Thạc Sĩ Phân tích hiệu quả sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến trên địa bà

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Trang
    MỞ ĐẦU 1
    1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU . 2
    3. CƠ SỞ LÝ THUYẾT . 2
    4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
    5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
    6. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU . 3

    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÂN PHỐI VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT - KINH DOANH .
    5
    1.1. TỔNG QUAN NỘI DUNG NHỮNG LÝ THUYẾT PHÂN PHỐI 5
    1.1.1. Lý thuyết phân phối của Adam Smith (1723-1790) . 5
    1.1.2. Lý thuyết phân phối của David Ricardo (1772-1823) 5
    1.1.3. Lý thuyết giá trị thặng dư của Karl Marx (1818-1883) 6
    1.1.4. Lý thuyết phân phối của Alfred Marshall (1842-1924) 7
    1.1.5. Nhận xét chung . 7
    1.2. NỘI DUNG LÝ THUYẾT HIỆU QUẢ SẢN XUẤT - KINH DOANH 8
    1.2.1. Khái niệm hiệu quả sản xuất - kinh doanh . 8
    1.2.2. Những chỉ tiêu đo lường hiệu quả sản xuất - kinh doanh . 11
    1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất - kinh doanh 17
    1.3. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN CỦA
    TRUNG QUỐC 21
    1.3.1. Những thành tựu . 21
    1.3.2. Những tồn tại 22
    1.3.3. Bài học kinh nghiệm . 23
    1.4. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN CỦA
    THÁI LAN 24
    1.4.1. Những thành tựu . 24
    1.4.2. Những tồn tại 25
    1.4.3. Bài học kinh nghiệm . 26

    CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SẢN XUẤT - KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH CÔNG NGHIỆP
    CHẾ BIẾN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2000 - 2004 .
    27
    2.1. SỐ LƯỢNG DOANH NGHIỆP VÀ TỔNG SỐ LAO ĐỘNG . 28
    2.1.1. Số lượng doanh nghiệp . 28
    2.1.2. Tổng số lao động . 28
    2.2. VỐN KINH DOANH . 29
    2.2.1. Chia theo nguồn vốn . 29
    2.2.2. Chia theo loại tài sản . 29
    2.3. TỔNG MỨC LÃI . 30
    2.3.1. Số lượng doanh nghiệp có lãi . 30
    2.3.2. Tổng mức lãi . 31
    2.3.3. Mức lãi bình quân một doanh nghiệp . 32
    2.4. TỔNG MỨC LỖ 32
    2.4.1. Số lượng doanh nghiệp bị lỗ . 32
    2.4.2. Tổng mức lỗ 33
    2.4.3. Mức lỗ bình quân một doanh nghiệp 34
    2.5. DOANH THU THUẦN . 35
    2.5.1. Tốc độ tăng . 35
    2.5.2. Cơ cấu . 36
    2.6. LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ . 36
    2.6.1. Tốc độ tăng . 36
    2.6.2. Cơ cấu . 38
    2.7. TỶ SUẤT LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ . 38
    2.7.1. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh 38
    2.7.2. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn chủ sở hữu 40
    2.7.3. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu thuần . 41
    2.8. THUẾ NỘP NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC . 43
    2.8.1. Cơ cấu . 43
    2.8.2. Tỷ lệ thuế nộp ngân sách nhà nước so với vốn kinh doanh 43
    2.9. TỔNG THU NHẬP CỦA LAO ĐỘNG 44
    2.9.1. Tốc độ tăng . 44
    2.9.2. Cơ cấu . 44
    2.9.3. Thu nhập bình quân một tháng một lao động . 45
    2.10. NHẬN XÉT CHUNG 45
    2.10.1. Những thành tựu . 45
    2.10.2. Những tồn tại 47
    2.11. MÔ HÌNH SWOT 49

    CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG THỂ HIỆN MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CHỈ TIÊU TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ
    SẢN XUẤT - KINH DOANH
    . 52
    3.1. MÔ TẢ MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG 52
    3.1.1. Cơ sở chọn mô hình 52
    3.1.2. Nội dung mô hình . 53
    3.2. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HỒI QUY MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG . 56
    3.2.1. Kết quả hồi quy mô hình . 56
    3.2.2. Phân tích kết quả hồi quy mô hình . 59
    3.3. LỰA CHỌN MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG 60

    CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT - KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH CÔNG NGHIỆP
    CHẾ BIẾN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 61

    4.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP 61
    4.1.1. Cơ khí chế tạo máy . 62
    4.1.2. Điện tử - công nghệ thông tin . 62
    4.1.3. Hóa chất 62
    4.1.4. Chế biến thực phẩm & đồ uống 62
    4.1.5. Dệt may - giày da 62
    4.2. QUAN ĐIỂM ĐỀ XUẤT . 63
    4.2.1. Tích cực hội nhập kinh tế quốc tế . 63
    4.2.2. Đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa 63
    4.2.3. Nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp . 64
    4.2.4. Nâng cao thu nhập cho người lao động 64
    4.3. MỤC TIÊU CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT -
    KINH DOANH . 64
    4.4. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU . 65
    4.4.1. Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực 65
    4.4.2. Điều chỉnh cơ cấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp 66
    4.4.3. Đẩy mạnh đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ . 67
    4.4.4. Tích cực triển khai ứng dụng công nghệ thông tin . 67
    4.4.5. Phát triển hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm . 68
    4.5. GIẢI PHÁP HỖ TRỢ 69
    4.5.1. Hoàn thiện cơ chế quản lý doanh nghiệp 69
    4.5.2. Thúc đẩy công tác xúc tiến thương mại 69
    4.5.3. Tăng cường hợp tác, liên kết với các Hiệp hội ngành nghề trong nước
    và ngoài nước 71
    4.6. KIẾN NGHỊ . 71
    4.6.1. Đối với Chính phủ và các Bộ ngành trung ương 71
    4.6.2. Đối với Ủy ban nhân dân và các Sở ngành thành phố 72
    4.6.3. Đối với các Hiệp hội ngành nghề . 73
    KẾT LUẬN 74
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
    PHỤ LỤC 80

    DANH MỤC BIỂU
    Trang

    Biểu 2.1: Tỷ trọng một số ngành công nghiệp thuộc phân ngành công nghiệp chế
    biến trong tổng giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ
    Chí Minh giai đoạn 2000-2005 (tính theo giá thực tế) .27
    Biểu 2.2: Tốc độ tăng tổng mức lãi của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế
    biến trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2000-2004 .31
    Biểu 2.3: Tốc độ tăng tổng mức lỗ của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế
    biến trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2000-2004 .34
    Biểu 2.4: Tốc độ tăng doanh thu thuần của các doanh nghiệp ngành công nghiệp
    chế biến trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2000-2004 35
    Biểu 2.5: Tốc độ tăng lợi nhuận trước thuế của các doanh nghiệp ngành công
    nghiệp chế biến trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2000-2004 37
    Biểu 2.6: Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh của các doanh nghiệp
    ngành công nghiệp chế biến trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn
    2000-2004 .39
    Biểu 2.7: Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp
    ngành công nghiệp chế biến trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn
    2000-2004 .40
    Biểu 2.8: Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu thuần của các doanh nghiệp
    ngành công nghiệp chế biến trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn
    2000-2004 .42
    Biểu 2.9: Tỷ lệ thuế nộp ngân sách nhà nước so với vốn kinh doanh của các doanh
    nghiệp ngành công nghiệp chế biến trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn
    2000-2004 .43
    Biểu 2.10: Tốc độ tăng tổng thu nhập của lao động ngành công nghiệp chế biến
    trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2000-2004 44
    Bảng 2.11: Mô hình SWOT của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến
    trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 50

    MỞ ĐẦU
    1. ĐẶT VẤN ĐỀ

    Trong bất kỳ một doanh nghiệp của ngành sản xuất hoặc kinh doanh, vấn đề
    nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh luôn được Ban Giám đốc công ty đặt lên
    hàng đầu trong nhiệm vụ sản xuất - kinh doanh hằng năm. Hiệu quả sản xuất - kinh
    doanh của một doanh nghiệp được đo lường thông qua các chỉ tiêu gồm tỷ suất lợi
    nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp (sau đây gọi tắt là tỷ suất lợi nhuận trước
    thuế) trên vốn kinh doanh, trên vốn chủ sở hữu và trên doanh thu thuần. Chỉ khi nào
    hiệu quả sản xuất - kinh doanh được tăng lên thì doanh nghiệp mới nâng cao năng
    suất lao động, góp phần quan trọng vào việc cải thiện thu nhập cho người lao động.
    Từ đó sẽ tạo động lực kích thích, động viên người lao động tích cực làm việc, phấn
    đấu vì lợi ích của doanh nghiệp mà gắn bó suốt đời với doanh nghiệp.
    Ngày nay, trong bối cảnh Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của
    Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thì các doanh nghiệp nói chung và ngành
    công nghiệp chế biến nói riêng sẽ có nhiều cơ hội, thời cơ đồng thời cũng sẽ có
    nhiều thách thức, trở ngại trên bước đường hội nhập kinh tế quốc tế. Những cơ hội
    như nguồn nhân lực được đào tạo bài bản về chuyên môn nghiệp vụ và trình độ
    quản lý doanh nghiệp; tận dụng được thiết bị, công nghệ tiên tiến và hiện đại của
    những nước công nghiệp phát triển; thị trường đầu vào (nguyên vật liệu) và đầu ra
    (thành phẩm) được củng cố và mở rộng trên toàn thế giới Bên cạnh đó, những
    thách thức, khó khăn bao gồm chất lượng sản phẩm, mẫu mã phải đạt tiêu chuẩn
    quốc tế khi xuất khẩu; hàng rào bảo hộ phi thuế quan bị bãi bỏ; ưu đãi của Nhà
    nước về thuế, vốn đầu tư không còn nữa. Muốn vượt qua những thách thức này
    để đứng vững trên thương trường thì các doanh nghiệp không có con đường nào
    khác là phải thực hiện tất cả các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh
    doanh càng sớm càng tốt.
    Thực tế trong những năm qua, lợi nhuận trước thuế và doanh thu thuần của
    các doanh nghiệp một số ngành công nghiệp chế biến như dệt, trang phục, thuộc da,
    sản xuất vali, túi xách trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh không cao, dẫn đến tỷ
    suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu thuần đạt thấp. Quá trình hội nhập kinh tế
    quốc tế đã buộc các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến trên địa bàn thành
    phố phải nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh để tồn tại trong điều kiện cạnh
    tranh khốc liệt giữa hàng hóa trong nước với hàng hóa của nước ngoài được nhập
    khẩu vào Việt Nam. Muốn thực hiện tốt công việc này, đòi hỏi các doanh nghiệp
    của ngành cần nhanh chóng tiến hành đồng loạt những giải pháp chủ yếu và hỗ trợ.
    Đó là vấn đề bức bách đối với các doanh nghiệp nói chung và ngành công nghiệp
    chế biến nói riêng.
    Trên cơ sở vấn đề nêu trên, tôi chọn đề tài tốt nghiệp luận văn cao học là
    Phân tích hiệu quả sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công
    nghiệp chế biến trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
    ”.
    2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    Đề tài tập trung vào 4 mục tiêu sau đây:
    1. Hệ thống hóa các lý thuyết nghiên cứu về phân phối và hiệu quả sản xuất -
    kinh doanh doanh nghiệp.
    2. Phân tích thực trạng hiệu quả sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp
    ngành công nghiệp chế biến trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
    3. Ứng dụng mô hình kinh tế lượng thể hiện mối quan hệ giữa các chỉ tiêu
    tác động đến hiệu quả sản xuất - kinh doanh.
    4. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh
    của doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
    3. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
    Đề tài này dựa trên cơ sở lý thuyết về giá trị thặng dư của Karl Marx; lý
    thuyết về phân phối của những nhà kinh tế học khác như Adam Smith, David
    Ricardo, Alfred Marshall; lý thuyết về hiệu quả sản xuất - kinh doanh doanh nghiệp.
    4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    - Trong chương 1, đề tài áp dụng phương pháp tổng hợp để hệ thống hóa các
    lý thuyết về phân phối và hiệu quả sản xuất - kinh doanh doanh nghiệp.
    - Trong chương 2, đề tài sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp dựa trên
    kết quả điều tra doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2000-
    2004 do Cục Thống kê thành phố thực hiện để phân tích thực trạng hiệu quả sản
    xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến trên địa bàn
    thành phố. Ngoài ra, đề tài cũng sử dụng mô hình điểm mạnh - điểm yếu - cơ hội -
    thách thức (SWOT) để phân tích chung cho các ngành công nghiệp chế biến được
    nghiên cứu.
    - Trong chương 3, đề tài ứng dụng mô hình kinh tế lượng để thể hiện mối
    quan hệ giữa các chỉ tiêu tác động đến hiệu quả sản xuất - kinh doanh.
    - Trong chương 4, đề tài sử dụng phương pháp suy luận logic để đề xuất
    những giải pháp và kiến nghị nhằm giúp các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế
    biến trên địa bàn thành phố nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh trong tương lai.
    5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    Đề tài nghiên cứu và phân tích trên số liệu của 8 ngành công nghiệp chế biến
    chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp trên địa bàn thành
    phố trong những năm qua như: chế biến thực phẩm & đồ uống, sản xuất hóa chất và
    sản phẩm hóa chất, sản xuất sản phẩm từ cao su & plastic, thuộc da, trang phục, dệt,
    sản xuất sản phẩm từ kim loại và sản xuất máy móc thiết bị điện. Mặt khác, định
    hướng phát triển ngành công nghiệp trên địa bàn thành phố đến năm 2010 là tập
    trung phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn gồm cơ khí chế tạo máy, điện tử -
    công nghệ thông tin, hóa chất, chế biến thực phẩm & đồ uống, dệt, trang phục và
    thuộc da. Do đó, đề tài tiến hành nghiên cứu các ngành công nghiệp chế biến này.
    6. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
    Ngoài lời mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, đề tài có 4 chương như sau:
    Chương 1: Cơ sở lý thuyết về phân phối và hiệu quả sản xuất - kinh doanh.
    Chương 2: Phân tích thực trạng hiệu quả sản xuất - kinh doanh của các
    doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai
    đoạn 2000-2004.
    Chương 3: Ứng dụng mô hình kinh tế lượng thể hiện mối quan hệ giữa các
    chỉ tiêu tác động đến hiệu quả sản xuất - kinh doanh.
    Chương 4: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh của
    các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
    Đề tài bao gồm 11 biểu bảng trong bản thuyết minh và 35 phụ lục đính kèm.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...