Luận Văn Phân tích hiệu quả kinh tế và kỹ thuật của mô hình nuôi tôm sú thâm canh và bán thâm canh ven biển t

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Nhu Ely, 13/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC



    Trang



    XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG i
    LỜI CẢM TẠ .ii
    TÓM TẮT iii
    ABSTRACT . v
    CAM KẾT KẾT QUẢ vii
    MỤC LỤC viii
    DANH SÁCH BẢNG .xii
    DANH SÁCH HÌNH .xiv
    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT . xv

    Chương 1: GIỚI THIỆU. . 1
    1.1 Mục tiêu nghiên cứu . 2
    1.2 Giả thuyết nghiên cứu 3
    1.3 Nội dung nghiên cứu 3

    Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU. 4

    2.1. Tình hình nuôi tôm nước mặn, lợ ở Việt Nam 4
    2.1.1. Sự phát triển nghề nuôi tôm thương phẩm .4
    2.1.2 Sự phát triển của các mô hình nuôi tôm biển . 8
    2.1.3 Các mô hình nuôi tôm sú ở Việt Nam . 9
    2.2 Một số kết quả khảo sát về mô hình bán thâm canh và thâm canh 10
    2.3 Tình hình sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi tôm . 14
    2.4 Một số nghiên cứu về vai trò của cá rô phi trong ao nuôi tôm sú 15
    2.5 Một số chỉ tiêu môi trường nước trong ao nuôi tôm sú 17
    2.5.1 TAN - Tổng đạm amôn (Total Ammonia Nitrogen) 17
    2.5.2 Nitrite (NO2-) . 17
    2.5.3 Nitrate (NO3-) . 18
    .5.4 TKN - Tổng đạm (Total Kjieldahl Nitrogen) . 18
    2.5.5 Tổng lân (TP) 18
    2.5.6 Sự tích luỹ đạm, lân trong ao nuôi tôm 19
    2.6 Tình hình nuôi tôm sú thâm canh và bán thâm canh ở Sóc Trăng . 19

    Chương 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24

    3.1 Địa điểm và vật liệu nghiên cứu . 24
    3.2 Phương pháp nghiên cứu 24
    3.2.1 Điều tra hiệu quả kinh tế- kỹ thuật của các mô hình nuôi . 24
    3.2.2 Phân tích số liệu . 25
    3.3 Bố trí thực nghiệm để kiểm chứng một số chỉ tiêu kinh tế và kỹ thuật 26
    3.3.1 Bố trí thực nghiệm theo dõi chỉ tiêu môi trường 26
    * Các chỉ tiêu theo dõi và thu mẫu 26
    * Phương pháp phân tích các chỉ tiêu . 27
    * Phương pháp tính toán . 27
    3.3.2 Bố trí kiểm chứng các chỉ tiêu kinh tế và kỹ thuật 30
    3.3.3 Phương pháp xử lý số liệu bố trí thực nghiệm . 30

    Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN . . 31

    4.1 Hiện trạng nghề nuôi tôm sú ở tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2005-2008 31
    4.1.1 Thông tin chung về các mô hình và biến động diện tích nuôi tôm 31
    4.1.2 Biến động năng suất tôm sú nuôi . 32
    4.1.3 Biến động sản lượng tôm nuôi . 32
    4.1.4 Biến động giá thu mua tôm thương phẩm 33
    4.2 Kết cấu và thông số kỹ thuật của các mô hình nuôi TC và BTC năm 2007 34
    4.2.1 Thông tin về các chủ hộ nuôi tôm sú 34
    4.2.1.1 Tuổi và giới tính của chủ hộ . 34
    4.2.1.2 Trình độ học vấn của chủ hộ . 35
    4.2.2 Kết cấu mô hình 36
    4.2.2.1 Tổng diện tích sử dụng nuôi tôm sú . 36
    4.2.2.2 Cơ cấu diện tích nuôi tôm sú 37
    4.2.2.3 Chất lượng nước ao lắng . 37
    4.2.3 Các thông số kỹ thuật và quản lý ao nuôi . 38
    4.2.3.1 Quản lý ao . 38
    4.2.3.2 Các thông số kỹ thuật 39
    4.2.4 Thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm 43
    4.2.5 Kiểm định các chỉ tiêu kỹ thuật của mô hình nuôi TC và BTC . 44
    4.3 Các chỉ tiêu tài chánh chủ yếu của các mô hình TC và BTC năm 2007 44
    4.3.1 Tổng chi phí . 44
    4.3.1.1 Khấu hao chi phí cố định và cơ cấu 44
    4.3.1.2 Chi phí biến đổi và cơ cấu 45
    4.3.2 Tổng thu nhập từ tôm sú và các chỉ tiêu kinh tế cơ bản . 46
    4.3.3 Kiểm định các chỉ tiêu kinh tế của hai mô hình TC và BTC . 47
    4.3.4 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất các mô hình TC và BTC . 48
    4. 4 Kết quả bố trí thực nghiệm năm 2008 . 53
    4.4.1 Bố trí kiểm chứng chỉ tiêu môi trường . 53
    4.4.1.1 Sự phân bố đạm trong ao nuôi tôm sú TC và BTC . 53
    4.4.1.2 Sự phân bố lân trong mô hình nuôi tôm sú TC và BTC . 54
    4.4.1.3 Sự phân bố đạm, lân trong ao nuôi tôm sú lúc thu hoạch . 56
    4.4.2. Bố trí kiểm chứng các chỉ tiêu kinh tế và kỹ thuật năm 2008 . 57
    4.4.2.1 Thông tin chung về nông hộ . 57
    4.4.2.2 Quản lý ao nuôi . 58
    4.4.2.3 Kết cấu mô hình và các thông số kỹ thuật ao nuôi . 58
    4.4.2.4 Các chỉ tiêu tài chánh chủ yếu của các mô hình TC và BTC . 62
    4.4.2.5 Kiểm định các chỉ tiêu kinh tế của hai mô hình thực nghiệm 65
    4.4.2.6 Kiểm định các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của mô hình TC năm 2007 và 2008 65
    4.4.2.7 Kiểm định các chỉ tiêu chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật mô hình BTC năm
    2007 và 2008 . 66
    4.5 Nhận thức của người dân về những thay đổi liên quan, thuận lợi và khó khăn
    trong thực hiện các mô hình . 67
    4.5.1 Nhận thức của người dân về các vấn đề liên quan . 67
    4.5.1.1 Về yếu tố kỹ thuật . 67
    4.5.1.2 Về kinh tế 69
    4.5.1.3 Về môi trường . 70
    4.5.1.4 Về xã hội . 71
    4.5.2. Thụân lợi và khó khăn khi thực hiện mô hình nuôi tôm sú . 72
    4.5.2.1. Thuận lợi 72
    4.5.2.2. Khó khăn 72
    4.5.2.3. Giải pháp 73

    Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 75
    5.1. Kết luận . 75
    5.2. Kiến nghị . 76

    TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
    PHỤ LỤC .

    GIỚI THIỆU

    Việt Nam có tiềm năng lớn cho nuôi trồng thủy sản (NTTS) nước lợ. Năm 2005, tổng diện tích NTTS nước lợ là 641.045 ha, với sản lượng đạt được 546.716 tấn. Diện tích nuôi tôm nước lợ là 604.479 ha, chiếm 94,3% tổng diện tích nuôi nước lợ. Sản lượng tôm nước lợ đạt 324.680 tấn (Bộ Thuỷ sản (BTS), 2006). Nghề nuôi tôm nước lợ được phát triển vào đầu những năm 1990. Nghề nuôi tôm nước lợ đã đem lại lợi nhuận rất cao, nhưng cũng đối mặt với nhiều rủi ro từ dịch bệnh. Năm 1994-1995, dịch bệnh tôm gây thiệt hại lớn ở các mô hình nuôi tôm quảng canh (QC) và thâm canh (TC), nguyên nhân là do diện tích nuôi tôm và mức độ TC tăng nhanh nhưng người nuôi thiếu kỹ thuật, kinh nghiệm nuôi và vốn, trong khi đó hệ thống cơ sở hạ tầng trong nuôi tôm nước lợ còn rất nhiều hạn chế (BTS,2006).

    Trong khoảng thời gian từ 1999-2005, diện tích nuôi tôm nước lợ tăng 2,9 lần. Trong khi đó, sản lượng tôm nuôi tăng 5,1 lần chứng tỏ rằng mức độ TC đang được gia tăng. Năm 2005, tôm sú là loài nuôi chính đạt sản lượng 290.987 tấn, so với tổng sản lượng tôm nuôi nước lợ là 324.860 tấn (BTS, 2006). Mặc dù sản lượng tôm nuôi có chiều hướng gia tăng nhưng lợi nhuận thu được trên đơn vị diện tích nuôi có chiều hướng giảm do giá thức ăn, nhiên liệu, điện và hóa chất tăng (BTS, 2006). Nhìn chung diện tích nuôi tôm nước lợ của mô hình QC và quảng canh cải tiến (QCCT) là chủ yếu, chiếm 88,8% tổng diện tích.

    Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng nuôi tôm nước lợ trọng điểm trong nước. Năm 2005, diện tích nuôi tôm nước lợ của ĐBSCL đạt 535.145 ha chiếm
    88,5%, với sản lượng tôm nuôi đạt 263.560 tấn chiếm 81,2% so với cả nước. Các mô hình nuôi tôm nước lợ ở ĐBSCL bao gồm: QC, QCCT, bán thâm canh (BTC), TC, nuôi kết hợp tôm rừng và luân canh tôm-lúa. Các tỉnh nuôi tôm nước lợ ở ĐBSCL là Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang (BTS, 2006).

    Năm 1990, tôm sú được du nhập từ Trung bộ Việt Nam về Sóc Trăng nuôi thử nghiệm, sau vài năm nghề nuôi tôm phát triển mạnh góp phần phát triển kinh tế và ổn định xã hội ở địa phương. Năm 2006, Sóc Trăng có diện tích nuôi tôm sú đạt 52.421 ha, chiếm 10,4 % tổng diện tích nuôi tôm nước mặn, lợ cả nước và sản lượng đạt 52.566 tấn chiếm 14, 82% tổng sản lượng tôm nuôi toàn quốc (Tổng cục Thống kê, 2007).

    Hiện nay, nghề nuôi tôm nước lợ của Sóc Trăng là một trong những ngành kinh tế chủ lực của tỉnh. Năm 2008, tỷ trọng giá trị sản xuất thủy sản tăng 1,96% so với năm 2007, đạt 86,43% kế hoạch, tương đương 363 triệu USD, chiếm 65,03% tổng sản phẩm của tỉnh (Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Sóc Trăng, 2009). Năm
    2007, theo thống kê của các huyện, tỷ lệ hộ nuôi tôm sú có lãi đạt khoảng 75% số hộ; số hộ nuôi tôm hòa vốn khoảng 13%, còn lại 12% số hộ nuôi tôm bị lỗ vốn, do tôm chậm lớn, hoặc việc nuôi tôm bị thiệt hại với nhiều nguyên nhân. Toàn tỉnh đã thả nuôi trên 48.641,9 ha tôm sú, tăng 2.000 ha so với năm trước, lượng tôm giống thả nuôi 5,946 tỷ con; trong đó có trên 26.552 ha nuôi tôm theo mô hình TC và BTC tăng 4.025 ha so với năm 2006, chiếm 54,59% diện tích nuôi. Năng suất bình quân của mô hình nuôi tôm QCCT đạt 0,6 tấn/ha; nuôi tôm TC đạt 3,35 tấn/ha và nuôi tôm BTC đạt 1,4 tấn/ha (Sở Thuỷ sản Sóc Trăng, 2007).

    Bên cạnh những thành tựu đạt được, phát triển nghề nuôi tôm sú ở Sóc Trăng còn những tồn tại, hạn chế cần khắc phục như phát triển và tăng nhanh, nhưng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro chưa bền vững; hạ tầng kỹ thuật chưa được đầu tư đồng bộ, tình trạng ô nhiễm môi trường trong các vùng nuôi chưa được xử lý triệt để; diện tích thiệt hại trong nuôi tôm sú còn phát sinh hàng năm (UBND tỉnh Sóc Trăng,
    2006). Mô hình nuôi tôm sú TC và BTC ở tỉnh ngày càng phát triển và gia tăng diện tích nhưng thực trạng về kỹ thuật nuôi của người dân đang áp dụng và hiệu quả kinh tế của từng mô hình nuôi chưa được đánh giá tổng kết đầy đủ.

    Để đáp ứng nhu cầu này chúng ta cần phải tiến hành nghiên cứu “Phân tích hiệu quả kinh tế và kỹ thuật của mô hình nuôi tôm sú (Penaeus monodon) TC và BTC ở tỉnh Sóc Trăng” nhằm đề xuất giải pháp quản lý và phát triển mô hình nuôi tôm mang tính bền vững; giúp nông dân ổn định sản xuất thông qua việc áp dụng các giải pháp quản lý và cải thiện hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của các mô hình nuôi.

    1.1 Mục tiêu nghiên cứu

    Mục tiêu chung:

    Nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả của mô hình nuôi tôm sú TC và BTC ở tỉnh Sóc Trăng để từ đó đưa ra các giải pháp quản lý và cải thiện hiệu quả của mô hình nuôi tôm sú, góp phần giúp nông dân ổn định sản xuất dựa trên hiện trạng đã được đánh giá.
    Các mục tiêu cụ thể gồm có
    (1) Đánh giá được hiệu quả của mô hình nuôi tôm sú TC và BTC ở tỉnh Sóc Trăng.
    (2) Phân tích và đánh giá được các yếu tố kinh tế và kỹ thuật ảnh hưởng đến năng suất và chi phí trong nuôi tôm sú thương phẩm.
    (3) Kiểm chứng mức độ tích luỹ đạm và lân trong tôm và ao nuôi.
    (4) Đề xuất một số giải pháp chủ yếu để cải thiện hiệu quả kinh tế và kỹ thuật của mô hình nuôi tôm sú tại địa bàn nghiên cứu.

    1.2 Giả thuyết nghiên cứu

    (1) Không có sự khác biệt về năng suất tôm nuôi của các mô hình do tác động của nguồn tôm giống, mật độ thả giống, thời gian thả giống, thời gian thu hoạch trong từng mô hình nuôi. Nhưng có sự khác biệt giữa hai mô hình nuôi TC và BTC.
    (2) Không có sự khác biệt về chi phí giống, thức ăn và thuốc/hoá chất đầu tư giữa hai mô hình nuôi tôm TC và BTC.
    (3) Không có sự khác biệt về tổng chi phí và lợi nhuận giữa hai mô hình nuôi.
    (4) Không có sự khác biệt về mật độ thả giống, năng suất, thức ăn, thuốc hóa chất, chi phí biến đổi, thu nhập và lợi nhuận giữa kết quả khảo sát và thực nghiệm.

    1.3 Nội dung nghiên cứu

    - Khảo sát đánh giá tình hình nuôi tôm sú TC và BTC ở Sóc Trăng thông qua các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chủ yếu.
    - Bố trí thực nghiệm theo dõi chỉ tiêu môi trường và kiểm chứng một số chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chủ yếu của hai mô hình nuôi tôm sú TC và BTC tại Sóc Trăng.
    - Đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm cải thiện hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của các mô hình này.

    1.4 Giới hạn của phạm vi nghiên cứu của đề tài

    Do điều kiện thực tế nên đề tài được giới hạn như sau:
    - Tổ chức chọn mẫu điều tra ở các vùng nuôi trọng điểm trong tỉnh.
    - Chỉ theo dõi các chỉ tiêu NO2-, NO3-, TKN, TN, PO43-, TP của môi trường đất, nước
    - Chỉ kiểm chứng bằng thực nghiệm chỉ tiêu năng suất và tổng chi phí, chi phí biến đổi, thu nhập và lợi nhuận.
     
Đang tải...