Luận Văn Phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình trồng rau nhút mùa nước nổi ở thạnh mỹ tây - châu phú - an gi

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Mit Barbie, 9/1/12.

  1. Mit Barbie

    Mit Barbie New Member

    Bài viết:
    2,273
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU



    1.1. Cơ sở hình thành
    Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng sông nước nổi bật với đặc trưng riêng mà thiên nhiên đã ban tặng, đó là hàng năm đều có mùa nước nổi kéo dài suốt 5 tháng liền, có nơi thì xây đê bao khép kín để bảo vệ mùa màng, có nơi thì sống chung với dòng nước phù sa với nhiều chủng loại cá tôm.
    Những nơi không có tuyến đê bao thì đa phần người nông dân nhàn rỗi, chẳng có việc gì làm do đó không có thêm nguồn thu nhập nào khác ngoài khoản thu từ canh tác lúa hay hoa màu. Trong khi đó, họ phải chi tiêu trong suốt mấy tháng mùa nước nổi thật lãng phí. Ngược lại, những nơi có tuyến đê bao khép kín thì người dân lại lao động vất vả quanh năm do phần lớn những nơi này áp dụng một năm 3 vụ lúa. Tuy nhiên, mô hình này hiện nay đang dần kém hiệu quả do canh tác lâu năm đất bị bạc màu dẫn đến năng suất không cao, từ đó việc canh tác của người nông dân không có lời.
    Vì vậy, để người nông dân có thêm nguồn thu nhập và ổn định thì cần phải có một mô hình thích hợp lại vừa tận dụng được những lợi thế mà tự nhiên đã ban cho vùng sông nước này, đó chính là mô hình trồng rau nhút mùa nước nổi (TRNMNN) và mô hình này đang được xã Thạnh Mỹ Tây, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang áp dụng hiện nay.
    Bên cạnh đó, để thấy được tính cần thiết của mô hình TRNMNN, hiện nay nhu cầu về loại rau này trên thị trường rất lớn. Do rau nhút là một loại rau quen thuộc, nó đã gắn kết với con người Việt Nam tự bao giờ. Từ một bữa cơm gia đình, một buổi tiệc ở quán ăn cho đến nhà hàng, khách sạn đều dùng loại rau quen thuộc này. Đặc biệt là trong những năm gần đây, từ những nhà hàng đặc sản đến các quán nhậu bình dân đều xuất hiện nhiều món lẩu: lẩu bò, lẩu cá, lẩu mắm, lẩu cua, Bên cạnh cái lẩu nóng hổi là một dĩa rau với đầy đủ màu sắc và mùi vị: rau muống, bông điên điển, bông súng, bông thiên lý, và một loại rau không thể thiếu đó là rau nhút.
    Mặt khác, mô hình TRNMNN là một trong những mô hình trong Đề án 31 về “Phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân trong mùa nước nổi” của tỉnh An Giang đã được thử nghiệm thành công trong năm 2003. Nắm bắt được nhu cầu tiêu thụ mạnh trong mùa nước nổi, các hộ nông dân đã trồng rau các loại theo nhiều mô hình sản xuất khác nhau, trong đó có mô hình TRNMNN, tỷ lệ lãi/chi phí của các mô hình này là 1,08 đến 1,62 lần tùy loại và cao gấp 3 đến 5 lần so với trồng lúa . Riêng mô hình TRNMNN trên đất ruộng có lãi từ 11 đến 22 triệu đồng/ha, tỷ lệ lãi/chi phí gấp 4 đến 5 lần so với trồng lúa với khoản lãi này đã góp phần mang lại nguồn thu nhập cho người dân và làm giảm tỷ lệ hộ nghèo trong Tỉnh.
    Từ nhu cầu thực tế đó, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này.

    1.2. Mục tiêu nghiên cứu
    Phân tích thực trạng trồng rau nhút ở Xã Thạnh Mỹ Tây, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang vào mùa nước nổi để thấy được hiệu quả của mô hình.
    Từ đó, áp dụng và khai thác hết tiềm năng sẵn có nhằm mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người nông dân và tạo ra lượng sản phẩm để cung cấp cho thị trường cả nước.
    Nghiên cứu để nâng cao hiệu quả kinh tế (HQKT) của mô hình TRNMNN tại Thạnh Mỹ Tây, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang.

    MỤC LỤC


    Danh mục các bảng
    Danh mục các hình
    Danh mục sơ đồ
    Danh mục chữ viết tắt

    Chương 1. MỞ ĐẦU 1

    1.1. Cơ sở hình thành 1
    1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2
    1.3. Phạm vi nghiên cứu 2
    1.3.1. Đối tượng nghiên cứu 2
    1.3.2. Về thời gian 2
    1.3.3. Về không gian 2
    1.3.4. Về nội dung 2
    1.4. Ý nghĩa 2

    Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 4

    2.1. Quan niệm về hiệu quả kinh tế 4
    2.2. Các loại chi phí trong mô hình TRNMNN 4
    2.3. Kênh phân phối 5
    2.4. Khái niệm về tổ hợp tác, hợp tác xã 5
    2.4.1. Hợp tác xã 5
    2.4.2. Tổ hợp tác 6
    2.5. Thị trường 6
    2.6. Phương pháp nghiên cứu 6
    2.6.1. Nguồn dữ liệu 6
    2.6.2. Phương pháp phân tích dữ liệu 7
    2.7. Một số yếu tố về kỹ thuật 7

    Chương 3. TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH TRỒNG RAU NHÚT MÙA NƯỚC NỔI Ở XÃ THẠNH MỸ TÂY - HUYỆN CHÂU PHÚ - TỈNH AN GIANG 10

    3.1. Giới thiệu sơ lược 10
    3.1.1. Sơ lược về mô hình TRNMNN ở xã Thạnh Mỹ Tây, Châu Phú, AG 10
    3.1.2. Hai loại rau nhút trong mô hình 10
    3.2. Sơ đồ mô hình 11
    3.3. Ưu điểm và nhược điểm của mô hình TRNMNN 13
    3.3.1. Ưu điểm 13
    3.3.2. Nhược điểm 13

    Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 14

    4.1. Nguồn lực của hộ nông dân 14
    4.1.1. Giống đầu vào 14
    4.1.2. Đất đai 15
    4.1.3. Nguồn lao động 17
    4.1.4. Trang thiết bị 18
    4.1.5. Quy mô 19
    4.2. Điều kiện phát triển mô hình TRNMNN ở Thạnh Mỹ Tây, Châu Phú, AG 21
    4.2.1. Thuận lợi 21
    4.2.2 . Khó khăn 22
    4.3. HQKT của mô hình TRNMNN ở xã Thạnh Mỹ Tây, Châu Phú, AG 24
    4.3.1. Chi phí sản xuất trong mô hình TRNMNN 24
    4.3.2. HQKT trong mô hình TRNMNN 26
    4.3.3. Kênh phân phối 29
    4.3.4. Các lợi ích mang lại từ mô hình 32
    4.4. Các giải pháp để phát triển và nâng cao HQKT của mô hình TRNMNN ở xã
    Thạnh Mỹ Tây, Châu Phú, AG 33
    4.4.1. Đưa mô hình TRNMNN vào tổ hợp tác nông nghiệp của xã Thạnh Mỹ
    Tây, Châu Phú, An Giang 33
    4.4.2. Trồng rau nhút mùa nước nổi kết hợp với nuôi tôm 33
    4.4.3. Giảm chi phí sản xuất: chi phí giống và chi phí phân, thuốc BVTV 33
    Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 35

    5.1. Kết luận 35
    5.2. Kiến nghị 36

    TÀI LIỆU THAM KHẢO 37
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...