Thạc Sĩ Phân tích hiệu quả huy động và sử dụng nguồn tài chính trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy ở Việt Na

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 30/9/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI CAM ĐOAN

    Tôi xin cam đoan rằng, bản Luận án “Phân tích hiệu quả
    huy động và sử dụng nguồn tài chính trong lĩnh vực phòng cháy
    chữa cháy ở Việt Nam” là công trình nghiên cứu độc lập, do chính
    tôi hoàn thành. Những kết quả trình bày trong Luận án chưa công
    bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, tài liệu tham khảo
    và trích dẫn được sử dụng trong Luận án này đều nêu rõ xuất xứ,
    tác giả và được ghi trong danh mục tài liệu tham khảo.
    Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời cam đoan trên.

    Hà Nội, ngày tháng năm 2014
    Tác giả luận án



    Trịnh Ngọc Bảo Duy


    iii
    MỤC LỤC
    Trang
    Trang phụ bìa i
    Lời cam đoan ii
    Mục lục iii
    Danh mục các chữ viết tắt vii
    Danh mục các bảng viii
    Danh mục các hình ix
    MỞ ĐẦU 1
    TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 5
    Chương 1: LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VÀ
    SỬ DỤNG NGUỒN TÀI CHÍNH TRONG LĨNH VỰC PHÒNG CHÁY
    CHỮA CHÁY 16
    1.1. KHÁI QUÁT VỀ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY 16
    1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của phòng cháy chữa cháy 16
    1.1.2. Vai trò của phòng cháy chữa cháy với phát triển kinh tế - xã hội 24
    1.2. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG NGUỒN TÀI
    CHÍNH TRONG LĨNH VỰC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY 26
    1.2.1. Nguồn lực tài chính sử dụng trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy 26
    1.2.2. Hiệu quả huy động và sử dụng nguồn tài chính trong lĩnh vực
    phòng cháy chữa cháy 35
    1.2.3. Mục đích, ý nghĩa của phân tích hiệu quả huy động và sử dụng
    nguồn tài chính trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy 39
    1.2.4. Nội dung và hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả huy động và sử
    dụng nguồn tài chính trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy 40
    1.2.5. Phương pháp phân tích hiệu quả huy động và sử dụng nguồn tài
    chính trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy 49
    1.2.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động và sử dụng nguồn
    tài chính trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy 54
    1.2.7. Tổ chức phân tích hiệu quả huy động và sử dụng nguồn tài chính
    trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy 59 iv
    1.3. KINH NGHIỆM CÁC NƯỚC VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY
    ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG NGUỒN TÀI CHÍNH CHO LĨNH VỰC
    PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO
    VIỆT NAM 63
    1.3.1. Kinh nghiệm của một số nước 63
    1.3.2. Bài học kinh nghiệm về nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng
    nguồn tài chính trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy ở Việt Nam 66
    Kết luận chương 1 69
    Chương 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VÀ
    SỬ DỤNG NGUỒN TÀI CHÍNH TRONG LĨNH VỰC PHÒNG CHÁY
    CHỮA CHÁY Ở VIỆT NAM 70
    2.1. KHÁI QUÁT VỀ LĨNH VỰC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY Ở
    VIỆT NAM 70
    2.1.1. Tình hình cháy nổ ở Việt Nam trong những năm qua 70
    2.1.2. Khái quát về lực lượng phòng cháy chữa cháy ở Việt Nam 71
    2.1.3. Thực trạng về cơ sở vật chất của lực lượng phòng cháy chữa cháy
    Việt Nam 74
    2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG
    NGUỒN TÀI CHÍNH TRONG LĨNH VỰC PHÒNG CHÁY CHỮA
    CHÁY Ở VIỆT NAM 79
    2.2.1. Cơ chế huy động và sử dụng nguồn tài chính trong lĩnh vực phòng
    cháy chữa cháy 79
    2.2.2. Phân tích thực trạng hiệu quả huy động nguồn tài chính trong lĩnh
    vực phòng cháy chữa cháy 86
    2.2.3. Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng nguồn tài chính trong lĩnh
    vực phòng cháy chữa cháy 96
    2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG
    VÀ SỬ DỤNG NGUỒN TÀI CHÍNH TRONG LĨNH VỰC PHÒNG
    CHÁY CHỮA CHÁY Ở VIỆT NAM 103
    2.3.1. Những thành tựu, kết quả đạt được 103
    2.3.2. Những hạn chế, bất cập 108
    2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập 120
    Kết luận chương 2 122 v
    Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VÀ SỬ
    DỤNG NGUỒN TÀI CHÍNH TRONG LĨNH VỰC PHÒNG CHÁY
    CHỮA CHÁY Ở VIỆT NAM 123
    3.1. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN LĨNH VỰC PHÒNG CHÁY CHỮA
    CHÁY Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN
    NĂM 2030 123
    3.1.1. Dự báo tình hình phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu phát triển
    lĩnh vực phòng cháy chữa cháy 123
    3.1.2. Quy hoạch phát triển lĩnh vực phòng cháy chữa cháy đến năm
    2020 và tầm nhìn đến năm 2030 126
    3.1.3. Phương hướng nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng nguồn tài
    chính trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy trong thời gian tới 132
    3.2. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG
    NGUỒN TÀI CHÍNH TRONG LĨNH VỰC PHÒNG CHÁY CHỮA
    CHÁY Ở VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM TỚI 135
    3.2.1. Đổi mới cơ chế huy động và sử dụng nguồn tài chính trong lĩnh
    vực phòng cháy chữa cháy 135
    3.2.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả huy động nguồn tài chính trong
    lĩnh vực phòng cháy chữa cháy 142
    3.2.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài chính trong
    lĩnh vực phòng cháy chữa cháy 149
    3.2.4. Thường xuyên tiến hành và không ngừng hoàn thiện hệ thống chỉ
    tiêu, phương pháp phân tích hiệu quả huy động và sử dụng nguồn
    tài chính trong lĩnh vực PCCC, đồng thời hoàn thiện tổ chức
    công tác phân tích 153
    3.3. CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ THỰC HIỆN THÀNH CÔNG
    CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT 157
    3.3.1. Xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật và tuyên truyền, phổ
    biến, giáo dục pháp luật liên quan đến lĩnh vực phòng cháy
    chữa cháy 157
    3.3.2. Tăng cường tổng kết, đánh giá việc xã hội hóa và hiệu quả huy
    động, sử dụng nguồn tài chính trong lĩnh vực phòng cháy
    chữa cháy 160 vi
    3.3.3. Triển khai thực hiện huy động tiềm lực khoa học và công nghệ
    cho công tác phòng cháy chữa cháy 161
    3.3.4. Nâng cao chất lượng và năng lực công tác của đội ngũ cán bộ làm
    công tác tài chính lĩnh vực phòng cháy chữa cháy 162
    Kết luận chương 3 163
    KẾT LUẬN 165
    DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN
    QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 167
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 168
    PHỤ LỤC 176 vii
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN


    CAND Công an nhân dân
    CNCH Cứu nạn, cứu hộ
    KTXH Kinh tế - Xã hội
    NSNN Ngân sách nhà nước
    ODA Viện trợ phát triển chính thức
    PCCC Phòng cháy chữa cháy
    TSCĐ Tài sản cố định
    XDCB Xây dựng cơ bản
    viii
    DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN

    Số hiệu Tên bảng Trang

    Bảng 2.1: Thống kê về số lượng và tình trạng xe chữa cháy hiện nay 75
    Bảng 2.2: Các nguồn tài chính cho lĩnh vực PCCC từ năm 2008 - 2012 86
    Bảng 2.3: Cơ cấu các nguồn tài chính cho lĩnh vực PCCC từ 2008 - 2012 87
    Bảng 2.4: Nguồn tài chính từ NSNN cho lĩnh vực PCCC từ năm 2008 - 2012 89
    Bảng 2.5: Nguồn tài chính ngoài NSNN trong lĩnh vực PCCC từ năm 2008 - 2012 91
    Bảng 2.6: Tổng hợp các công trình được thẩm duyệt về PCCC từ năm 2008 - 2012
    của 10 tỉnh, thành phố điển hình 94
    Bảng 2.7: Ước lượng vốn đầu tư cho hạng mục PCCC trong các công trình
    được thẩm duyệt về PCCC từ năm 2008 - 2012 95
    Bảng 2.8: Nội dung chi ngân sách trung ương cho lĩnh vực PCCC từ 2008 - 2012 96
    Bảng 2.9: Nội dung chi ngân sách địa phương cho lĩnh vực PCCC từ 2008 - 2012 99
    Bảng 3.1: Nhu cầu trang bị phương tiện chữa cháy và CNCH từ năm 2013 - 2015 129
    ix
    DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG LUẬN ÁN


    Số hiệu Tên hình Trang
    Hình 2.1: Tương quan giữa tốc độ tăng của NSNN, tổng nguồn tài chính
    cho lĩnh vực PCCC và ngân sách chi an ninh toàn ngành Công an
    từ năm 2008 - 2012 87
    Hình 2.2: Tương quan giữa tốc độ tăng của nguồn tài chính từ NSNN, ngoài
    NSNN và nguồn tài chính trong lĩnh vực PCCC từ năm 2008 - 2012 92
    Hình 2.3: Tương quan giữa tốc độ của tăng chi thường xuyên, XDCB, mua
    sắm trang bị và ngân sách trung ương chi cho lĩnh vực PCCC từ
    năm 2008 - 2012 96
    Hình 3.1: Diễn biến cháy nổ từ năm 1990 - 2010 và dự báo đến năm 2020 126
    Hình 3.2: Quy hoạch về tổ chức bộ máy của lực lượng Cảnh sát PCCC và
    CNCH từ năm 2012 - 2020 128

    1
    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
    Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, cơ sở vật chất ngày càng hiện đại, thì
    tính chất nguy hiểm của cháy, nổ ngày càng gia tăng, nguy cơ cháy và thiệt hại do
    cháy gây ra cũng ngày càng lớn. Trong bối cảnh hiện nay, khi nước ta đang bước
    vào giai đoạn đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, mở cửa, hội nhập quốc tế,
    công nghiệp hóa, hiện đại hóa; các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, trung tâm
    thương mại, tòa nhà cao tầng được xây dựng ngày càng nhiều; tốc độ đô thị hóa
    diễn ra nhanh chóng; các ngành sản xuất, kinh doanh, vận chuyển các loại hàng hóa,
    vật tư, nguyên vật liệu có nguy hiểm về cháy, nổ ngày càng gia tăng, Đi đôi với
    đó là sự gia tăng các vụ hỏa hoạn với mức độ thiệt hại về người, tài sản ngày càng
    lớn. Nhiều vụ cháy không những gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, mà
    còn làm ảnh hưởng đáng kể đến môi trường đầu tư, môi trường sinh thái, cũng như
    gây tác động tiêu cực đến sự ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và sự
    phát triển KTXH đất nước trước mắt cũng như lâu dài.
    Dự báo trong những năm tới, tình hình cháy, nổ còn diễn biến phức tạp, nếu
    không chủ động PCCC tốt, thì thiệt hại do cháy, nổ gây ra sẽ hết sức nghiêm trọng,
    khó lường. Để chủ động PCCC, hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy và thiệt hại
    do cháy gây ra, Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền địa phương luôn đặc biệt
    quan tâm trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác PCCC. Năm 2001, Luật PCCC đã được
    Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 9 thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày
    4/10/2001. Ngày 4/4/2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 35/2003/NĐ-CP quy
    định chi tiết thi hành một số điều của Luật PCCC. Ngoài ra, còn nhiều văn bản quy
    phạm pháp luật quan trọng khác được các cấp có thẩm quyền ban hành nhằm tăng
    cường hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước, cũng như trong công tác lãnh đạo,
    chỉ đạo mọi mặt về PCCC. Sau hơn 13 năm thực hiện Luật PCCC, ngày 22/11/2013
    Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
    PCCC, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2014. Hiện nay, Bộ Công an đang phối
    hợp với các cơ quan chức năng nhà nước để nghiên cứu, ban hành các văn bản quy
    định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật PCCC (sửa đổi, bổ sung). Tuy nhiên, trên
    thực tế công tác PCCC vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu phát 2
    triển KTXH. Thực trạng đó do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, trong
    đó có một nguyên nhân khá quan trọng là việc huy động và sử dụng nguồn tài chính
    trong lĩnh vực PCCC còn nhiều hạn chế, bất cập và chưa thực sự đạt được hiệu quả
    như mong muốn, chưa theo kịp thực tiễn đòi hỏi của công tác PCCC hiện nay.
    Chính vì vậy, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “Phân tích hiệu quả huy động
    và sử dụng nguồn tài chính trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy ở Việt Nam”
    làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ của mình.
    Trên cơ sở những vấn đề lý luận chung và thực trạng về phân tích hiệu quả huy
    động và sử dụng nguồn tài chính trong lĩnh vực PCCC ở Việt Nam trong giai đoạn
    từ năm 2008 - 2012, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động
    và sử dụng nguồn tài chính trong lĩnh vực PCCC cho giai đoạn từ nay đến năm
    2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
    2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của luận án là công tác PCCC, hiệu quả huy động và sử
    dụng nguồn tài chính trong lĩnh vực PCCC ở Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu của đề
    tài được giới hạn là công tác PCCC, hiệu quả huy động và sử dụng nguồn tài chính
    trong lĩnh vực PCCC ở Việt Nam giai đoạn 2008 - 2012.
    Mặt khác, do những khó khăn, hạn chế trong công tác kế toán, thống kê về
    nguồn tài chính và việc sử dụng nguồn tài chính trong lĩnh vực PCCC, nên việc khai
    thác số liệu trong lĩnh vực này của cả nước là rất khó thực hiện được trong điều kiện
    hiện nay. Vì vậy, các số liệu về các nguồn tài chính mà luận án nghiên cứu, khảo sát
    chủ yếu liên quan đến các nguồn tài chính trong các năm từ năm 2008 - 2012 do các
    cơ quan chức năng thuộc Bộ Công an quản lý, sử dụng hoặc theo dõi.
    3. Phương pháp nghiên cứu
    - Trong quá trình nghiên cứu, luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa
    duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
    - Lý luận của kinh tế học và kinh tế học công cộng được sử dụng như là một
    công cụ quan trọng để đánh giá, luận giải những cơ sở lý luận về phân tích hiệu quả
    huy động và sử dụng nguồn tài chính trong lĩnh vực PCCC.
    - Ngoài ra, luận án còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học kinh tế
    như các phương pháp phân tích (phương pháp phân tích tỷ lệ, phương pháp phân 3
    tích chi tiết, phương pháp phân tích nhân tố, .), phương pháp hệ thống hóa, phương
    pháp diễn giải, phương pháp so sánh, phương pháp đồ thị hóa, .
    4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
    - Bằng lý luận kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lê nin và lý luận về kinh tế học
    hiện đại, luận án làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận về PCCC - một hàng hóa
    công cộng đặc thù; vai trò của PCCC đối với phát triển KTXH; nguồn tài chính
    trong lĩnh vực PCCC; hiệu quả huy động và sử dụng nguồn tài chính trong lĩnh vực
    PCCC và phương pháp phân tích hiệu quả huy động và sử dụng nguồn tài chính
    trong lĩnh vực PCCC.
    - Đánh giá khái quát về tình hình lực lượng và trang thiết bị của lực lượng
    PCCC Việt Nam cũng như hiệu quả huy động và sử dụng nguồn tài chính trong lĩnh
    vực PCCC giai đoạn từ năm 2008 - 2012; những kết quả đạt được, những bất cập,
    hạn chế và nguyên nhân của những bất cập, hạn chế. Chính những đánh giá này
    giúp đưa ra được cái nhìn khách quan, toàn diện về những thuận lợi cũng như
    những khó khăn, thách thức trong việc nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng
    nguồn tài chính trong lĩnh vực PCCC ở Việt Nam trong thời gian tới.
    - Trên cơ sở dự báo tình hình phát triển KTXH, nhu cầu về dịch vụ PCCC và
    quy hoạch phát triển lĩnh vực PCCC đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030, luận án
    đề ra các giải pháp phù hợp để phát huy những thuận lợi cũng như khắc phục những
    khó khăn, thách thức nhằm nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng nguồn tài chính
    trong lĩnh vực PCCC ở Việt Nam từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030,
    góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô, đó là ổn định KTXH, từng bước
    nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực, tăng cường an toàn về tính mạng và tài
    sản của nhân dân.
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
    Luận án cần đi vào hệ thống hóa, làm rõ những vấn đề lý luận về phân tích hiệu
    quả huy động và sử dụng nguồn tài chính trong lĩnh vực PCCC nói chung, đánh giá
    thực trạng về phân tích hiệu quả huy động và sử dụng nguồn tài chính trong lĩnh vực
    PCCC Việt Nam trong những năm qua để rút ra được những những ưu điểm, kết quả
    đạt được và những hạn chế, bất cập cũng như các nguyên nhân của các hạn chế, bất
    cập đó. Qua đó luận án đề xuất được các giải pháp phát huy những ưu điểm, kết quả
    đạt được, khắc phục những hạn chế, bất cập nhằm nâng cao hiệu quả huy động và sử 4
    dụng nguồn tài chính sách trong lĩnh vực PCCC nước ta trong những năm tới. Nói
    một cách khác, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án là phân tích, đánh giá các cơ sở lý
    luận và thực tiễn để trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:
    Câu hỏi 1: Đặc điểm của các nguồn tài chính trong lĩnh vực PCCC và nội dung,
    nguyên tắc, các yêu cầu cơ bản trong sử dụng nguồn tài chính trong lĩnh vực PCCC?
    Câu hỏi 2: Nội hàm khái niệm, các chỉ tiêu đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng
    đến hiệu quả huy động và sử dụng nguồn tài chính trong lĩnh vực PCCC?
    Câu hỏi 3: Mục đích, ý nghĩa, nội dung, phương pháp phân tích hiệu quả huy
    động và sử dụng nguồn tài chính trong lĩnh vực PCCC?
    Câu hỏi 4: Những đặc điểm của công tác phân tích hiệu quả huy động và sử
    dụng nguồn tài chính trong lĩnh vực PCCC nước ta trong những năm vừa qua?
    Câu hỏi 5: Những kết quả đạt được và những hạn chế trong phân tích hiệu quả
    huy động và sử dụng nguồn tài chính trong lĩnh vực PCCC nước ta trong những năm
    vừa qua?
    Câu hỏi 6: Các giải pháp phát huy kết quả, khắc phục hạn chế nhằm nâng cao
    hiệu quả huy động và sử dụng nguồn tài chính trong lĩnh vực PCCC nước ta trong
    thời gian tới?
    Như vậy, bên cạnh việc hệ thống hóa, phát triển về lý luận, học thuật đối với
    chuyên ngành phân tích hoạt động kinh tế, thì mục tiêu chính của luận án là thông
    qua việc phân tích này để đề xuất được các giải pháp về cơ chế, chính sách thích hợp
    nhằm nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng nguồn tài chính trong lĩnh vực PCCC
    nước ta trong thời gian tới.
    6. Kết cấu của luận án
    Ngoài phần mở đầu, tổng quan tình hình nghiên cứu, kết luận, danh mục công
    trình của tác giả đã công bố liên quan đến đề tài luận án và danh mục tài liệu tham
    khảo, nội dung chính của luận án gồm 3 chương (149 trang).
    Chương 1: Lý luận về phân tích hiệu quả huy động và sử dụng nguồn tài
    chính trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy (54 trang)
    Chương 2: Phân tích thực trạng hiệu quả huy động và sử dụng nguồn tài
    chính trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy ở Việt Nam (53 trang)
    Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng nguồn tài
    chính trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy ở Việt Nam (42 trang)
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...