các doanh nghiệp tư nhân không thể đầu tư do nhiều nguyên nhân khác nhau: vốn lớn, độ rủi ro, mạo hiểm cao mà mà các lĩnh vực này có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển kinh tế đất nước và đời sống của nhân dân.
    Nhìn chung, theo góc độ quốc gia, đầu tư từ ngân sách nhằm vào hai mục tiêu chính là:
    - Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước nhằm tăng thu nhập quốc dân
    - Cải thiện việc phân phối thu nhập quốc dân nhằm đạt được mục tiêu công bằng xã hội.
    1.1.6.2 Mục tiêu đầu tư của doanh nghiệp
    Mục tiêu đầu tư của doanh nghiệp phải xuất phát từ nhu cầu của thị trường, từ khả năng chủ quan và ý đồ chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, từ đường lối phát triển chung của đất nước và các cơ sở pháp luật.
    Các dự án đầu tư của doanh nghiệp nhằm vào mục tiêu chính sau đây:
    Ÿ Cực đại lợi nhuận hoặc cực tiểu chi phí.
    Ÿ Cực đại khối lượng hàng hóa sản xuất và bán ra trên thị trường của doanh nghiệp.
    Ÿ Cực đại giá trị tài sản của các cổ đông tham gia vào dự án đầu tư được tính theo giá thị trường.
    Ÿ Đạt được mức thỏa mãnn nào đó về hiệu quả tài chính của dự án.
    Ÿ Duy trì sự tồn tại của doanh nghiệp trong tình hình cạnh tranh hay phục hồi doanh nghiệp để doanh nghiệp thoát ra khỏi nguy cơ suy thoái.
    Ÿ Đầu tư để nâng cao chất lượng sản phẩm và uy tín phục vụ đối với khách hàng và khả năng cạnh tranh để mở rộng thị trường tiêu thụ, chiếm lĩnh thị trường nhiều hơn, nhất là trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.
    Ÿ Đầu tư chiều sâu đổi mới công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm hoặc mở rộng thị trường tiêu thụ, đón đầu nhu cầu mới sẽ xuất hiện trên thị trường, tăng thêm độc quyền doanh nghiệp.
    Ÿ Đầu tư để liên doanh với nước ngoài nhằm tranh thủ công nghệ mới và mở rộng thị trường xuất khẩu.
    Ÿ Đầu tư để cải thiện điều kiện lao động của doanh nghiệp, bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường theo yêu cầu của pháp luật.
    1.1.7.Các hình thức đầu tư:
    1.1.7.1. Đầu tư trong nước.
    Đối với đầu tư trong nước có các hình thức sau:


    Doanh nghiệp nhà nước
    Công ty trách nhiệm hữu hạn
    Công ty cổ phần
    Công ty liên doanh
    Hợp tác xã
    Doanh nghiệp tư nhân
    1.1.7.2. Đầu tư nước ngoài.
    Các hình thức đầu tư nước ngoài:


    Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh
    Doanh nghiệp liên doanh
    Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài
    Hợp đồng xây dựng – kinh doanh - chuyển giao (BOT)
    Hợp đồng xây dựng - chuyển giao – kinh doanh (BTO)
    Hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT)
    1.1.8. Hiệu quả đầu tư:
    Hiệu quả đầu tư là tất cả những lợi ích do việc thực hiện đầu tư đem lại như lợi ích kinh tế xã hội, lợi ích của Chủ đầu tư và lợi ích cho người sử dụng.
    Hiệu quả vốn đầu tư là kết quả của việc so sánh giữa kết quả đầu ra và chi phí đầu vào của quá trình đầu tư.
    Hiệu quả vốn đầu tư được thể hiện ở nhiều mặt: về mặt chính trị, về mặt kinh tế, về mặt môi trường, về mặt xã hội . Trong các mặt này cái có thể đo lường được bằng số lượng cụ thể, nhưng cũng có những mặt không thể đo lường được. Vì vậy khi nói đến hiệu quả của vốn đầu tư phải xét đến mọi yếu tố của nền kinh tế quốc dân, đánh giá toàn diện mọi mặt phát triển của xã hội.
    1.1.9.Vốn đầu tư:
    1.1.9.1.Khái niệm vốn đầu tư:
    Vốn đầu tư là toàn bộ vốn dự kiến chi phí cho quá trình đầu tư nhằm đạt được mục đích đầu tư để đưa dự án vào khai thác sử dụng theo yêu cầu của dự án.
    T­ương ứng với phạm vi đầu tư này có phạm trù tổng vốn đầu tư ­mà chúng ta gọi là Vốn đầu tư phát triển, có thời kỳ gọi là vốn đầu tư ­phát triển toàn xã hội.
    Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội là chỉ tiêu biểu hiện bằng tiền toàn bộ chi phí đ chi ra để tạo ra năng lực sản xuất (tăng thêm vốn cố định và vốn l­ưu động) và các khoản đầu tư ­ phát triển khác.
    Vốn đầu tư phát triển gồm: Vốn đầu tư cơ bản; vốn lưu động bổ sung và vốn đầu tư phát triển khác.
    1.1.9.2.Thành phần vốn đầu tư:
    Nội dung của 3 bộ phận cấu thành nên vốn đầu tư ­phát triển toàn xã hội:


    Vốn đầu tư ­cơ bản là số vốn đầu tư để tạo ra tài sản cố định. Nó bao gồm vốn đầu tư xây dựng cơ bản và chi phí cho sửa chữa lớn tài sản cố định.Vốn đầu tư ­xây dựng cơ bản là một thuật ngữ đã được sử dụng khá quen thuộc ở nước ta với nội dung bao hàm những chi phí bằng tiền để xây dựng mới, mở rộng, xây dựng lại hoặc khôi phục năng lực sản xuất của tài sản cố định trong nền kinh tế.
    Về thực chất vốn đầu tư xây dựng cơ bản chỉ bao gồm những chi phí làm tăng thêm giá trị tài sản cố định. Nh­ư vậy, vốn đầu tư ­ xây dựng cơ bản gồm 2 bộ phận hợp thành: vốn đầu tư ­ để mua sắm hoặc xây dựng mới tài sản cố định mà ta quen gọi là vốn đầu tư ­ xây dựng cơ bản và chi phí cho sửa chữa lớn tài sản cố định.
    Về nội dung chỉ tiêu: vốn đầu tư ­ xây dựng cơ bản và chi phí cho sửa chữa lớn tài sản cố định bao gồm:
    - Chi phí cho việc thăm dò, khảo sát và quy hoạch xây dựng chuẩn bị cho việc đầu tư; ­
    - Chi phí thiết kế công trình;
    - Chi phí xây dựng;
    - Chi phí mua sắm, lắp đặt máy móc, thiết bị và những chi phí khác thuộc nguồn vốn đầu tư ­ xây dựng cơ bản;
    - Chi phí cho việc sửa chữa lớn nhà cửa, vật kiến trúc và máy móc thiết bị, sửa chữa lớn các tài sản cố định khác.
    Vốn đầu tư ­ xây dựng cơ bản là một bộ phận của vốn đầu tư ­ cơ bản được sử dụng để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật như­ đã nêu trên.


    Vốn lưu động bổ sung bao gồm những khoản đầu tư ­làm tăng thêm tài sản lưu động trong kỳ nghiên cứu của toàn xã hội. Đây là một nội dung phức tạp rất khó khăn trong việc thu thập thông tin. Bởi lẽ, đối với khu vực kinh tế tư­ nhân người ta thường không ghi chép những khoản đầu tư bổ sung cho vốn lư­u động. Vì thế việc đánh giá mức độ đầu tư phát triển hàng năm của từng địa ph­ương và toàn quốc gặp rất nhiều khó khăn và tất nhiên không thể tránh khỏi sai sót. Ngành Thống kê đã tiến hành điều tra mẫu để suy rộng cho từng thành phần kinh tế. Song việc thu thập thông tin rất phức tạp, độ chính xác còn hạn chế, nhất là khu vực kinh tế t­ư nhân mà đặc biệt là kinh tế hộ gia đình.
    Vốn đầu tư ­phát triển khác bao gồm tất cả các khoản đầu tư ­của xã hội nhằm tăng năng lực phát triển của xã hội. Sự phát triển của xã hội ngoài yếu tố làm tăng tài sản cố định, tài sản lưu động cần phải làm tăng nguồn lực khác như­: nâng cao dân trí; hoàn thiện môi trường xã hội; cải thiện môi trường sinh thái; hỗ trợ cho các ch­ương trình phòng chống tệ nạn xã hội và các chương trình phát triển khác. Như­ vậy, nội dung của "vốn đầu tư ­phát triển khác" rất phong phú. Nó bao gồm tất cả các khoản đầu tư ­ tăng thêm cho:
    - Chi phí cho công việc thăm dò; khảo sát, thiết kế quy hoạch ngành, quy hoạch vùng, lãnh thổ;
    - Chi phí cho việc triển khai thực hiện các ch­ương trình, mục tiêu quốc gia nhằm nâng cao sức khoẻ cộng đồng nh­ư: ch­ương trình tiêm chủng mở rộng; ch­ương trình nước sạch nông thôn; ch­ương trình phòng chống và thanh toán bệnh phong, bệnh lao; ch­ương trình sử dụng muối iốt, .;
    - Chi phí cho việc thực hiện ch­ương trình bảo vệ môi trường: ch­ương trình phủ xanh đất trống đồi núi trọc; ch­ương trình trồng 5 triệu ha rừng; chương trình bảo vệ rừng đầu nguồn; chương trình bảo vệ động thực vật quý hiếm, Chi phí cho việc thực hiện các ch­ương trình phòng chống tệ nạn xã hội.
    - Chi phí cho việc thực hiện các chương trình phổ cập giáo dục;
    - Chi phí cho việc thực hiện các chương trình nghiên cứu, triển khai, đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực;
    - Chi phí cho việc thực hiện các chương trình liên quan đến kế hoạch hoá gia đình;
    - Chi phí cho việc thực hiện các chương trình xóa đói giảm nghèo; chương trình 135, .
    1.1.9.3.Các nguồn huy động vốn đầu tư:
     Vốn trong nước
    Ÿ Định nghĩa: Vốn trong nước là vốn hình thành từ nguồn tích lũy nội bộ của nền kinh tế quốc dân.
    Ÿ Ý nghĩa: Nguồn vốn đầu tư trong nước có ý nghĩa quyết định trong công cuộc phát triển quốc gia.
    Ÿ Các thành phần vốn trong nước
    a/ Vốn ngân sách Nhà nước
    b/ Vốn tín dụng do Nhà nước bảo lnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.
    c/ Vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà nước
    d/ Các nguồn vốn khác
    ‚ Vốn ngoài nước
    Ÿ Định nghĩa Vốn ngoài nước là vốn hình thành không bằng nguồn tích lũy nội bộ của nền kinh tế quốc dân.
    Ÿ Ý nghĩa
    - Nguồn vốn nước ngoài là rất quan trọng trong công cuộc xây dựng đất nước của một quốc gia đang phát triển, có nền kinh tế mở.
    - Dù dưới hình thức nào, việc sử dụng vốn nước ngoài đều đòi hỏi chi phí vốn trong nước kèm theo, do đó việc sử dụng có hiệu quản vốn nước ngoài là một đòi hỏi cấp thiết.
    - Trong đầu tư trực tiếp của nước ngoài, vốn của bên Việt Nam cần được huy động một cách tối đa, nhằm tạo ra cơ cấu vốn trong và ngoài nước một cách hợp lý nhất.
    - Việc sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) phải có hiệu quả rõ ràng, cần được quản trị chặt chẽ.
    Ÿ Các thành phần vốn ngoài nước
    a/ Vốn thuộc các khoản vay nước ngoài của Chính phủ và các nguồn viện trợ quốc tế dành cho đầu tư phát triển (kể cả vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA)
    b/ Vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài FDI (Foreign Direct Investment)
    c/ Vốn đầu tư của cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế và cơ quan nước ngoài khác đầu tư xây dựng trên đất Việt Nam
    d/ Vốn vay nước ngoài do nhà Nhà nước bảo lnh đối với doanh nghiệp Nhà nước
    1.2.Dự án đầu tư xây dựng công trình:
    1.2.1.Khái niệm dự án đầu tư xây dựng công trình:
    Dự án đầu tư xây dựng công trình là một tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định.
    Nội dung của Dự án đầu tư phải được tính toán, phân tích một cách chi tiết số liệu về các phương diện pháp lý, thị trường, kỹ thuật, môi trường, quản trị, tài chính và lợi ích kinh tế – xã hội; và nó được dựa trên cơ sở những số liệu điều tra cơ bản, các bản đồ và các bản vẽ kỹ thuật có liên quan trực tiếp đến việc đầu tư.
    Để một dự án đầu tư có sức thuyết phục, khách quan, có tính khả thi cao đòi hỏi phải đảm bảo các yêu cầu về :


    Tính pháp lý : Dự án không vi phạm an ninh, quốc phòng, môi trường, thuần phong mỹ tục cũng như luật pháp của Nhà nước Việt Nam. Đồng thời Dự án cũng cầm phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của vùng Dự án.
    Tính khoa học : Dự án cần phải hoàn toàn khách quan.
    Tính khả thi : Dự án phải phù hợp với điều kiện thực tế.
    Tính hiệu quả : thông qua các chỉ tiêu về kinh tế, chỉ tiêu thể hiện tính khả thi về mặt tài chính và các chỉ tiêu nói lên tính hiệu quả Kinh Tế – Xã Hội mà Dự án đem lại.
     
Đang tải...