Luận Văn Phân tích hiệu quả kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ nấm rơm ở huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 2/12/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    PHẦN I: MỞ ĐẦU 1
    1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
    1.2.1 Mục tiêu chung 2
    1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
    1.3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 2
    1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 2
    1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 2
    1.3.3 Những câu hỏi đặt ra cần nghiên cứu 3
    PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 4
    2.1 Cơ sở lý luận 4
    2.1.1 Các khái niệm. 4
    2.1.1.1 Khái niệm nấm 4
    2.1.1.2 Khái niệm nấm rơm 5
    2.1.1.3 Hiệu quả kinh tế. 7
    2.1.1.4 Khái niệm về tiêu thụ hàng hóa và hiệu quả tiêu thụ. 10
    2.1.2 Đặc điểm tổ chức tiêu thụ nấm rơm. 12
    2.1.3 Vai trò ý nghĩa của ngành sản xuất nấm. 14
    2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới tiêu thụ nấm rơm. 16
    2.1.5 Các hình thức tiêu thụ nấm ăn. 18
    2.1.5 Tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm trên thế giới và ở Việt Nam 21
    2.1.5.1 Sự phát triển nghề trồng nấm trên thế giới 21
    2.1.5.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm trong nước 22
    PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
    3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 24
    3.1.1 Đặc điểm tự nhiên 24
    3.1.1.1 Vị trí địa lý 24
    3.1.1.2 Địa hình 25
    3.1.1.3 Khí hậu 25
    3.1.1.4 Tình hình sử dụng đất đai. 25
    3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 28
    3.1.3 Tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm rơm ở Tiên Lãng 32
    3.2 Phương pháp nghiên cứu 36
    3.2.1 Phương pháp chung 36
    3.2.1.1 Phương pháp duy vật biện chứng 36
    3.2.1.2 Phương pháp duy vật lịch sử 36
    3.2.2 Phương pháp cụ thể 36
    3.2.2.1 Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu 36
    3.2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 36
    3.2.2.3 Phương pháp xử lý số liệu 37
    3.2.2.4 Phương pháp phân tích số liệu 37
    3.2.2.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 38
    Phần IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 41
    4.1.1 Quy mô tổ chức sản xuất nấm rơm ở huyện Tiên Lãng 41
    4.1.1.1 Quy mô về số hộ trồng nấm rơm. 41
    4.1.1.2 Quy mô sản xuất nấm rơm của các xã trong huyện 43
    4.1.2 Giá trị sản xuất các loại nấm ăn trong cơ cấu kinh tế 47
    4.1.3 Bố trí mùa vụ trong sản xuất các loại nấm rơm 48
    4.1.4 Các hình thức tổ chức sản xuất nấm rơm 48
    4.1.3.3 Vấn đề chế biến nấm ăn sau thu hoạch 50
    4.2 Các hình thức tổ chức tiêu thụ nấm rơm 50
    4.2.1 Thực trạng tiêu thụ sản phẩm nấm ăn 51
    4.2.2 Hệ thống kênh phân phối sản phẩm nấm rơm 53
    4.2.3 Giá cả sản phẩm nấm rơm 55
    4.3 Đánh giá chung kết quả, hiệu quả tiêu thụ nấm ăn. 56
    4.3.1 Kết quả đạt được 56
    4.3.1.2 Hiệu quả kinh tế trong sản xuất, chế biến một số loại nấm ăn 57
    4.3.3 Hiệu quả xã hội 58
    4.3.4 Hiệu quả môi trường 58
    4.3.3 Kết quả và nguyên nhân đạt được 59
    4.3.2 Những khó khăn và tồn tại, nguyên nhân của tình hình 61
    4.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tiêu thụ nấm ăn ở huyện Tiên Lãng 62
    4.4.1 Các yếu tố sản xuất 62
    4.4.10 Kênh tiêu thụ 65
    4.4.12 Công tác quảng cáo và tiếp thị sản phẩm. 66
    4.4.1 Kỹ thuật và công nghệ 66
    4.5.1 Cơ sở khoa học của định hướng và giải pháp 67
    4.5.1.1 Khí hậu thời tiết Tiên Lãng phù hợp cho sản xuất nấm ăn 67
    4.5.1.2 Nguồn nguyên liệu dồi dào tạo ra khả năng để phát triển nấm ăn 68
    4.5.1.3 Lực lượng lao động còn nhàn rỗi nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất nấm rơm 68
    4.5.1.4 Phát triển nấm rơm hiện nay khai thác một cách có hiệu quả khả năng sản xuất của hộ nông dân trong huyện 68
    4.5.1.5 Thị trường tiêu thụ nấm rơm đã mở rộng trong nội địa cũng như xuất khẩu ra nước ngoài là điều kiện quyết định cho phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn ở Tiên Lãng 69
    4.5.2 Những quan điểm – định hướng trong phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm rơm 70
    4.5.3 Những giải pháp chủ yếu để phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm rơm trên địa bàn huyện 76
    Phần V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 78
    5.1 Kết luận 78
    5.2 Kiến nghị 79


    PHẦN I
    MỞ ĐẦU


    1.1 Tính cấp thiết của đề tài
    Việt Nam là một nước phát triển nông nghiệp lâu đời. Các sản phẩm từ nông nghiệp của nước ta rất phong phú đa dạng và có chất lượng tốt đã đươc xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới, tiêu biểu phải kể đến: gạo, cà phê, hồ tiêu . Với lợi thế về điều kiện tự nhiên thêm vào đó nước ta lại có nguồn phế thải nông nghiệp khá dồi dào, dẫn đến sự hình thành gần như là tất yếu: nghành sản xuất nấm, trong đó trồng nấm rơm là một xu hướng được rất nhều vùng nông thôn chọn lựa để phát triển vì tinh hiệu quả kinh tế của nó
    Nấm rơm hay nấm mũ rơm (danh pháp khoa học: Volvariella volvacea) là một loài nấm trong họ nấm lớn sinh trưởng và phát triển từ các loại rơm rạ. nấm gồm nhiều loài khác nhau, có đặc điểm hình dạng khác nhau như có loại màu xám trắng, xám, xám đen kích thước đường kính “cây nấm” lớn, nhỏ tùy thuộc từng loại. Là loại nấm giàu dinh dưỡng. Nấm rơm chứa nhiều vitamin A, B1, B2, PP, D, E, C và chứa 7 loại a-xít amin, nấm rơm là món ăn trị nhiều bệnh là loại quen thuộc, nhất là các làng quê vì thường được sử dụng làm thực phẩm. Nấm rơm là một loại thực phẩm có từ lâu đời của Việt Nam. Nghề trồng nấm không những đem lại hiệu quả kinh tế mà các món ăn chế biến từ nấm rơm còn là một vị thuốc chữa bệnh cho con người. Việt Nam có khí hậu nhiệt đới rất phù hợp để trồng nấm rơm. Trồng nấm rơm sử dụng ít diện tích, nguồn nguyên liệu chủ yếu được tận dụng từ rơm rạ, chi phí nuôi trồng thấp, giá bán tương đối cao, đem lại hiệu quả cho người trồng nấm.
    Huyện Tiên Lãng là một huyện trồng nấm rơm nhiều nhất của thành phố Hải Phòng. Nhân dân trong huyện ngoài trồng lúa nhằm cung cấp lương thực còn coi trồng nấm rơm là một nghề chính đem lại thu nhập cho gia đình. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của thời tiết, biến động của thị trường, ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế công tác bảo quản nấm thu hoạch còn khó khăn, công tác tiêu thụ nấm rơm trở nên khó khăn. Vì vậy tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Phân tích hiệu quả kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ nấm rơm ở huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng”
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu
    1.2.1 Mục tiêu chung
    Trên cơ sở đánh giá hịêu quả trong tiêu thụ nấm rơm của huyện Tiên Lãng để từ đó đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong tiêu thụ nấm rơm trong những năm tới.
    1.2.2 Mục tiêu cụ thể
    ã Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế, tiêu thụ.
    ã Phân tích và đánh giá hiệu quả trong tiêu thụ nấm rơm của các hộ nông dân tại một số xã của huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng.
    ã Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản phẩm nấm rơm trên thị trường.
    1.3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
    1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
    Nghiên cứu những vấn đề kinh tế kĩ thuật, tổ chức quản lí liên quan đến tiêu thụ nấm rơm. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tiêu thụ nấm rơm trên thị trường
    1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
    * Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng.
    * Phạm vi nội dung: Nghiên cứu hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm nấm rơm của các hộ nông dân trên thị trường.
    * Phạm vi thời gian: Số liệu nghiên cứu của đề tài được xem xét biến động qua 3 năm, từ năm 2009 đến năm 2011.
    1.3.3 Những câu hỏi đặt ra cần nghiên cứu
    - Khái niệm về nấm? Đặc tính sinh học của nấm?
    - Hiệu quả kinh tế là gì? Nêu nội dung và bản chất của hiệu quả kinh tế? Tiêu thụ, hiệu quả tiêu thụ là gì?
    - Thực trạng tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm rơm trên địa bàn huyện Tiên Lãng thành phố Hải Phòng như thế nào?
    - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới công tác tiêu thụ nấm của các hộ nông dân trồng nấm?
    - Các biện pháp nào nhằm nâng cao hiệu quả trong tiêu thụ nấm rơm của các hộ nông dân tại Tiên Lãng?
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...