Luận Văn Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương cà mau

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    1.2.1 Mục tiêu chung
    Mục tiêu chung của đề tài là phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Cà Mau.
    1.2.2 Mục tiêu cụ thể
    Để thực hiện được mục tiêu chung, đề tài được xác định gồm 3 mục tiêu cụ thể như sau:
    · Phân tích tình hình kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Cà Mau bao gồm phân tích hoạt động huy động vốn, tín dụng và các nghiệp vụ trung gian của ngân hàng.
    · Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Cà Mau gồm phân tích thu nhập, chi phí và lợi nhuận
    · Phân tích các yếu tố rủi ro trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

    1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    1.3.1 Không gian nghiên cứu
    Việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh được thực hiện với số liệu thu thập tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Cà Mau.
    1.3.2 Thời gian nghiên cứu
    Đề tài được nghiên cứu dựa trên tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Cà Mau qua ba năm 2005, năm 2006 và năm 2007.
    1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các mặt hoạt động kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Cà Mau. Các phương diện chủ yếu dùng để phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh trong đề tài gồm: các nghiệp vụ kinh doanh của ngân hàng, kết quả hoạt động kinh doanh, sự chấp hành các quy định của pháp luật, các biện pháp đảm bảo an toàn kinh doanh, việc quản lý rủi ro .













    ​ ​ CHƯƠNG 2PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
    2.1.1 Tổng quan về một số nghiệp vụ kinh doanh chính và rủi ro của ngân hàng thương mại
    2.1.1.1 Nghiệp vụ huy động vốn
    Ngân hàng thương mại góp phần phát triển nền kinh tế thông qua việc cung cấp vốn tín dụng cho nền kinh tế, thực hiện chức năng trung gian tài chính và dịch vụ ngân hàng. Để đáp ứng được nhu cầu vốn cho sự phát triển chung của nền kinh tế thì việc tạo lập vốn cho ngân hàng là vấn đề quan trọng hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại. Nguồn vốn huy động bao gồm:
    - Vốn tiền gửi
    + Tiền gửi của các tổ chức kinh tế: là số tiền tạm thời nhàn rỗi phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh được họ gửi tại ngân hàng. Nó bao gồm một bộ phận vốn tiền tạm thời nhàn rỗi được giải phóng ra khỏi quá trình luân chuyển vốn và chưa có nhu cầu sử dụng hoặc sử dụng cho những mục tiêu định sẵn vào thời điểm nhất định.
    + Tiền gửi dân cư:
    o Tiền gửi tiết kiệm: là khoản tiền cá nhân được gửi vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm, được xác định trên thẻ tiết kiệm, hưởng lãi theo qui định của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm và được bảo hiểm theo qui định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi.
    o Tài khoản tiền gửi cá nhân: cá nhân mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng và thực hiện các giao dịch thanh toán qua ngân hàng.
    - Vốn huy động thông qua giấy tờ có giá:
    Đây chính là việc các ngân hàng thương mại phát hành chứng từ: kỳ phiếu ngân hàng có mục đích, trái phiếu ngân hàng và chứng chỉ tiền gửi để huy động vốn ngắn hạn và dài hạn vào ngân hàng.

    2.1.1.2 Nghiệp vụ tín dụng
    Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một thời gian nhất định với khoản chi phí nhất định. Cũng như quan hệ tín dụng khác, tín dụng ngân hàng chứa đựng ba nội dung:
    - Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang người sử dụng.
    - Sự chuyển nhượng này mang tính tạm thời hay có thời hạn.
    - Sự chuyển nhượng này có kèm theo chi phí.
    Đây là nghiệp vụ kinh doanh chính, tạo lợi nhuận đáng kể cho ngân hàng nhưng cũng chứa đựng nhiều rủi ro. Căn cứ vào thời hạn cho vay, nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng gồm:
    - Tín dụng ngắn hạn: là những khoản cho vay có thời hạn tối đa là 12 tháng. Ngân hàng cho khách hàng vay ngắn hạn nhằm bổ sung vốn lưu động tạm thời thiếu hụt của khách hàng hoặc cho vay để tiêu dùng. Các hình thức cho vay gồm:
    + Cho vay bổ sung vốn lưu động
    + Bảo lãnh: là sự cam kết của người nhận bảo lãnh sẽ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và quyền lợi nếu người được bảo lãnh không thực hiện đúng và đầy đủ những cam kết đối với bên yêu cầu bão lãnh.
    + Chiết khấu giấy tờ có giá: là một hình thức cấp tín dụng theo đó tổ chức tín dụng nhận các chứng từ có giá và trao cho khách hàng một số tiền bằng mệnh giá của chứng từ trừ đi phần lợi nhuận và chi phí mà ngân hàng được hưởng. Hiện nay ngân hàng thường nhận chiết khấu hai loại chứng từ cơ bản: thương phiếu và chứng từ có giá khác như: trái phiếu, kỳ phiếu
    -Tín dụng trung và dài hạn: có thời hạn từ 12 tháng trở lên.
    + Cho vay dự án đầu tư: hỗ trợ các khách hàng có nguồn lực tài chính thực hiện các dự án đầu tư mà thời gian thu hồi vốn đầu tư vượt quá 12 tháng.
    + Đồng tài trợ các dự án đầu tư: đối với các dự án đầu tư cỡ vừa và lớn, để phân tán rủi ro thì các ngân hàng thương mại có thể cùng cho vay một dự án.
    + Cho thuê tài chính: thông qua việc cho thuê máy móc, thiết bị và động sản khác nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp. Nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ không đủ điều kiện vay vốn ngân hàng.
    2.1.1.3 Nghiệp vụ trung gian và hoạt động kinh doanh khác
    Bên cạnh các nghiệp vụ sử dụng vốn, ngân hàng còn tạo thu nhập cho mình thông qua việc cung cấp các dịch vụ trung gian, kinh doanh vàng bạc, ngoại tệ và dịch vụ nhận ủy thác. Thông thường gồm những nghiệp vụ sau đây.
    · Nghiệp vụ thanh toán quốc tế:
    Trong quan hệ mua bán giao dịch giữa các nước với nhau do khác nhau về ngôn ngữ, tập quán, do cách xa về khoảng cách địa lý nên việc thanh toán không thể tiến hành trực tiếp mà nhất thiết thông qua các tổ chức trung gian đó là các ngân hàng thương mại cùng với mạng lưới hoạt động của nó có mặt khắp mọi nơi trên thế giới. Tài trợ ngoại thương bao gồm các hoạt động mang tính chất tài trợ của ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu đặc thù về tài chính và uy tín trong kinh doanh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong quá trình giao dịch ngoại thương. Hoạt động này mang lại cho ngân hàng một nguồn thu nhập: lãi và phí dịch vụ hấp dẫn.
    Các phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu gồm:
    - Phương thức tín dụng chứng từ: là phương thức thanh toán trong đó một ngân hàng (ngân hàng mở L/C – ngân hàng phục vụ người nhập khẩu) sẽ phát hành thư bảo lãnh dưới dạng một tín dụng thư theo yêu cầu của người nhập khẩu, để cam kết với người xuất khẩu là sẽ trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền vào hối phiếu cho người xuất khẩu nếu người xuất khẩu thực hiện đùng các điều khoản đã ghi trong thư tín dụng, đồng thời xuất trình một bộ chứng từ thanh toán đầy đủ, đúng hạn theo quy định của thư tín dụng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...