CHƯƠNG I I. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Nền kinh tế thị trường đã và đang đổi thay một Việt Nam nghèo nàn lạc hậu thành một đất nước văn minh, và phát triển từng ngày. Hơn thế nữa, chính nền kinh tế thị trường đã làm thay đổi bộ mặt của của Việt Nam, tạo hình tượng mới về một đất nước đang trên đà phát triển đầy triển vọng trong mắt bạn bè thế giới, đưa Việt Nam tiến lên vị thế cao hơn trên trường Quốc tế. Đó cũng là nguyên nhân thúc đẩy Việt Nam thành công trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới, các tổ chức kinh tế chính trị tầm cỡ như ASEAN, AFTA & WTO Sự hội nhập ngày càng sâu rộng giúp Việt Nam có nhiều thuận lợi hơn, các doanh nghiệp Việt Nam đã dần ăn nên làm ra khi có nhiều cơ hội phát huy tiềm năng, nâng cao nhận thức, tiếp thu công nghệ và phát triển thị trường .Nhưng vạn vật đều có mặt trái của nó, và chu kỳ kinh tế thị trường cũng không thoát khỏi quy luật ấy. Ở thời kỳ phát triển, trưởng thành của chu kỳ kinh tế con người có thể đạt được nguồn lợi vô cùng to lớn, nhưng khi tiến vào giai đoạn suy thoái thì những thiệt hại mà nó mang lại thật không phải nhỏ. Đáng quan tâm hơn, khi Việt Nam đang có sự gắn kết ngày càng chặt chẽ với thị trường kinh tế thế giới thì những tác hại do thời kỳ suy thoái kinh tế gây ra càng trầm trọng hơn từ năm 2007 đến nay, và đỉnh cao là cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008. Không ít tổ chức kinh tế, doanh nghiệp trong và ngoài nước đã hứng chịu sự tàn phá khủng khiếp của cuộc khủng hoảng, thậm chí không thể tránh khỏi tình trạng phải phá sản giải thể. Chính hệ thống ngân hàng là nguồn hỗ trợ tài chính chủ yếu giúp cho các doanh nghiệp vượt qua khó khăn, nhưng làm sao để cho việc hỗ trợ của ngân hàng dành cho doanh nghiệp không làm ảnh hưởng đến chính sách kinh tế nhà nước để khống chế tình hình kinh tế đang xấu dần, vừa đảm bảo được hiệu quả hoạt động kinh doanh cho bản thân các ngân hàng. Và trong thời kỳ đó, việc kinh doanh của các ngân hàng diễn biến như thế nào để vừa có thể giúp người giúp ta, đặc biệt là hệ thống ngân hàng có kênh thu nhập chính từ cho vay doanh nghiệp tiêu biểu là Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam - EXIMBANK. Vì những lý do trên đã đưa em đi đến quyết định nghiên cứu đề tài “Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng xuất nhập khẩu Việt Nam chi nhánh Cái Khế” nhằm làm rõ những điều mình đang thắc mắc. II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1. Mục tiêu chung - Phân tích, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng Exim-bank Cái Khế qua 3 năm 2006, 2007, 2008 để thấy rõ thực trạng hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, và đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho ngân hàng trong thời gian tới. 2. Mục tiêu cụ thể - Để nội dung đề tài đạt được các mục tiêu nêu trên cần phân tích rõ các hoạt động và chỉ tiêu sau: - Đánh giá tình hình chung của EIBCK qua việc phân tích sơ bộ về công tác huy động vốn và kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm. - Phân tích tình hình thu nhập, chi phí & lợi nhuận của Ngân hàng qua các năm nghiên cứu. - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh hiện tại của ngân hàng. - Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh. - So sánh kết quả kinh doanh của các nghiệp vụ trên với các ngân hàng khác để cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng ở mức % hoàn thành kế hoạch. - Đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho EIBCK.