Luận Văn Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình sản xuất chôm chôm nghịch mùa ở huyện Chợ Lách – Bến Tre

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG 1
    GIỚI THIỆU
    1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

    Châu thổ sông Cửu Long là một vùng đồng bằng phù sa màu mỡ thuận lợi phát triển các loại hình nông nghiệp nhất trong cả nước. Bên cạnh là nơi sản xuất lúa lớn nhất cả nước, đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) còn là khu vực sản xuất và xuất khẩu thủy sản lớn nhất, chiếm 65% sản lượng cả nước, và là một vườn trái cây đủ loại với sản lượng hàng năm cao. Việt Nam có hơn 550.000 ha vườn cây ăn quả, trong đó khu vực ĐBSCL có khoảng 220.000 ha cho sản lượng khoảng 7 triệu tấn trái/năm, chiếm 70% tổng sản lượng trái cây cả nước. Trong vùng có nhiều loại cây ăn trái thích hợp phát triển như nhãn, chôm chôm, măng cụt, bưởi, xoài, vú sữa, được trồng rãi rác khắp các tỉnh Nam Bộ từ Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, đến các tỉnh Sóc Trăng, Hậu Giang, Cần Thơ, và trở thành nguồn thu nhập chính cho nhiều người dân ở khu vực, giúp nông dân vươn lên làm giàu. Từ đó, vấn đề phát triển cây ăn trái ở Miền Nam ngày càng được Nhà nước và các Bộ Ngành có liên quan quan tâm, khuyến khích phát triển về các nguồn lực như giống, thuốc bảo vệ thực vật và kỹ thuật canh tác, đặc biệt vựa trái cây quốc gia và trung tâm nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam là hai cơ sở có tác dụng hỗ trợ tích cực cho nghề làm vườn trong khu vực. Nhờ đó, có nhiều loại trái cây ở ĐBSCL đã xây dựng được thương hiệu như vú sữa Lò rèn – Vĩnh Kiêm, xoài cát Hòa Lộc, bưởi Hoàng Gia, bưởi Năm Roi,
    Tuy nhiên, sản xuất trái cây ở khu vực còn gặp nhiều khó khăn cho người dân và các khâu thu mua liên quan. Số lượng các loại trái cây đạt thương hiệu chiếm một số lượng nhỏ trong tổng số sản lượng của ĐBSCL. Người dân được tiếp thu kỹ thuật canh tác mới nhưng áp dụng vào sản xuất vẫn chưa cao. Thị trường tiêu thu còn thay đổi nhiều theo mùa, theo thị hiếu và tâm lý của người tiêu dùng nên giá cả không ổn định.
    Bến Tre là một địa bàn có nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp có giá trị kinh tế như chôm chôm, dừa, ca cao, Trong đó, mô hình trồng chôm chôm nghịch mùa của nhiều nhà làm vườn ở huyện Chợ Lách là một mô hình đạt hiệu quả sản xuất điển hình giúp cho giá trị kinh tế của cây chôm chôm được nâng lên. Nhưng mô hình này vẫn chưa được áp dụng rộng rãi cho các hộ sản xuất chôm chôm nên vẫn chưa phát huy hết thế mạnh tiềm năng của cây chôm chôm trong huyện.
    Chính vì những lý do trên nên tôi chọn đền tài nghiên cứu: “Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình sản xuất chôm chôm nghịch mùa ở huyện Chợ Lách – Bến Tre”, bên cạnh phân tích những hiệu quả mà mô hình lại, đề tài còn so sánh với hiệu quả sản xuất của mô hình sản xuất chôm chôm thuận mùa đồng thời đề ra các giải pháp khắc phục những khó khăn trong việc sản xuất chôm chôm để giúp nông dân Bến Tre nói riêng và ĐBSCL nói chung có thể lựa chọn phương pháp sản xuất và mô hình tối ưu trên diện tích đất canh tác có hạn của mình.
    1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    1.2.1. Mục tiêu chung
    Phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất chôm chôm trái vụ ở huyện Chợ Lách – Bến Tre, đồng thời so sánh với mô hình sản xuất chôm chôm cho trái tự nhiên của nhà vườn ở cùng khu vực để giúp nhà vườn lựa chọn mô hình sản xuất phù hợp, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, bên cạnh cung cấp kiến thức về một mô hình sản xuất mới, có hiệu quả và đưa ra các giải pháp giúp phát triển mô hình.
    1.2.2. Mục tiêu cụ thể
    (1) Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình sản xuất chôm chôm trái vụ ở huyện Chợ Lách – Bến Tre thông qua các mô hình phân tích cho năng suất và thu nhập để phân tích các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả sản xuất của mô hình này.
    (2) Phân tích thị trường tiêu thụ chôm chôm nghịch mùa của nông hộ ở Chợ Lách – Bến Tre để thấy được những thuận lợi và khó khăn của thị trường tiêu thụ chôm chôm nghịch mùa hiện nay.
    (3) So sánh hiệu quả sản xuất và khả năng tiêu thụ giữa hai mô hình sản xuất chôm chôm tự nhiên và trái vụ từ đó đưa ra đánh giá hiệu quả cho các mô hình và đánh giá tình hình sản xuất thực tế so với kết quả nghiên cứu.
    (4) Từ các phân tích và đánh giá trên, rút ra các giải pháp phù hợp để giúp nhà vườn có thể lựa chọn mô hình sản xuất phù hợp và khắc phục các khó khăn khi sản xuất chôm chôm.
    1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
    (1) Hiệu quả sản xuất của mô hình sản xuất chôm chôm nghịch mùa như thế nào?
    (2) Thị trường tiêu thụ của sản phẩm chôm chôm nghịch mùa ra sao?
    (3) Hiệu quả sản xuất của mô hình sản xuất chôm chôm thuận mùa như thế nào so với hiệu quả sản xuất của mô hình chôm chôm nghịch mùa?
    (4) Những giải pháp nào cần thực hiện để nâng cao hiệu quả sản xuất của mô hình sản xuất chôm chôm nghịch mùa?
    1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    1.3.1. Phạm vi không gian
    Đề tài này được thực hiện trong phạm vi huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre, là nơi có các nhà vườn đang sản xuất cả hai mô hình sản xuất chôm chôm ra hoa tự nhiên và trái vụ, thuận lợi cho việc thu thập số liệu sơ cấp từ nhà vườn.
    1.3.2. Phạm vi thời gian
    Đề tài được thực hiện trong giới hạn thời gian của học kỳ I năm học 2010-2011, và trong khung kế hoạch làm luận văn tốt nghiệp của Khoa Kinh tế - Trường Đại học Cần Thơ, từ tháng 8 đến cuối tháng 11 năm 2010.
    1.3.3. Đối tượng nghiên cứu
    Đề tài nghiên cứu thực hiện trên cây chôm chôm ở huyện Chợ Lách tỉnh Bến Tre.
    1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
    Trong nghiên cứu về hiệu quả sản xuất của mô hình sản xuất nông nghiệp thì đề tài nghiên cứu có tham khảo các tài liệu sau đây giúp đề tài có được phương pháp cung như nội dung phân tích tốt:
    1) Đề tài: “So sánh hiệu quả của hai mô hình sản xuất chuyên canh lúa và lúa màu ở xã Mỹ Thạnh Trung, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long” của tác giả Nguyễn Phương Trang, lớp Kinh tế nông nghiệp K30.
    Đề tài đã phân tích đầy đủ các chỉ tiêu về của hai mô hình sản xuất chuyên canh lúa và mô hình xen canh lúa – màu về chi phí sản xuất, năng suất, thu nhập và các chỉ số tài chính. Đồng thời để tài còn phân tích sâu hơn về các nhân tố có ảnh hưởng đến thu nhập của mỗi mô hình sản xuất. Từ đó, đề tài đã rút ra được kết luận về các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của các mô hình như sau: các nhân tố chi phí như phân bón, thuốc, chi phí giống, đều ảnh hưởng tiêu cực đến thu nhập và ảnh hưởng với mức độ tương đương nhau; còn các nhân tố diện tích, năng suất, đơn giá đều ảnh hưởng tích cực đến thu nhập, nghĩa là khi các nhân tố này tăng lên thì thu nhập của mỗi mô hình cũng tăng theo.
    Ngoài ra, đề tài còn so sánh hiệu quả sản xuất giữa hai mô hình trồng lúa luân canh và trồng lúa xen canh với rau màu thông qua việc so sánh các loại chi phí sản xuất, các chỉ số tài chính giữa hai mô hình này. Từ nghiên cứu và phân tích, đề tài đã đưa ra kết luận là mô hình chuyên canh lúa mang lại lợi nhuận thấp hơn mô hình lúa màu. Từ đó, đề tài đã đưa ra các giải pháp và kiến nghị phù hợp.
    2) Đề tài: “Phân tích hiệu quả sản xuất đay ở huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An” của tác giả Trần Kim Xoan, lớp Kinh tế nông nghiệp – K30.
    Đề tài cũng phân tích hiệu quả sản xuất của cây đay thông qua chi phí sản xuất, năng suất và thu nhập. Bên cạnh, đề tài còn phân tích thị trường tiêu thụ đay và các rào cản xung quanh vấn đề tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp này.
    Ngoài ra, đề tài còn so sánh song song hiệu quả sản xuất của mô hình của mô hình trồng đay với mô hình trồng lúa vụ Hè thu của huyện Thạnh Hóa thông qua các tiêu chi phí, thu nhập. Từ đó, đề tài đã đưa ra kết luận là khi luận canh sản xuất đay sẽ hạn chế được sâu bệnh, điều hòa lao động. Tuy nhiên, đề tài chưa phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập hoặc năng suất của mô hình sản xuất đay nên giải pháp đưa ra chưa làm rõ vấn đề làm cách nào để tăng thu nhập của người dân thông qua mô hình sản xuất đay.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...