Luận Văn Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi cá tra (Pangasius hypophthalmus) trong ao ở bến tre và

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Theo số liệu của Tổng Cục Thống Kê, GDP ngành Thuỷ sản giai đoạn 2003 – 2007 tăng 24.125 tỷ đồng lên đến 60.234 tỷ đồng (www.fistenet.gov.vn, ngày 25.03.2008). Trong các hoạt động của ngành, khai thác hải sản và nuôi trồng thủy sản giữ vị trí rất quan trọng. Sản lượng khai thác hải sản trong 10 năm gần đây tăng liên tục với tốc độ tăng bình quân hằng năm khoảng 10% (giai đoạn 1996 - 2003), 16,8 % ( giai đoạn 2003- 2007). Ngành Thủy sản có tốc độ tăng trưởng rất nhanh so với các ngành kinh tế khác. Tỷ trọng GDP của ngành Thủy sản trong tổng GDP toàn quốc liên tục tăng từ 3,4% (năm 2000) lên 3,93% vào năm 2003 và đạt 4,68 % năm 2007.
    Từ cuối thập kỷ 80 đến năm 2007, ngành thủy sản đã có những bước tiến không ngừng. Các chỉ tiêu chủ yếu đề ra trong Chiến lược Phát triển Kinh tế - Xã hội ngành Thủy sản thời kỳ 2000-2007 đã được hoàn thành vượt mức. Nuôi trồng thủy sản đang ngày càng có vai trò quan trọng hơn khai thác hải sản cả về sản lượng, chất lượng cũng như tính chủ động trong sản xuất. Điều này tất yếu dẫn đến sự chuyển đổi về cơ cấu sản xuất - ưu tiên phát triển các hoạt động kinh tế mũi nhọn, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển nuôi trồng thủy sản ở khắp mọi miền đất nước cả về nuôi biển, nuôi nước lợ và nuôi nước ngọt. Đến năm 2006, đã sử dụng 679.218 ha nước mặn, lợ và 305.214 ha nước ngọt để nuôi thủy sản. Bên cạnh những tiềm năng đã biết, Việt Nam còn có những tiềm năng mới được xác định có thể sử dụng để nuôi trồng thủy sản như sử dụng vật liệu chống thấm để xây dựng công trình nuôi trên các vùng đất cát hoang hóa, chuyển đổi mục đích sử dụng các diện tích trồng lúa, làm muối kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản
    Nuôi cá nước ngọt đang có bước chuyển mạnh từ sản xuất nhỏ tự túc sang sản xuất hàng hóa lớn, điển hình là việc phát triển nuôi cá tra, cá ba sa xuất khẩu đem lại giá trị kinh tế cao ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) nói chung, tỉnh Đồng Tháp và Bến Tre nói riêng. Với lợi thế có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, nhiều lao động giỏi chuyên môn về thủy sản. Bên cạnh đó tỉnh còn có nhiều loại thức ăn tự nhiên cho cá. Đó là điều kiện hết sức thuận lợi phát triển nuôi trồng thủy sản cho tỉnh, đặc biệt là cá tra. Ngoài ra, với sự phát triển nhanh của việc cá tra thịt đã tạo ra hàng loạt việc làm và thu hút một lực lượng lao động đông đảo tham gia vào tất cả các công đoạn sản xuất, làm giảm sức ép của nạn thiếu việc làm trên phạm vi tỉnh.
    Đặc biệt do sản xuất của nhiều lĩnh vực như khai thác, nuôi trồng thủy sản chủ yếu là ở quy mô hộ gia đình và trang trại nên đã trở thành nguồn thu hút mọi lực lượng lao động, tạo nên nguồn thu nhập quan trọng góp phần vào sự nghiệp xóa đói giảm nghèo.
    Trong những năm vừa qua, giá cả cá tra thịt luôn biến động không ngừng, cùng với vụ bị kiện bán phá giá cá da trơn và việc cấm buôn bán cá da trơn Việt Nam tại một số bang của Mỹ do dư lượng kháng sinh và một số dịch bệnh lạ ngày càng xuất hiện nhiều trên cá đã tác động xấu đến nghề nuôi cá, gây tâm lý hoang mang trong hộ nuôi cá ở khu vực ĐBSCL nói chung. Đặc biệt là tỉnh Bến Tre và Đồng Tháp nói riêng. Việc bức thiết hiện nay là đề xuất được các biện pháp để khắc phục hậu quả của dịch bệnh và đưa ra các giải pháp tìm đầu ra ổn định cho cá tra thương phẩm, giúp người nuôi cá tra khôi phục lại sản xuất và kiếm được nhiều lợi nhuận.Do đó em chọn đề tài “ Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi cá tra trong ao ở Tỉnh Bến Tre và Đồng Tháp” làm luận văn tốt nghiệp.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...