Luận Văn Phân tích hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế bằng L/C tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nôn

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 25/4/12.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    GIỚI THIỆU
    1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
    Ngày nay, các ngân hàng hiện đại hoạt động đa năng nhằm tăng thu nhập không những từ các nghiệp vụ ngân hàng truyền thống, mà ngày càng mở rộng các nghiệp vụ ngoại bảng như kinh doanh ngoại hối, thanh toán quốc tế (TTQT), bảo lãnh Các hoạt động ngoại bảng mang lại thu nhập cho ngân hàng dưới dạng phí ngày một tăng không những về mặt số lượng mà cả tỷ trọng. Tuy nhiên các hoạt động ngoại bảng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro; đặt biệt, khi một số người cho rằng hoạt động ngoại bảng mang lại thu nhập hấp dẫn nhưng ngân hàng không hề phải bỏ vốn, càng làm cho họ chủ quan lơ là, bất chấp những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
    Trong các nghiệp vụ ngoại bảng, thì TTQT đối với các ngân hàng thương mại (NHTM) là nghiệp vụ quan trọng nhất, có tốc độ tăng trưởng mạnh, mang lại cho ngân hàng khoản thu phí ngày một tăng, thông qua nghiệp vụ TTQT để chắp nối phát triển các nghiệp vụ khác như mua bán ngoại tệ, bảo lãnh, tài trợ xuất nhập khẩu, mở rộng quan hệ tài khoản, tín dụng. Do đó, nghiệp vụ TTQT có thể được coi là nghiệp vụ ngoại bảng đặt trưng của NHTM ngày nay. Trong TTQT, phương thức thanh toán được sử dụng nhiều nhất là phương thức tín dụng chứng từ (thanh toán bằng L/C) vì nó an toàn, giảm thiểu tối đa các rủi ro, bất trắc. Phương thức thanh toán này được nhiều doanh nghiệp và ngân hàng sử dụng bởi tính ưu việt của nó trong việc đảm bảo quyền lợi cho cả người mua lẫn người bán. Mặc dù vậy, phương thức thanh toán bằng L/C vẫn thường xảy ra tranh chấp do kỹ thuật áp dụng tương đối phức tạp, các bên tham gia lại thiếu sự am hiểu tường tận về các thông lệ quốc tế cũng như một số quy định trong L/C. Vậy cần làm gì để nâng cao hiệu quả hoạt động trong thanh toán bằng L/C cũng như mang lại hiệu quả hoạt động cao nhất cho ngân hàng? Với những kiến thức đã tích lũy được qua bốn năm học và một số kiến thức nghiên cứu từ thực tiển em tiến hành phân tích đề tài “Phân tích hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế bằng L/C tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Sóc Trăng” nhằm giải quyết vấn đề về thanh toán L/C cũng như hoàn thiện hơn kiến thức tiếp thu từ sách vở và tiếp cận gần hơn với những phát sinh trong thực tiển.
    1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
    1.2.1 Mục tiêu chung:
    Phân tích và đánh giá hiệu quả thanh toán quốc tế bằng L/C tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Sóc Trăng (Agribank Sóc Trăng). Thấy được những thuận lợi và khó khăn, đưa ra một số giải pháp, kiến nghị để nâng cao hiệu quả TTQT của ngân hàng.
    1.2.2 Mục tiêu cụ thể:
    - Phân tích chung tình hình TTQT bằng L/C tại Agribank Sóc Trăng.
    - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả thanh toán L/C hàng năm của ngân hàng.
    - Xem xét sự ảnh hưởng giữa các nhân tố kinh tế đến việc phát hành L/C.
    - Dự báo doanh số hoạt động trong thời gian tới.
    - Dựa vào thực trạng thanh toán L/C của ngân hàng đề ra giải pháp thu hút thêm khách hàng mới cho ngân hàng.
    1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
    Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu hoạt động TTQT bằng L/C từ năm 2005-2007 tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Sóc Trăng.
    Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình thanh toán trong phương thức tín dụng chứng từ của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Sóc Trăng.
    MỤC LỤC

    CHƯƠNG 1. 1

    GIỚI THIỆU 1

    1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU: 1

    1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: 2

    1.2.1 Mục tiêu chung: 2

    1.2.2 Mục tiêu cụ thể: 2

    1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 2

    CHƯƠNG 2. 3

    PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3

    2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN: 3

    2.1.1 Khái niệm hoạt động tín dụng chứng từ: 3

    2.1.2 Các bên tham gia: 3

    2.1.3 Các loại L/C: 4

    2.1.3.1 L/C có thể hủy ngang(Revocable L/C): 4

    2.1.3.2 L/C không thể hủy ngang(irrevocable L/C): 4

    2.1.3.3 Thư tín dụng xác nhận(Confirmed L/C): 4

    2.1.4 Quy trình thanh toán qua L/C: 4

    2.1.5 Các nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động thanh toán. 5

    2.1.5.1 Mức ký quỹ: 5

    2.1.5.2 Trợ giúp khách hàng trong việc lựa chọn hình thức thanh toán phù hợp: 5

    2.1.5.3 Trợ giúp khách hàng phòng ngừa rủi ro tỷ giá: 5

    2.1.5.4 Thái độ phục vụ của nhân viên: 6

    2.1.5.5 Uy tín của ngân hàng trong việc cần ngân hàng khác xác nhận L/C: 6

    2.1.5.6 Mức chiết khấu: 7

    2.1.5.7 Khả năng thẩm định tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng: 7

    2.1.5.8 Mạng lưới ngân hàng thông báo/ ngân hàng đại lý: 7

    2.1.5.9 Khả năng của doanh nghiệp trong thương mại quốc tế: 8

    2.1.6 Các rủi ro thường xảy ra trong thanh toán tín dụng chứng từ: 8

    2.1.6.1 Rủi ro cho nhà nhập khẩu như: 8

    2.1.6.2 Rủi ro cho nhà xuất khẩu: 9

    2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 9

    2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu: 9

    2.2.2.Phương pháp phân tích số liệu: 9

    CHƯƠNG 3. 11

    PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA AGRIBANK 11

    SÓC TRĂNG 11

    3.1 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP SÓC TRĂNG: 11

    3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển: 11

    3.1.1.1 Lịch sử hình thành: 11

    3.1.1.2 Nhiệm vụ, chức năng và định hướng phát triển: 11

    3.1.1.3 Quá trình hoạt động chính: 12

    3.1.2 cơ cấu tổ chức và nhân sự: 13

    3.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh từ 2005-2007: 14

    3.1.4 Phân tích thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến Agribank Sóc Trăng: 15

    3.1.4.1 Thuận lợi: 15

    3.1.4.2 Khó khăn: 15

    3.1.5 Giới thiệu về phòng thanh toán quốc tế:. 16

    3.2 GIỚI THIỆU QUI TRÌNH THANH TOÁN L/C TẠI NGÂN HÀNG: 16

    3.2.1 L/C xuất khẩu: 16

    3.2.2 L/C nhập khẩu: 17

    3.3 Định hướng phát triển năm 2008: 17

    CHƯƠNG 4. 19

    PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TTQT BẰNG L/C CỦA NGÂN HÀNG 19

    4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TTQT CỦA NGÂN HÀNG: 19

    4.2 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN L/C: 21

    4.3 PHÂN TÍCH TỶ TRỌNG CỦA TỪNG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN: 24

    4.4 DOANH SỐ THANH TOÁN CỦA NGÂN HÀNG SO VỚI CÁC NGÂN HÀNG KHÁC TRONG TỈNH: 25

    4.5 PHÂN TÍCH ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU VỀ TTQT CỦA AGRIBANK SOC TRĂNG: 26

    4.6 PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ THANH TOÁN L/C CỦA NGÂN HÀNG: 32

    4.6.1 Chưa mở rộng tài trợ nhập khẩu: 32

    4.6.2 Chưa đảm nhiệm tốt vai trò của mình: 33

    4.6.3 Chưa đa dạng các dịch vụ trong thanh toán quốc tế: 33

    4.6.4 Chưa khẳng định được uy tín: 34

    4.6.5 Mạng lưới ngân hàng đại lý còn khiêm tốn: 34

    4.6.6 Chưa đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng xuất khẩu: 34

    4.6.7 Chưa thực hiện ưu đãi cho vay đối với khách hàng có uy tín: 35

    4.7 PHÂN TÍCH RỦI RO TRONG THANH TOÁN L/C CỦA AGRIBANK SÓC TRĂNG: 35

    4.8 DỰ BÁO DOANH SỐ THANH TOÁN L/C NĂM 2008: 36

    CHƯƠNG 5. 41

    GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ CHO AGRIBANK SÓC TRĂNG 41

    5.1.Mở rộng hình thức tài trợ xuất nhập khẩu: 41

    5.2 Tư vấn cho khách hàng: 43

    5.2.1 Tìm hiểu kỹ lưỡng bạn hàng: 43

    5.2.1.1 Đối với khách hàng nhập khẩu: 43

    5.2.1.2 Đối với khách hàng xuất khẩu: 43

    5.2.2 Lựa chọn hình thức trả tiền phù hợp với hàng hóa mua bán: 43

    5.2.3 Biết cách phòng ngừa rủi ro tỷ giá: . 44

    5.3 Cần đa dạng các sản phẩm dịch vụ: 44

    5.4 Mở rộng quan hệ đại lý với nhiều ngân hàng trên thế giới: 45

    CHƯƠNG 6. 46

    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 46

    6.1 Kết luận: 46

    6.2 Kiến nghị: 47

    6.2.1 Kiến nghị đến chính phủ: 48

    6.2.2 Kiến nghị đến Lãnh đạo ngân hàng: 48

    6.2.3 Kiến nghị đến chính quyền địa phương: 50
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...