Chuyên Đề Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại Sacombank chi nhánh Cần Thơ

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Cơ sở hình thành đề tài:
    Như chúng ta đã biết, Việt Nam đã và đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới với rất nhiều cơ hội và thách thức. Từ một nước có nền kinh tế tập trung chuyển sang nền kinh tế thị trường nên mọi sự tăng trưởng hay suy thoái của kinh tế thế giới điều tác động đến, điều đó được thể hiện khá sâu sắc trong giai đoạn năm 2009 – 2011.
    Năm 2009, nền kinh tế thế giới đã dần được phục hồi với những dự báo khả quan. Tuy nhiên, đối với kinh tế Việt Nam chủ yếu dựa vào xuất khẩu và đầu tư nước ngoài thì thật sự chưa hồi phục, khi đây là giai đoạn chịu sự ảnh hưởng sâu sắc nhất của khủng hoảng kinh tế thế giới. Các thị trường xuất khẩu giảm mạnh làm cho kinh tế Việt Nam bước vào giai đoạn suy giảm. Đứng trước tình thế đó, chính phủ đã đưa ra những gói kích cầu kinh tế nhằm vựt dậy nền kinh tế.
    Bước sang năm 2010, nền kinh tế Việt Nam đã vượt qua “ đáy ” suy giảm, nhưng tốc độ phục hồi còn chậm và đang chứng kiến sự ảnh hưởng của lạm phát. Như vậy, hoạt động của doanh nghiệp luôn chứa đựng nhiều rủi ro, hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng gặp khó khăn.
    Và đến năm 2011 nền kinh tế thế giới tiếp tục có nhiều biến động bất ổn, với nền kinh tế Mỹ chưa phục hồi, Nhật Bản đang khó khăn, Hàn Quốc chưa đứng vững và Trung Quốc cũng còn lo ngại, đã tác động tiêu cực đến nước ta. Ở trong nước, kinh tế vĩ mô chưa vững chắc, lạm phát đang ở mức cao, sản xuất kinh doanh còn không ít ách tắc, hàng tồn kho lớn, thiên tai dịch bệnh gây ra nhiều thiệt hại, Chính những ảnh hưởng khách quan này đã ảnh hưởng trực tiếp đến các NHTM nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng.
    Trong xu thế chung của đất nước, Thành Phố Cần Thơ cũng không nằm ngoài những điều đó. Do đó tất yếu những diễn biến phức tạp của kinh tế thế giới sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tín dụng của Thành Phố Cần Thơ nói riêng và cả nước nói chung. Vì vậy, để hoạt động kinh doanh của ngân hàng được ổn định và phát triển, đảm bảo có hiệu quả và hạn chế được rủi ro thì cần có những giải pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng. Đó chính là lý do tôi chọn đề tài “ Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại Sacombank chi nhánh Cần Thơ ” trong giai đoạn năm 2009 – 2011 đánh giá xem hoạt động tín dụng thực sự có hiệu quả chưa, từ đó đưa ra những biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng nhằm tăng lợi nhuận chi nhánh nói riêng, đóng góp vào sự phát triển kinh tế Thành Phố Cần Thơ nói chung.
    2. Mục tiêu nghiên cứu:
    2.1. Mục tiêu chung:
    Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại Sacombank chi nhánh Cần Thơ để xác định những ưu, nhược điểm tồn tại ở đây, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Sacombank chi nhánh Cần Thơ.
    2.2. Mục tiêu cụ thể:
    Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng là tập trung nghiên cứu những vấn đề cụ thể sau:
    ã Phân tích hoạt động tín dụng:
    + Doanh số cho vay
    + Doanh số thu nợ
    + Dư nợ
    + Nợ xấu
    ã Phân tích chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng .
    ã Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Sacombank chi nhánh Cần Thơ.
    3. Phương pháp nghiên cứu:
    3.1. Phương pháp thu thập số liệu:
    Số liệu của đề tài chủ yếu là số liệu thứ cấp được thu thập từ bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo thường niên tại Sacombank chi nhánh Cần Thơ trong giai đoạn từ năm 2009 - 2011.
    3.2. Phương pháp phân tích số liệu:
    - Sử dụng phương pháp so sánh, phân tích và thống kê mô tả để mô tả tình hình hoạt hoạt động kinh doanh, tốc độ các chỉ tiêu về doanh số cho vay, doanh số thu nợ, tình hình dư nợ, chỉ tiêu nợ xấu ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng của sacombank chi nhánh Cần Thơ.
    + Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối:
    So sánh bằng số tuyệt đối là so sánh mức độ đạt được của chỉ tiêu kinh tế ở những khoảng thời gian, không gian khác nhau, so sánh giữa trị số của chỉ tiêu kinh tế kỳ phân tích so với kỳ gốc, kết quả so sánh biểu hiện biến động về khối lượng, quy mô của chỉ tiêu kinh tế nào đó. Hay nói cách khác so sánh bằng số tuyệt đối biểu hiện kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với trị số kỳ gốc.
    [​IMG]
    Với :
    ∆: Mức biến động của hai chỉ tiêu
    y[SUB]1[/SUB]: Giá trị kỳ nghiên cứu
    y[SUB]0[/SUB]: Giá trị kỳ gốc
    + Phương pháp so sánh bằng số tương đối (dựa vào tốc độ tăng trưởng):
    Là so sánh số liệu giữa hai năm, số liệu năm sau (năm phân tích) so với số liệu năm trước (năm gốc). Kết quả so sánh biểu hiện biến động theo phần
    trăm (%) của giá trị các hiện tượng kinh tế. Hay nói cách khác, so sánh bằng số
    tương đối dựa vào tốc độ tăng trưởng, là biểu hiện kết quả phép chia hai trị số, mức biến động (∆) với trị số năm trước (T[SUB]1[/SUB])[SUB].[/SUB]
    T = [​IMG]* 100
    Trong đó:
    T[SUB]1[/SUB]: Số liệu năm trước;
    T[SUB]2[/SUB]: Số liệu năm sau;
    ∆ = T[SUB]2 [/SUB]- T[SUB]1[/SUB]: Mức biến động giữa T[SUB]2 [/SUB] và T[SUB]1[/SUB];
    T: Tốc độ tăng trưởng của năm sau so với năm trước (%).
    + Phương pháp xử lí số liệu:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...