Luận Văn Phân tích hiệu quả mô hình sản xuất luân canh 1 lúa – 2 màu của cá

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phân tích hiệu quả mô hình sản xuất luân canh 1 lúa – 2 màu của cá

    Sóc Trăng là tỉnh thuộc địa phận ĐBSCL với nhiều tiềm năng trong phát triển nông nghiệp và chế biến thủy hải sản. Do tỉnh nằm trong khu vực giáp ranh giữa sông Hậu và biển Đông nên điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng đa dạng, tạo môi trường phát triển cho nhiều loài động thực vật. Tuy được thiên nhiên ưu đãi khá nhiều nhưng Sóc Trăng vẫn là một tỉnh nghèo trong khu vực ĐBSCL. Nguyên nhân xuất phát từ thực tế, hầu hết cơ sở phát triển của tỉnh phụ thuộc chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp lạc hậu và khai thác nguồn lợi thủy sản tự nhiên một cách tự phát của người dân. Trước tình hình trên nhiều nghiên cứu xây dựng mô hình sản xuất hiệu quả đã được tiến hành tại các huyện, xã nhằm giúp nông dân không chỉ thu lợi nhuận và ổn định cuộc sống mà còn xây dựng được mô hình sản xuất phù hợp tạo tiền đề phát triển cho kinh tế của huyện ,xã.
    Trong giới hạn bài nghiên cứu, tác giả chỉ chọn một huyện với mô hình phổ biến mang lại hiệu quả cho nông hộ tại tỉnh Sóc Trăng. Huyện Cù Lao Dung là huyện được xem là nghèo nhất của tỉnh, điều kiện cơ bản về cuộc sống như điện, đường, trường học và bệnh viên còn gặp nhiều khó khăn. Do huyện thuộc cồn, bao quanh là sông và biển, giao thông không thuận lợi dẫn đến các công trình xây dựng cơ bản chưa đáp ứng nhu cầu. Bên cạnh đó, do hầu hết dân cư là nhập cư nên khả năng tiếp cận về các kiến thức, mô hình sản xuất phù hợp còn hạn chế. Trước năm 2005, hầu hết các hộ nông nghiệp của huyện đều thực hiện nhiều mô hình nuôi thủy, hải sản và trồng bắp nhưng hầu hết không đạt hiệu quả và thua lổ do nuôi trồng tự phát, thiếu kĩ thuật, chi phí cao. Vì vậy nhiều mô hình đã được thử nghiệm nhằm chuyển đổi hướng cây trồng phù hợp hơn. Mô hình 1 lúa – 2 màu là mô hình đã phát huy hiệu quả rất khả quan trong thời gian gần đây. Đất đai tại khu vực này đa số là đất canh tác mới nên độ phì nhiêu cao rất thích hợp trồng cây lương thực và cây hoa màu ngắn ngày. Trên thực tế, mô hình 1 lúa – 2 màu đã góp phần cải thiện không nhỏ đời sống của người nông dân. Tuy nhiên để đánh giá tốt hơn và có một sự định lượng về hiệu quả của mô hình, từ đó giúp nhà quản lý nông nghiệp và người nông dân thấy được những cơ hội và hướng khắc phục hạn chế trong việc phát triển mô hình, tác giả quyết định chọn đề tài : “Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình luân canh 1 lúa – 2 màu của các nông hộ tại huyện Cù Lao Dung tỉnh Sóc Trăng”.
     
Đang tải...