Báo Cáo Phân tích hiệu quả hoạt động tại công ty Cổ phần dược phẩm Danapha

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦUc ê d

    Hiện nay, xu thế phát triển chung của nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế của nước ta nói riêng đòi hỏi các doanh nghiệp phải có nỗ lực rất lớn mới có thể tồn tại và phát triển được. Điều này đòi hỏi các nhà quản trị doanh nghiệp phải biết rõ thực lực của doanh nghiệp mình mà đề ra các phương hướng phát triển phù hợp. Để làm được điều này, nhà quản trị cần thực hiện nghiêm túc việc phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp mình.
    Công tác phân tích hiệu quả hoạt động sẽ giúp cho nhà quản trị có cái nhìn đúng đắn và chính xác thực tế của doanh nghiệp mình, tự đánh giá thế mạnh thế yếu, từ đó có những biện pháp củng cố phát huy hay khắc phục cải tiến. Từ đó, nhà quản trị hay ban lãnh đạo sẽ có những quyết định, những định hướng cho tương lai của doanh nghiệp phù hợp với sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước.
    Xuất phát từ những nhận thức trên và tìm hiểu thực tế trong thời gian thực tập tại công ty, em đã chọn đề tài: “Phân tích hiệu quả hoạt động tại công ty Cổ phần dược phẩm Danapha làm chuyên đề tốt nghiệp cho mình để hiểu thêm về thực trạng tại công ty và đề xuất những hướng giải quyết phù hợp.
    Chuyên đề gồm 3 phần:
    Phần I: Cơ sở lý thuyết về phân tích hiệu quả trong các doanh nghiệp.
    Phần II: Phân tích hiệu quả hoạt động tại công ty cổ phần dược phẩm Danapha.
    Phần III: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tại công ty cổ phần dược phẩm Danapha.
    Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu về lý luận và thực tiễn để thực hiện chuyên đề, mặc dù đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo Th.S.Lê Văn Nam và các cô,các chú phòng Tài chính - Kế toán Công ty Cổ phần dược phẩm Danapha, song do kinh nghiệm và khả năng còn hạn chế nên chuyên đề không tránh khỏi những khuyết điểm, thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, các cô,các chú trong phòng kế toán của Công ty để chuyên đề được hoàn thiện hơn nữa, đồng thời giúp em nâng cao kiến thức để phục vụ tốt hơn cho quá trình học tập và công tác thực tế sau này.
    Em xin chân thành cảm ơn!






    PHẦN I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP1.1. Khái quát chung về hiệu quả hoạt động1.1.1 Khái niệm hiệu quả hoạt động:Hiệu quả là một phạm trù thể hiện mối quan hệ giữa kết quả đầu ra với chi phí hoặc giá trị của các yếu tố đầu vào và được xem xét một cách tổng thể bao gồm nhiều hoạt động. Hiệu quả phản ánh trình độ sử dụng chi phí nguồn lực đầu vào thấp nhất để đạt được kết quả đầu ra cao nhất.Để đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động, ta có công thức chung:
    Kết quả đầu ra
    [​IMG]Hiệu quả hoạt động =
    Các yếu tố đầu vào
    Theo cách hiểu như trên thì hiệu quả hoạt động là đại lượng so sánh giữa chi phí bỏ ra và kết quả đạt được. Hiệu quả hoạt động được nâng cao trong trường hợp kết quả tăng, chi phí giảm và cả trong trường hợp chi phí tăng nhưng tốc độ tăng kết quả nhanh hơn tốc độ tăng chi phí đã chi ra để đạt được kết quả đó. Muốn đánh giá hiệu quả thì phải có kết quả. Kết quả là điều kiện cần, là nền tảng của hiệu quả. Nhưng có kết quả chưa chắc đã có hiệu quả.
    Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất với chi phí bỏ ra thấp nhất. Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp không chỉ được xem xét một cách tổng hợp mà còn được nghiên cứu trên cơ sở các yếu tố thành phần của nó, đó là hiệu quả cá biệt.
    Hiệu quả tài chính thường được các nhà đầu tư quan tâm, một doanh nghiệp có hiệu quả tài chính cao thì sẽ có điều kiện tăng trưởng. Để phát triển doanh nghiệp phải đầu tư và sự đầu tư luôn cần các nguồn vốn. Có hai nguồn vốn chính là vốn chủ sở hữu và vốn vay. Việc huy động vốn sẽ dễ dàng nếu có những chứng cứ về khả năng tạo ra các khoản lãi cao. Hơn nữa nếu tỉ lệ này cao người chủ sở hữu dễ dàng chấp nhận để lại phần lớn lợi nhuận vào việc đầu tư, và như vậy doanh nghiệp có điều kiện bổ sung thêm các phương tiện kinh doanh. Do vậy hiệu quả tài chính là mục tiêu chủ yếu của các nhà quản trị, các nhà lãnh đạo, nhất là trong trường hợp họ cũng là người chủ và có vốn đầu tư.
    Sự tồn tại hiệu quả tài chính sẽ đảm bảo an toàn trong một môi trường tài chính, đặc biệt đối với người cho vay vì lợi nhuận đối với họ là một giao ước, một đảm bảo đối với sự thay đổi của những điều kiện hiệu quả.
    Nghiên cứu hiệu quả tài chính nhằm đánh giá sự tăng trưởng tài sản của doanh nghiệp so với tổng tài sản mà doanh nghiệp hiện có, đó là khả năng sinh lời của nguồn vốn chủ sở hữu.
    Hiệu quả trong doanh nghiệp có thể được xem xét theo:



    Hiệu quả tổng hợp và hiệu quả cá biệt
    Hiệu quả kinh doanh và hiệu quả tài chính
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...