Luận Văn Phân tích hiệu quả tài chính dự án đầu tư xây dựng khu liên hợp thương mại - nhà ở cao tầng 213 Hòa

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thu Lan, 28/11/11.

  1. Thu Lan

    Thu Lan New Member

    Bài viết:
    295
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG I
    NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
    1.1 ĐẦU TƯ
    1.1.1 Khái niệm
    - Đầu tư là hoạt động sử dụng tiền vốn, lao động, nguyên liệu, đất đai, nói chung là sử dụng tài nguyên cho mục đích sản xuất - kinh doanh, mở rộng cơ sở vật chất kỹ thuật, phát triển kinh tế nói chung của một ngành, một lĩnh vực, một địa phương, nhằm thu về sản phẩm, lợi nhuận và các lợi ích kinh tế xã hội khác.
    Hay nói cách khác: đầu tư là hoạt động sử dụng tài nguyên cho mục đích sản xuất -kinh doanh hoặc sinh lợi.
    1.1.2 Đặc điểm
    Hoạt động đầu tư có những đặc điểm chính sau:
    - Trước hết phải có vốn. Vốn có thể bằng tiền, bằng các loại tài sản khác như máy móc, thiết bị, nhà xưởng, công trình xây dựng khác, giá trị quyền sở hữu công nghiệp, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ, dịch vụ kỹ thuật, giá trị quyền sử dụng đất, mặt nước, mặt biển, các nguồn tài nguyên khác. Vốn đầu tư có thể là vốn Nhà nước, vốn tư nhân, vốn góp, vốn cổ phần, vốn vay dài hạn, trung hạn, ngắn hạn.
    - Hoạt động đầu tư (kể từ khi bắt đầu khởi sự đến khi dự án mang lại hiệu quả) thường diễn ra trong một thời gian tương đối dài, trong nhiều năm, thường từ 2 năm trở lên, có thể lên đến 50 năm, nhưng tối đa cũng không quá 70 năm. Những hoạt động ngắn hạn, thường trong vòng 1 năm tài chính không được gọi là đầu tư. Thời hạn đầu tư được ghi rõ trong Quyết định đầu tư hoặc Giấy phép đầu tư, còn được gọi là đời sống của dự án.
    - Lợi ích do dự án mang lại được biểu hiện trên hai mặt: lợi ích tài chính (biểu hiện qua lợi nhuận) và lợi ích kinh tế xã hội (biểu hiện qua các chỉ tiêu kinh tế xã hội). Lợi ích kinh tế xã hội thường được gọi tắt là lợi ích kinh tế. Lợi ích tài chính ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của chủ đầu tư, còn lợi ích kinh tế ảnh hưởng đến quyền lợi của cả cộng đồng.
    Dựa vào lợi ích tài chính, nhà đầu tư, kể cả trường hợp nhà đầu tư là Nhà nước, có thể ra được quyết định có đầu tư hay không. Dựa vào lợi ích kinh tế xã hội, Nhà nước sẽ ra được quyết định có cấp giấy phép đầu tư cho các nhà đầu tư không phải là Nhà nước hay không.
    1.1.3 Phân loại đầu tư
    Hoạt động đầu tư có thể được phân loại một cách tương đối: theo lĩnh vực hoạt động, theo mức độ đầu tư, theo thời gian hoạt động và theo tính chất quản lý.
    1.1.3.1 Theo lĩnh vực hoạt động: 3 nhóm
    - Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật (điện, nước, GTVT, thông tin liên lạc ). Đầu tư cơ sở hạ tầng tạo tiền đề phát triển sản xuất kinh doanh (tạo ra sự ra đời các xí nghiệp mới, quy mô sản xuất được mở rộng)
    - Đầu tư phát triển sản xuất - kinh doanh (đầu tư thêm dây chuyền công nghệ để tăng cường năng lực sản xuất, đầu tư bổ sung trang thiết bị hiện đại .). Đầu tư cho sản xuất kinh doanh sẽ tạo năng lực mới, sản xuất phát triển có thêm tiềm lực kinh tế để giúp phát triển trở lại cho cơ sở hạ tầng.
    - Đầu tư phát triển các hoạt động lĩnh vực văn hóa - xã hội - môi trường (đầu tư các dự án trùng tu các di sản văn hóa, lịch sử ) Đầu tư vào văn hóa xã hội sẽ nâng cao học vấn, dân trí, phát triển khoa học kỹ thuật giúp phát triển trở lại cho sản xuất.
    1.1.3.2 Theo mức độ đầu tư
    - Đầu tư cải tạo mở rộng: nhằm tạo dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cao hơn trên cơ sở đầu tư cũ đã có (như mở rộng thêm mặt bằng mua sắm bổ sung thêm máy móc thiết bị, cải tiến dây chuyền công nghệ Kết quả của đầu tư này là nhằm nâng cao thêm năng lực và hiệu quả sản xuất. Trường hợp này còn gọi là đầu tư chiều sâu.
    - Đầu tư xây dựng mới: được tiến hành với quy mô lớn, toàn diện. Trong đó việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới được quan tâm và sử dụng tối đa.
    So sánh 2 dạng đầu tư này: đầu tư xây dựng mới lớn hơn về quy mô, dài hơn về thời gian thực hiện; kỹ thuật công nghệ mới được sử dụng triệt để và vốn đầu tư thường rất lớn. Trong khi đó: đầu tư cải tạo mở rộng thường tận dụng các nền tảng kỹ thuật cũ hiện có và vốn đầu tư không lớn.


    PHẦN BA
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

    1. NHẬN XÉT, KIẾN NGHỊ
    Từ quá trình tìm hiểu và phân tích hiệu quả tài chính dự án đầu tư xây dựng khu liên hợp thương mại - nhà ở cao tầng 213 Hòa Bình, phường Hòa Thạnh, quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh em có một vài nhận xét và kiến nghị về dự án:
    Ÿ Đây là một dự án khả thi về mặt tài chính, mang lại lợi nhuận khá lớn cho nhà đầu tư. Ngoài ra nó còn mang lại một số lợi ích kinh tế - xã hội nhất định: góp phần đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa của quận Tân Phú nói riêng và thành phố Hồ Chí Minh nói chung, chuyển đổi cơ cấu và mục đích sử dụng sang chiều hướng tích cực hơn, tạo việc làm cho người lao động, đóng Thuế cho Nhà nước Dự án được thực hiện sẽ góp phần nâng cao đời sống nhân dân với cơ sở hạ tầng đầy đủ, giải quyết nhu cầu nhà ở cho người dân, tạo bộ mặt văn minh, hiện đại cho thành phố.
    Ÿ Tuy nhiên khi dự án thực hiện và đi vào khai thác sử dụng sẽ để lại nhiều vấn đề về môi trường tiềm tàng:
    - Khả năng gây ô nhiễm môi trường không khí, đất, nước mặt và nước ngầm trong giai đoạn san lấp mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng.
    - Khả năng gây ô nhiễm môi trường do hoạt động của con người trong khu dân cư.
    - Khả năng gây ô nhiễm do rác thải y tế.
    Do đó Chủ đầu tư cũng như Ban quản lý dự án Khu liên hợp thương mại - nhà ở cao tầng 213 Hòa Bình cần:
    - Thực hiện việc tái định cư và bồi thường cho các gia đình nằm trong vùng dự án.
    - Thực hiện các biện pháp quản lý và khống chế ô nhiễm trong giai đoạn san lấp và xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng.
    - Thực hiện các biện pháp quản lý và khống chế ô nhiễm cho khu dân cư.
    Ÿ Trong việc phân tích tài chính dự án việc nghiên cứu khảo sát thị trường, tìm hiểu giá cho đúng và sát với thực tế để không ảnh hưởng đến việc dự đoán và tính toán doanh thu của dự án là rất cần thiết và quan trọng. Vì vậy cần thiết phải có những nghiên cứu cụ thể, chi tiết, cập nhật thông tin chuẩn xác và thường xuyên, hạn chế sai lệch hoặc đánh giá không đúng trước sự phát triển của thị trường.
    2. KẾT LUẬN
    Qua tìm hiểu, phân tích và đánh giá hiệu quả tài chính của dự án em thấy rằng việc triển khai xây dựng dự án khu liên hợp - thương mại nhà ở cao tầng 213 Hòa Bình là rất cần thiết và mang lại nguồn lợi nhuận khá lớn cho nhà đầu tư. Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đông dân nhất cả nước, mỗi năm lại có thêm rất nhiều người dân từ mọi nơi đổ về đây sinh sống và lập nghiệp. Nhu cầu về nhà ở và văn phòng làm việc của thành phố còn đang thiếu. Mặt khác dự án được xây dựng sẽ tạo đà phát triển thêm cho quận Tân Phú, một trong những quận còn mới phát triển ở thành phố hồ Chí Minh.
    Dự án có một số tác động làm ảnh hưởng đến môi trường, nhưng đây là những tác động khó có thể tránh khỏi khi tiến hành xây dựng và khai thác dự án. Những tác động này cũng có thể khắc phục và giảm thiểu tác hại để ảnh hưởng của chúng tới môi trường là nhỏ nhất.
    Qua quá trình tìm hiểu đề tài luận văn em có thể đúc kết được thêm một số kiến thức chuyên môn mà mình đã được học. Dự án đầu tư là một lĩnh vực mà em cảm thấy rất yêu thích và muốn được gắn bó sau khi dời giảng đường đại học bước vào nghề.
    Tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu còn hạn chế, với những hiểu biết hết sức nhỏ bé của mình, bài luận văn của em còn nhiều sai sót và một số vấn đề còn chưa được tìm hiểu kỹ càng và sâu hơn. Em kính mong các thầy cô giúp đỡ, chỉ bảo để em được tiến bộ, mở rộng khả năng hiểu biết của bản thân, vững tin hơn trên bước đường tương lai.
    Cuối cùng một lần nữa em xin được được thể hiện tấm lòng biết ơn sâu sắc và chân thành nhất tới tất cả các thầy cô trong Khoa kinh tế của trường Đại học Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh. Kính chúc các thầy cô luôn có sức khỏe và trẻ mãi để tiếp tục là người dìu dắt đưa chúng em vào đời, vào nghề.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...