Luận Văn Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Thạn

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 26/4/12.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    GIỚI THIỆU
    1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
    Hiện nay, nước ta đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Sự kiện này sẽ tạo ra nhiều cơ hội đồng thời cũng đặt ra những thách thức cho nền kinh tế Việt Nam, trong đó thị trường tài chính trong nước sẽ có nhiều tiềm năng phát triển cũng như những thách thức đang chờ ở phía trước- mà đặc biệt là các Ngân hàng thương mại, khi mà nước ta là thành viên của WTO thì việc đầu tư vào thị trường tài chính gia tăng. Đặc biệt, là sự tham gia của các tập đoàn tài chính và các Ngân hàng nước ngoài sẽ tạo điều kiện cho các Ngân hàng trong nước học hỏi được nhiều kinh nghiệm quản lý, khoa học- công nghệ nhưng cũng phải đối mặt với việc cạnh tranh công bằng với các Ngân hàng nước ngoài trong khi đó Ngân hàng trong nước còn yếu về mọi mặt. Mặt khác, các doanh nghiệp cần phải có một nguồn tài chính đủ mạnh và ngân hàng hiện nay vẫn là kênh cung ứng vốn hiệu quả cho các doanh nghiệp. Do đó, việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng để đáp ứng thị trường còn đang rất rộng mở, đầy tiềm năng là một việc làm rất cần thiết nhằm duy trì ổn định mức tăng trưởng và phát triển của ngân hàng trong ngắn hạn nói riêng và trong dài hạn nói chung là điều mà các nhà quản trị ngân hàng rất quan tâm trong bối cảnh hội nhập này. Bên cạnh đó, ngân hàng kinh doanh có hiệu quả còn chứng tỏ được rằng đất nước đang trên đà phát triển, các doanh nghiệp và người dân kinh doanh hiệu quả, có thu nhập và mức sống ngày càng cao và văn minh hơn. Điều này đòi hỏi các Ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam phải có những giải pháp tích cực nhằm ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình và sẵn sàng tham gia vào quá trình hội nhập và cạnh tranh này. Chính vì những lý do đó, em đã chọn việc Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Thạnh Phú-Bến Tre để nghiên cứu nhằm tìm ra những giải pháp tích cực để nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng hiện nay và trong thời gian tới.

    MỤC LỤC

    CHƯƠNG 1:GIỚI THIỆU 1
    1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
    1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
    1.2.1. Mục tiêu tổng quát 2
    1.2.2. Mục tiêu cụ thể. 2
    1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
    1.3.1. Không gian và thời gian thực hiện 2
    1.3.2. Đối tượng nghiên cứu 2
    1.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 3
    1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3
    CHƯƠNG 2:PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
    2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 4
    2.1.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại 4
    2.1.2. Các chỉ số tài chính dùng để phân tích 10
    2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
    2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 13
    2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu 13

    CHƯƠNG 3:GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN THẠNH PHÚ-BẾN TRE 14
    3.1. GIỚI THIỆU 14
    3.1.1. Lịch sử hình thành của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. 14
    3.1.2. Lịch sử hình thành của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thạnh Phú 15
    3.2. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOẠT ĐỘNG NĂM 2008 17
    3.2.1. Định hướng 17
    3.2.2. Giải pháp tổ chức thực hiện 18
    CHƯƠNG 4:PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG 21
    4.1. TÌNH HÌNH TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN 21
    4.1.1. Tình hình tài sản 21
    4.1.2. Phân tích tình hình nguồn vốn 25
    4.3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN 32
    4.3.1. Phân tích tình hình cho vay theo thời gian. 32
    4.3.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng. 34
    4.4. PHÂN TÍCH THU NHẬP, CHI PHÍ, LỢI NHUẬN 37
    4.4.1. Phân tích thu nhập 37
    4.4.2. Phân tích chi phí 44
    4.4.3. Phân tích lợi nhuận 52
    4.4.4. Một số chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động của Ngân hàng 56
    CHƯƠNG 5:MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG 58
    5.1. NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI 58
    5.1.1. Một số việc chưa làm được 58
    5.1.2. Những vấn đề tồn tại. 58
    5.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP. 59
    5.2.1. Giải pháp tăng doanh thu. 59
    5.2.2. Giải pháp giảm chi phí. 61
    CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 63
    6.1. KẾT LUẬN 63
    6.2. KIẾN NGHỊ 64
    6.2.1. Đối với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng cấp trên. 64
    6.2.2. Đối với chính quyền địa phương 65
    6.2.3. Đối với bản thân Ngân hàng 66
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...