Báo Cáo Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh ở công ty dệt vải công nghiệp Hà Nội và Giải pháp hoàn thiện

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu
    ​ Trong cơ chế thị trường hiện nay, khi mà sức cạnh tranh về hàng hoá giữa các doanh nghiệp diễn ra ngày càng mạnh mẽ, mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được thì đều phải vận động bằng nội lực của chính mình thì mới có thể đứng vững được ở trên thương trường cạnh tranh đầy khốc liệt.
    Công ty dệt vải công nghiệp Hà Nội cũng không nằm ngoài qui luật này, là một trong những thành viên của Tổng công ty dệt may Việt Nam, Công ty đã trải qua rất nhiều khó khăn để có thể tồn tại và phát triển. Để đạt được thành quả như ngày hôm nay, một trong những yếu tố quan trọng là Công ty luôn chú trọng đến công tác nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
    Xuất phát từ nhận thức về tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp , đồng thời được sự đồng ý và giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn và các cô chú trong Công ty dệt vải công nghiệp Hà Nội em chọn đề tài “Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh ở Công ty dệt vải công nghiệp Hà Nội và giải pháp hoàn thiện”
    Ngoài lời mở đầu và phần kết luận đồ án tốt nghiệp của em bao gồm 3 phần:
    v Phần 1: Cơ sở lý thuyết về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
    v Phần 2: Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở Công ty dệt vải công nghiệp Hà Nội
    v Phần 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở Công ty dệt vải công nghiệp Hà Nội
    Do trình độ, kiến thức và tài liệu có hạn nên đồ án tốt nghiệp của em không thể tránh dược những thiếu sót, em rất mong được sự chỉ bảo và giúp đỡ của các thầy cô và các cô chú trong công ty.
    Em xin trân thành cảm ơn !



    Phần 1
    CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
    SẢN XUẤT KINH DOANH
    1.1.Luận chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh:
    1.1.1.Khái niệm:

    v Hiệu quả kinh doanh: là phạm trù khoa học quản lý kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sản xuất (lao động, máy móc, thiết bị, nguyên liệu, tiền vốn) trong hoạt động kinh doanh.
    Hiệu quả của sản xuất kinh doanh phản ánh trình độ xã hội, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Trong nền kinh tế có hiệu quả thấp thì không thể đòi hỏi trình độ sản xuất và trình độ xã hội cao được. Vì vậy có thể nói sự phát triển của xã hội loài người từ thấp đến cao là lịch sử của quá trình nâng cao hiệu quả của lao động xã hội.
    v Kết quả kinh doanh: là phạm trù phản ánh những cái thu được sau một quá trình kinh doanh hay một thời gian kinh doanh nào đó.

    1.1.2.Bản chất và ý nghĩa:
    Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực, phản ánh chất lượng của quá trình kinh doanh phức tạp và khó tính toán bởi các phạm trù kết quả và hao phí nguồn lực gắn với một thời kỳ cụ thể nào đó đều khó xác định một cách chính xác. Theo nghĩa tổng quát hiệu quả kinh tế là phạm trù phản ánh trình độ năng lực quản lý, bảo đảm thực hiện có kết quả cao những nhiệm vụ kinh tế xã hội đặt ra với chi phí nhỏ nhất. Nó thể hiện mục tiêu của phát triển kinh tế của các đơn vị sản xuất kinh doanh, tức là đảm bảo thoả mãn tốt hơn nhu cầu của thị trường ngày càng cao.
    Việc xác định và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh có quan hệ chặt chẽ với mọi vấn đề trong quản lý kinh tế như kế hoạch hóa, xác định giá thành, giá cả, xác định đầu tư , phân tích đánh giá các hoạt động sản xuất kinh doanh Tóm lại đây là một vấn đề cơ bản trong mọi vấn đề quản lý kinh tế. Vì vậy người ta quan tâm đến việc tìm mọi biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
    Tóm lại cần hiểu phạm trù hiệu quả kinh tế một cách toàn diện trên cả hai mặt định lượng giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra. Nếu xét về tổng lượng, người ta chỉ thu được hiệu quả kinh tế khi nào kết quả lớn hơn chi phí , chênh lệch này càng lớn hiệu quả kinh tế càng cao và ngược lại. Về mặt định tính mức độ hiệu quả kinh tế cao thu được phản ánh sự cố gắng, nỗ lực của mỗi khâu, mỗi cấp trong hệ thống kinh tế, phản ánh trình độ năng lực quản lý sản xuất kinh doanh. Hai mặt định lượng và định tính của phạm trù hiệu quả kinh tế có quan hệ chặt chẽ với nhau không thể tách rời.

    1.1.3.Phân loại hiệu quả kinh doanh:
    Việc phân loại hiệu quả kinh doanh là rất quan trọng, nó chính là cơ sở để xác định các chỉ tiêu, mức hiệu quả và các biện pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả kinh doanh.
    v Hiệu quả kinh tế cá biệt và hiệu quả kinh tế xã hội của nền kinh tế:
    Đ Hiệu quả kinh tế cá biệt: là hiệu quả kinh doanh thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp .
    Đ Hiệu quả kinh tế xã hội: là sự đóng góp của các hoạt động sản xuất kinh doanh vào việc phát triển sản xuất, đổi mới cơ cấu kinh tế, tăng cường năng xuất lao động, tích luỹ ngoại tệ, tăng nguồn thu cho ngân sách, giải quyết việc làm và cải thiện đời sống nhân viên.
    Giữa hiệu quả kinh tế cá biệt và hiệu quả kinh tế xã hội có mối quan hệ nhân quả và tác động qua lại với nhau. Hiệu quả kinh tế chỉ có thể đạt được trên cơ sở hoạt động có hiệu quả của các doanh nghiệp . Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh thì hiệu quả kinh tế xã hội chính là điều kiện, là tiền đề cho các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả.
    v Hiệu quả chi phí bộ phận và hiệu quả chi phí tổng hợp:
    Mục tiêu của mỗi doanh nghiệp khi tham gia vào quả trình sản xuất kinh doanh đó là lợi nhuận. Nhưng trong nền kinh tế thị trường để đạt được mục tiêu của mình, để có thể tồn tại và phát triển thì chi phí lao động cá biệt của doanh nghiệp phải nhỏ hơn hoặc bằng chi phí lao động xã hội cần thiết, đây có thể xem là mối tương quan chi phí bộ phận - chi phí cá biệt của doanh nghiệp với chi phí tổng hợp - chi phí xã hội cần thiết. Song bản thân chi phí lao động cá biệt của doanh nghiệp lại bao gồm các chi phí bộ phận khác đòi hỏi doanh nghiệp cũng cần phải xem xét để thấy được ảnh hưởng của chi phí bộ phận với chi phí tổng hợp.
    v Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả so sánh:
    Đ Hiệu quả tuyết đối: là hiệu quả được tính toán cho từng phương án khác nhau trong việc thực hiện nhiệm vụ cụ thể nào đó, từ đó lựa chọn phương án tốt nhất.
    Đ Hiệu quả so sánh: được xác định bằng cách so sánh các chỉ tiêu hiệu quả tuyệt đối của các phương án với nhau. Nói cách khác hiệu quả so sánh chính là mức chênh lệch về hiệu quả tuyệt đối của các phương án. Đây là cơ sở lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả nhất.
    Hai hiệu quả trên vừa có mối quan hệ chặt chẽ với nhau vừa có tính độc lập tương đối. Việc xác định hiệu quả tuyệt đối là cơ sở xác định hiệu quả so sánh. Song có những chỉ tiêu hiệu quả so sánh không phụ thuộc vào hiệu quả tuyệt đối.
    =>Việc xác định hiệu quả tuyệt đối với hiệu quả so sánh nhằm hai mục tiêu cơ bản sau:
    o Thứ nhất: để đánh giá trình độ sử dụng các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất kinh doanh.
    o Thứ hai: để phân tích luận chứng kinh tế của các phương án khác nhau trong việc thực hiện nhiệm vụ cụ thể nào đó, từ đó lựa chọn phương án tốt nhất.
     
Đang tải...