Luận Văn Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phú Tân

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    GIỚI THIỆU​



    1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

    1.1.1. Sự cần thiết của đề tài


    Hiện nay đất nước chúng ta đang có những bước chuyển biến mạnh mẽ. Tổ chức thành công hội nghị APEC, gia nhập WTO là minh chứng hùng hồn cho sự vươn lên của con người và đất nước Việt Nam. Đất nước ta đang tiến đến một vị thế mới, hòa cùng nhịp độ phát triển của các nước bạn. Tất nhiên, khi Việt Nam tham gia vào thương trường thế giới bên cạnh những thuận lợi sẽ gặp nhiều khó khăn và thách thức. Là một huyện của tỉnh An Giang, Phú Tân đã và đang náo nức bước vào giai đoạn phát triển mới của nền kinh tế hội nhập.

    Góp phần to lớn trong việc điều tiết nền kinh tế, đồng thời là cầu nối giúp cho nền kinh tế vận hành liên tục, không gián đoạn đó chính là nhờ vào hoạt động của các tổ chức tín dụng trung gian, hay nói cách khác đó là sự góp mặt của các ngân hàng. Các ngân hàng thương mại hoạt động rộng khắp trên tất cả các tỉnh - thành phố trong cả nước. Hoạt động của các ngân hàng này hướng vào mục tiêu lợi nhuận và hoạt động theo sự chỉ đạo của ngân hàng Nhà nước. Hiện nay hệ thống ngân hàng thương mại rất đa dạng, phong phú với nhiều loại hình khác nhau như: ngân hàng thương mại Nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, ngân hàng nước ngoài Sự xuất hiện của nhiều ngân hàng thương mại và luật đầu tư nước ngoài thông thoáng đã góp phần thúc đẩy sự gia tăng và phát triển của các ngân hàng thương mại. Trong thời kỳ nền kinh tế đang phát triển và hội nhập, các ngân hàng thương mại càng cố gắng phát huy thế cạnh tranh bằng nhiều hình thức dịch vụ với nhiều sản phẩm mới đa dạng phong phú để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Điều kiện tiên quyết ở mỗi ngân hàng là làm sao để sử dụng nguồn vốn ngân hàng một cách hiệu quả và thiết thực nhất.

    Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Phú Tân cũng đứng trước bối cảnh nền kinh tế đổi mới với nhiều thử thách. Tuy chỉ là ngân hàng huyện nhưng không thể phủ nhận vai trò to lớn của ngân hàng trong sự phát triển nền kinh tế tỉnh nhà. Ngân hàng chứa đầy tiềm năng và hứa hẹn cho sự phồn thịnh và phát triển về kinh tế. Để cạnh tranh và tồn tại thì nguồn vốn ngân hàng thực sự có vai trò quan trọng. Nhưng điều đáng quan tâm nhất là việc quản lý nguồn vốn, sử dụng vốn như thế nào để đạt hiệu quả tối đa.

    Hơn bao giờ hết việc sử dụng vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phú Tân chiếm một vai trò quan trọng thiết thực đến họat động của chính ngân hàng. Trong những năm qua, hoạt động tín dụng của NHNo & PTNT huyện Phú Tân đã mang lại hiệu quả thiết thực vào sự phát triển kinh tế của đại phương. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn tồn tại nhiều nhiều hạn chế cần tiếp tục nghiên cứu để góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động tín dụng. Đây chính là nguyên nhân tôi chọn đề tài:“Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phú Tân” để làm luận văn tốt nghiệp.

    1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn

    1.1.2.1. Căn cứ khoa học

    Căn cứ khoa học khi nghiên cứu đề tài này chính là mục tiêu phát triển, hoạt động sử dụng vốn nói riêng và hoạt động kinh doanh nói chung của NHNo & PTNT huyện Phú Tân.

    1.1.2.2. Căn cứ thực tiễn

    Hiệu quả kinh doanh của NHNo & PTNT chi nhánh huyện Phú Tân có ảnh hưởng đến toàn hệ thống. Hiệu quả kinh doanh của ngân hàng là cơ sở để ra quyết định cho kỳ kinh doanh tiếp theo, là công cụ quản lý ngân hàng. Thêm vào đó, hiệu quả họat động kinh doanh phản ánh phản ánh sự tương xứng giữa mục tiêu và tình hình thực hiện kinh doanh, là thước đo sự phát triển của chi nhánh và toàn hệ thống ngân hàng.

    Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phú Tân hoạt động theo định huớng phát triển kinh tế của huyện. Ngân hàng đã có những đóng góp to lớn, thiết thực vào sự phát triển kinh tế của địa phương. Chính vì vậy tôi đã nghiên cứu hiệu quả hoạt động tín dụng của NHNo & PTNT huyện Phú Tân trong ba năm qua ( 2004 – 2006).



    1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU


    1.2.1. Mục tiêu chung

    Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phú Tân đã và đang nỗ lực phấn đấu để hoạt động kinh doanh ngày càng phát triển. Tuy nhiên bên cạnh những thành quả đạt được vẫn tồn tại nhiều nhiều hạn chế cần tiếp tục nghiên cứu để góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động tín dụng. Vì vậy, mục tiêu chung khi nghiên cứu đề tài này là thấy được hiệu quả sử dụng vốn của NHNo & PTNT huyện Phú Tân và khả năng cạnh tranh của ngân hàng trong môi trường kinh tế hiện nay.

    1.2.2. Mục tiêu cụ thể

    Từ mục tiêu chung khi nghiên cứu đề tài, tôi đã đi đến cụ thể từng mục tiêu như sau:

     Phân tích sơ lược tình hình nguồn vốn và tài sản của ngân hàng: Như chúng ta dã biết tài sản và nguồn vốn là hai yếu tố rất quan trọng phản ánh quy mô hoạt động của một ngân hàng. Sự cân đối tài sản và nguồn vốn là một nhân tố thiết yếu. Sự cân đối này không mang tính chất tuyệt đối mà nó là một sự tương đối. Với một cơ cấu tài sản như thế nào xem là thích hợp? Và việc sử dụng tài sản như thế nào để mang lại một nguồn lợi nhuận thích đáng nhưng vẫn an toàn? Tất cả đòi hỏi nhà quản trị phải có một cách nhìn thật toàn diện dựa trên sự tương xứng tài sản và nguồn vốn để hoạt động của ngân hàng hiệu quả, an toàn và năng động.

     Phân tích hiệu quả sử dụng vốn: tín dụng là hoạt động chủ yếu của bất kỳ NHTM nào. Trong chiến lược phát triển của NNNo & PTNT huyện Phú Tân thì hai mục tiêu chính là huy động vốn và chất lượng tín dụng. “Chất lượng tín dụng quyết định cho sự tồn tại và phát triển bền vững của một ngân hàng”. Hiệu quả hoạt động tín dụng là kết quả của một quá trình hoạt động, là kết tinh của sự năng nỗ, hiểu biết của nhân viên tín dụng cùng với khả năng dự đoán của nhà quản trị. Thêm vào đó, huyện Phú Tân chủ yếu là kinh tế nông nghiệp. Vì vậy sự phát triển của nền kinh tế nông nghiệp rất được Nhà nước quan tâm. Vai trò chính của hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam nói chung và của NHNo & PTNT huyện Phú Tân nói riêng là tạo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ nông dân với lãi suất ưu đãi. Ngân hàng cần thấy được ưu thế của mình trong quá trình phát triển và hội nhập để vận dụng phát huy một cách tối đa. Phát triển đúng định hướng và mang lại nguồn lợi nhuận to lớn cho ngân hàng là điều mà toàn thể NHNo & PTNT Phú Tân đã và đang thực hiện. Bên cạnh những điểm mạnh là những điểm yếu mà ngân hàng cần phải phát hiện và khắc phục để thật sự vững vàng trước những đối thủ cạnh tranh.

     Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của ngân hàng và những cơ hội, đe dọa từ môi trường kinh doanh.

     Đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng: Từ thực tế bản thân của ngân hàng, cũng như những yếu tố của môi trường cạnh tranh đòi hỏi ngân hàng cần nâng cao chất lượng tín dụng để mang lại lợi nhuận. “Agribank mang phồn vinh đến mọi nhà” đó là mục tiêu của NHNo & PTNT Việt Nam nói chung và NHNo & PTNT Phú Tân nói riêng. Để đạt được điều đó đòi hỏi phải có một quá trình nỗ lực phấn đấu không ngừng của ngân hàng. Trước sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ, để tồn tại và phát triển bền vững ngân hàng cần có những phương hướng, chiến lược kinh doanh phù hợp và hiệu quả. Làm thế nào để Agribank đồng hành cùng sự ấm no mọi nhà, làm thế nào để Agribank hội nhập và phát triển. Đó là những trăn trở, thổn thức và nó cần cả một nghệ thuật kinh doanh quản lý của các nhà quản trị để đạt được điều đó.

    1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

    1.3.1. Không gian nghiên cứu


    Khi tiến hành nghiên cứu đề tài này, các thông tin chủ yếu thu thập từ phòng Tín dụng của NHNo & PTNT huyện Phú Tân. Bên cạnh đó các thông tin từ môi trường kinh tế của địa phương chủ yếu là qua sách báo và các văn bản. Đây là giới hạn về không gian nghiên cứu của bài viết.

    1.3.2. Thời gian nghiên cứu

    Các thông tin sử dụng trong bài viết là những số liệu phản ánh quá trình hoạt động của NHNo & PTNT huyện Phú Tân qua ba năm (2004 – 2006). Tuy nhiên nguồn số liệu chưa thật đầy đủ nên những kết luận về vấn đề nghiên cứu sẽ có nhiều hạn chế.




    1.3.3. Đối tượng nghiên cứu

    Với đề tài này tôi chỉ đi sâu vào nghiên cứu hiệu quả sử dụng vốn tại NHNo & PTNT huyện Phú Tân qua ba năm (2004 – 2006) qua một số chỉ tiêu chủ yếu. Đồng thời đánh giá sự tác động của môi trường kinh doanh đến hoạt động của NHNo & PTNT huyện Phú Tân qua ba năm (2004- 2006).

    1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

    Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã có sự tham khảo một vài đề tài tốt nghiệp. Tôi đã tiếp thu được những giá trị thiết thực từ những đề tài này, góp phần cho đề tài tôi thực hiện được hoàn thiện hơn.

     Đề tài tốt nghiệp “Nâng cao vai trò tín dụng NHNo & PTNT huyện Phú Tân nhằm góp phần hạn chế cho vay nặng lãi nông thôn” của Huỳnh Đức Pháp: Bài viết nghiên cứu và làm rõ thực trạng của tín dụng chính thức và tín dụng không chính thức ở huyện. Với đề tài này tôi đã có thêm những thông tin về hoạt động tín dụng của ngân hàng (2003-2005) cũng như sự tồn tại và phát triển của hoạt động cho vay nặng lãi tại địa phương. Trên cơ sở đó tôi sẽ có cái nhìn chính xác hơn về hoạt động tín dụng của ngân hàng và vai trò thiết thực của ngân hàng trong việc hạn chế tình hình cho vay nặng lãi tại địa phương. Đây thật sự là một nguồn thông tin bổ ích mà tôi đã tiếp thu.

     Đề tài tốt nghiệp: “Phân tích tình hình cung ứng vốn hộ sản xuất tại NHNo & PTNT huyện Phú Tân” của Thái Thị Thu Cúc: Phú Tân – một huyện thuần nông vì vậy vốn tín dụng thực sự là đòn bẩy khai thác các tiềm năng kinh tế góp phần xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển và tạo điều kiện hình thành thị trường hàng hóa ở nông thôn. NHNN Việt Nam đã ban hành các cơ chế, nhiệm vụ tương đối hoàn chỉnh triển khai đến các tỉnh, huyện, thị xã nhằm mục đích là chuyển hướng đầu tư nông thôn và cho vay trực tiếp đến hộ sản xuất nông nghiệp. Từ đề tài này tôi nắm bắt được thực trạng huy động vốn và cho vay (2002-2004) của ngân hàng trước những biến động về sản xuất, kinh doanh của các hộ sản xuất.

     Các văn bản, tài liệu của ngân hàng như: sổ tay tín dụng, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua ba năm 2004, 2005 và 2006.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...