Luận Văn Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng và cơ cấu vốn sản xuất kinh doanh của nông hộ tại Ngân hàng nô

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 25/4/12.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    GIỚI THIỆU
    1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
    Nền nông nghiệp nước ta nói chung, tỉnh Hậu Giang nói riêng có vị trí chiến lược quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế. Trong nền kinh tế hội nhập như hiện nay, để hòa nhập vào sự phát triển của nền kinh tế thế giới thì Việt Nam phải không ngừng phấn đấu để đưa đất nước mình phát triển. Để làm được điều đó thì ngoài các yếu tố cần thiết như các chủ trương chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước thì cần phải có sự trợ giúp vốn từ Nhà nước. Nguồn vốn được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau nhưng nguồn vốn dồi dào nhất, kịp thời nhất là nguồn vốn Ngân hàng. Vì vậy, vai trò của các Ngân hàng mà đặc biệt là Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn là rất quan trọng.
    Từ đó mối quan hệ giữa hoạt động tín dụng với nền nông nghiệp không chỉ là yêu cầu khách quan mà còn là điều kiện cần thiết để đảm bảo sự liên tục của quá trình sản xuất và kinh doanh trong nông nghiệp. Tác dụng tích cực của tín dụng nông thôn đã và đang đưa nền nông nghiệp Đồng Bằng Sông Cửu Long từng bước tiến lên. Song bên cạnh việc phát triển kinh tế nông nghiệp ngày càng tăng thì nhu cầu vay vốn ngắn hạn của nông dân để đầu tư vào các đối tượng như: trồng lúa, mía, chăn nuôi và ngành nghề khác theo chu kỳ sản xuất cũng phát triển mạnh, điều đó đã làm cho cơ cấu vốn sản xuất kinh doanh của nông hộ cũng tăng lên một cách đáng kể nhất là nguồn vốn vay ngân hàng. Tuy nhiên, vốn của Ngân hàng thì có hạn. Do đó, vấn đề đặt ra là phải làm sao nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng để phần nào đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng một cách hợp lý nhất, đồng thời thu hồi vốn một cách hiệu quả nhất.
    Từ những lý do nêu trên nên em chọn đề tài “Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụngcơ cấu vốn sản xuất kinh doanh của nông hộ tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phụng Hiệp” để đi sâu nghiên cứu và từ đó đề ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng nông thôn để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng.

    1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    1.2.1 Mục tiêu chung
    - Phân tích tình hình huy động vốn của NHNo & PTNT huyện Phụng Hiệp qua 3 năm (2005 – 2006 – 2007)
    - Phân tích tình hình cho vay, thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn và cơ cấu vốn sản xuất kinh doanh của nông hộ huyện Phụng Hiệp
    1.2.2 Mục tiêu cụ thể
    - Phân tích hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT huyện Phụng Hiệp qua 3 năm (2005 – 2006 – 2007)
    - Phân tích thực trạng cơ cấu vốn sản xuất kinh doanh của nông hộ huyện Phụng Hiệp
    - Nhận xét và đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng và khả năng của Ngân hàng trong việc đáp ứng vốn vay cho nông hộ huyện Phụng Hiệp thông qua cơ cấu vốn
    - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng và khả năng đáp ứng vốn vay cho nông hộ tại NHNo & PTNT huyện Phụng Hiệp
    1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    1.3.1 Phạm vi về không gian
    - Hệ thống NHNo & PTNT được mở rộng ở tất cả các huyện, thị trong cả nước nhưng đề tài này tập trung nghiên cứu hiệu quả hoạt động tín dụng và cơ cấu vốn sản xuất kinh doanh của nông hộ tại NHNo & PTNT huyện Phụng Hiệp
    - Các số liệu dùng để thực hiện phân tích đề tài được cung cấp từ phòng Tín dụng – NHNo & PTNT huyện Phụng Hiệp
    1.3.2 Phạm vi về thời gian
    - Luận văn được thực hiện trong thời gian từ ngày 12/02/2008 đến ngày 25/04/2008 cũng chính là thời gian em thực tập tại NHNo & PTNT huyện Phụng Hiệp.
    - Thông tin số liệu được sử dụng để phân tích đề tài được lấy chủ yếu trong 3 năm (2005-2006-2007) từ phòng Tín dụng – NHNo & PTNT huyện Phụng Hiệp.

    1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
    - Hoạt động tín dụng và cơ cấu vốn sản xuất kinh doanh của nông hộ tại NHNo & PTNT huyện Phụng Hiệp.
    - Điểm mạnh và điểm yếu của Ngân hàng
    CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1
    1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1
    1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
    1.2.1 Mục tiêu chung 2
    1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
    1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
    1.3.1 Phạm vi về không gian 2
    1.3.2 Phạm vi về thời gian 2
    1.3.3 Đối tượng nghiên cứu 3
    CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
    2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 4
    2.1.1 Những vấn đề liên quan đến hoạt động tín dụng 4
    2.1.1.1 Khái niệm tín dụng 4
    2.1.1.2 Vai trò của tín dụng 4
    2.1.1.3 Bản chất của tín dụng 4
    2.1.1.4 Chức năng của tín dụng 4
    2.1.1.5 Phân loại tín dụng 5
    2.1.1.6 Rủi ro tín dụng và phân tích tín dụng 5
    2.1.1.7 Quy chế và quy trình cho vay của NHNo & PTNT
    huyện Phụng Hiệp 7
    2.1.2 Một vài chỉ tiêu áp dụng trong phân tích 12
    2.1.2.1 Doanh số cho vay trên vốn huy động 12
    2.1.2.2 Dư nợ trên nguồn vốn huy động 12
    2.1.2.3 Nợ quá hạn trên tổng dư nợ 12
    2.1.2.4 Hệ số thu nợ 12
    2.1.2.5 Vòng quay tín dụng 13
    2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
    2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 13
    2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 14
    CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
    VÀ CƠ CẤU VỐN SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA NÔNG HỘ 16
    3.1 ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH HUYỆN PHỤNG HIỆP 16
    3.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 16
    3.1.2 Dân số, lao động và việc làm 16
    3.1.3 Đặc điểm kinh tế - xã hội 17
    3.2 VÀI NÉT GIỚI THIỆU VỀ NHNo & PTNT HUYỆN PHỤNG HIỆP 18
    3.2.1 Quá trình hình thành và phát triển 18
    3.2.1.1 Lịch sử hình thành 18
    3.2.1.2 Quá trình phát triển và hoạt động 18
    3.2.1.3 Các loại hình hoạt động 18
    3.2.2 Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của Ngân hàng 19
    3.2.3 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng ban 19
    3.3 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUA 3 NĂM (2005 – 2006 – 2007) 21
    3.4 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG TRONGTHỜI GIAN TỚI 22
    3.4.1 Thuận lợi 22
    3.4.2 Khó khăn 23
    3.4.3 Phương hướng hoạt động 23
    3.5 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHNo & PTNT HUYỆN PHỤNG HIỆP 24
    3.5.1 Tình hình huy động vốn 24
    3.5.2 Tình hình nguồn vốn 25
    3.6 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CƠ CẤU VỐN SẢN XUẤT KINH DOANH
    CỦA NÔNG HỘ HUYỆN PHỤNG HIỆP 27
    3.6.1 Khái quát tình hình thực tế huyện Phụng Hiệp 27
    3.6.2 Mục đích sử dụng vốn vay của hộ dân 27
    3.6.3 Điều kiện vay vốn 27
    3.6.4 Nhu cầu vay vốn để sản xuất kinh doanh của nông hộ 28
    3.6.5 Cơ cấu vốn sản xuất kinh doanh của nông hộ huyện Phụng Hiệp 29
    3.6.5.1 Cơ cấu vốn trồng lúa 29
    3.6.5.2 Cơ cấu vốn trồng mía 30
    3.6.5.3 Cơ cấu vốn nuôi heo 31
    3.6.5.4 Cơ cấu vốn nuôi thuỷ sản 32
    CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHNO & PTNT HUYỆN PHỤNG HIỆP 34
    4.1 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DOANH SỐ CHO VAY 34
    4.1.1 Doanh số cho vay theo địa bàn 34
    4.1.2 Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng 36
    4.1.3 Doanh số cho vay theo ngành kinh tế 37
    4.1.4 Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế 39
    4.2 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 41
    4.2.1 Phân tích tình hình thu nợ 41
    4.2.1.1 Doanh số thu nợ theo địa bàn 41
    4.2.1.2 Doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng 43
    4.2.1.3 Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế 44
    4.2.1.4 Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế 46
    4.2.2 Phân tích tình hình dư nợ 47
    4.2.2.1 Dư nợ theo địa bàn 47
    4.2.2.2 Dư nợ theo thời hạn tín dụng 49
    4.2.2.3 Dư nợ theo ngành kinh tế 50
    4.2.2.4 Dư nợ theo thành phần kinh tế 52
    4.2.3 Phân tích nợ quá hạn qua 3 năm (2005 – 2006 – 2007) 53
    4.2.3.1 Nợ quá hạn theo thời hạn tín dụng 53
    4.2.3.2 Nợ quá hạn theo ngành kinh tế 55
    4.3 NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ 57
    4.3.1 Hiệu quả hoạt động tín dụng 57
    4.3.1.1 Hiệu quả đối với chính bản thân Ngân hàng 57
    4.3.1.2 Hiệu quả đối với khách hàng 60
    4.3.1.3 Hiệu quả đối với nền kinh tế - xã hội 62
    4.3.2 Hoạt động tín dụng của Ngân hàng qua 3 năm (2005 – 2006 – 2007) 62
    4.3.3 Khả năng đáp ứng vốn vay cho nông hộ tại Ngân hàng 63
    CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP 65
    5.1 GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN 65
    5.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG, GIẢM THIỂU RỦI RO 66
    5.3 GIẢI PHÁP ÁP DỤNG ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TRONG THỜI GIAN TỚI 67
    5.4 GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG NÔNG THÔN ĐỂ ĐÁP ỨNG VỐN VAY CHO NÔNG HỘ SẢN XUẤT KINH DOANH 68
    CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 71
    6.1 KẾT LUẬN 71
    6.2 KIẾN NGHỊ 72
    6.2.1 Đối với Chính phủ và Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam 72
    6.2.2 Đối với Chính quyền địa phương, UBND tỉnh Hậu Giang 72
    6.2.3 Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phụng Hiệp 73
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...