Luận Văn Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng sài gòn công thương chi nhánh cần thơ

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 26/4/12.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN VĂN

    Sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã mở ra cho nền kinh tế những cơ hội lớn cũng như những thách thức không nhỏ, đứng trước môi trường cạnh tranh mới này, vấn đề phải thường xuyên đánh giá và phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là vấn đề quan trọng hàng đầu với các ngân hàng thương mại Việt Nam, bởi vì chỉ có như vậy thì lãnh đạo ngân hàng mới biết rõ được thực lực của ngân hàng mình từ đó mà đề ra chiến lược kinh doanh phù hợp với môi trường cạnh tranh mới vừa đảm bảo tốc độ tăng trưởng ổn định vừa đạt tính an toàn và ổn định trong kinh doanh. Do đó, Ngân hàng Sài Gòn Công Thương chi nhánh Cần Thơ cũng không ngoại lệ.
    Sau khi phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Sài Gòn Công Thương chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm 2005, 2006 và 2007, ta rút ra được một số kết luận sau về Ngân hàng:
    Điểm mạnh của ngân hàng là Ban Giám Đốc có chiến lược kinh doanh đúng đắn, dựa vào yếu tố ổn định, an toàn và bền vững để phát triển chứ không chạy đua theo tốc độ tăng trưởng, cũng như luôn coi trọng yếu tố chất lượng tín dụng hơn là yếu tố quy mô, tốc độ tăng doanh số tín dụng hàng năm. Chính nhờ chiến lược kinh doanh đúng hướng này mà đã mang lại lợi nhuận cao cũng như tốc độ tăng trưởng lợi nhuận cao, hạn chế được những yếu tố cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường địa bàn thành phố Cần Thơ 3 năm trở lại đây, cũng như giữ tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ luôn rất thấp, chất lượng và thị phần tín dụng ngày càng được nâng cao và mở rộng. Điểm mạnh khác là ngân hàng luôn có một đội ngũ khách hàng trung thành, truyền thống gắn bó với ngân hàng, đây vừa là một thị phần tín dụng ổn định vừa là một kênh thông tin hữu ích cung cấp cho ngân hàng nguồn khách hàng mới cũng như những biến động về thị trường trong vùng sớm nhất, cũng như những doanh nghiệp có tình hình tài chính không lành mạnh. Điểm mạnh kế tiếp là ngân hàng luôn kinh doanh có lợi nhuận qua 3 năm trở lại đây, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận bình quân qua 3 năm là khá cao. Điểm mạnh cuối cùng là Ban Giám Đốc và Phòng Kinh doanh của ngân hàng luôn chú trọng nghiên cứu và dự đoán trước về diễn biến của môi trường cạnh tranh trên địa bàn cũng như những biến động trên nền kinh tế vĩ mô, từ đó mà ngân hàng luôn có biện pháp kịp thời và hiệu quả trong việc hạn chế những rủi ro do thay đổi môi trường kinh doanh gây ra.
    Tuy nhiên, ngân hàng cũng có những hạn chế nhất định như là: yếu trong khâu huy động vốn tại chỗ, dẫn đến nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng bị phụ thuộc lớn từ nguồn vốn điều chuyển từ hội sở, chính điều này gây khó khăn cho ngân hàng trong việc kiểm soát tốc độ tăng của chi phí trả lãi bởi nguồn vốn vay từ hội sở luôn có chi phí cao hơn vốn huy động tại chỗ, dẫn đến hạn chế luôn trong kiểm soát tổng chi phí, từ đó ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận qua các năm. Điều này càng được khẳng định qua các kết quả tính toán các chỉ số đánh giá lợi nhuận qua các năm: cụ thể các chỉ số này luôn biến động không ổn định qua các năm và cũng không theo một xu hướng tăng hay giảm cụ thể, điều này chứng tỏ rằng lợi nhuận của ngân hàng nói riêng cũng như tốc độ tăng trưởng nói chung của ngân hàng còn bị hạn chế bởi các yếu tố nội tại cũng như yếu tố cạnh tranh bên ngoài đang diễn biến phức tạp. Điểm hạn chế tiếp theo của ngân hàng là khâu marketing: hoạt động tiếp thị, quảng cáo của ngân hàng còn diễn ra đơn giản và lẻ tẻ, thiếu các chương trình quảng cáo, tiếp thị rầm rộ trên địa bàn, trên các phương tiện thông tin đại chúng nên hiệu quả tiếp thị đạt được không cao. Hạn chế cuối cùng là ngân hàng thiếu một quy trình đào tạo và tuyển dụng ngân viên tại chỗ mang tính chuyên nghiệp và khoa học, dẫn đến luôn thiếu và bị động về tình trạng thiếu nhân sự khi có hàng loạt nhân viên đi qua ngân hàng khác.
    Bố cục bài luận văn gồm có các phần sau: Phần giới thiệu chung, Phần phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu, Phần giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương chi nhánh Cần Thơ, Phần phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm 2005 - 2007, Phần các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng, Phần kết luận và kiến nghị.

    MỤC LỤC
    CHƯƠNG 1: i
    GIỚI THIỆU 1
    1.1. Sự cần thiết của đề tài: 1
    1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2
    1.2.1. Mục tiêu chung 2
    1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2
    1.3. Phạm vi nghiên cứu 2
    1.4. Phương pháp nghiên cứu 2
    1.5. Lược khảo tài liệu: 3
    CHƯƠNG 2: 4
    PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
    2.1. Các chỉ số đo lường hiệu quả hoạt động: 4
    2.2. Các mô hình về khả năng sinh lời. 8
    CHƯƠNG 3: 13
    GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH CẦN THƠ 13
    3.1. Khái quát về Ngân hàng Sài Gòn Công Thương 13
    3.2. Vài nét về Sài Gòn Công Thương Ngân hàng Chi nhánh Cần Thơ: 15
    3.3. Một số quy định chung trong cho vay 17
    3.4. Khái quát về hoạt động kinh doanh của Sài Gòn Công Thương chi nhánh Cần Thơ 3 năm qua: 20
    CHƯƠNG 4: 23
    PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH CẦN THƠ 23
    4.1. Phân tích tổng quát về thu nhập 23
    4.2. Phân tích tổng quát về chi phí: 37
    4.3. Phân tích tình hình lợi nhuận: 49
    4.4. Các chỉ số đánh giá: 55
    4.5. Phân tích môi trường kinh doanh thông qua mô hình SWOT: 62
    CHƯƠNG 5 68
    CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH CẦN THƠ 68
    5.1 Hạn chế và nguyên nhân: 68
    5.1.1. Hạn chế: 68
    5.1.2. Nguyên nhân của các hạn chế trên: 70
    5.2. Các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Sài Gòn Công Thương Chi nhánh Cần Thơ 73
    5.3. Nhận xét về tính phù hợp của các giải pháp trên: 80
    CHƯƠNG 6: 89
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 89
    6.1. Kết luận: 89
    6.2. Kiến nghị 91

    DANH MỤC BẢNG

    BẢNG 3.1. TÌNH HÌNH THU NHẬP, CHI PHÍ QUA 3 NĂM 20
    BẢNG 4.1. TÌNH HÌNH DƯ NỢ CHO VAY 24
    THEO NGÀNH QUA 3 NĂM
    BẢNG 4.2. TÌNH HÌNH DƯ NỢ CHO VAY 24
    THEO THỜI GIAN QUA 3 NĂM
    BẢNG 4.3. PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG 27
    QUA 3 NĂM
    BẢNG 4.4. CƠ CẤU CÁC KHOẢN MỤC THU NHẬP 31
    TRONG TỔNG THU NHẬP
    BẢNG 4.5. CƠ CẤU THU NHẬP TỪ LÃI VÀ THU NHẬP 31
    NGOÀI LÃI TRONG TỔNG THU NHẬP
    BẢNG 4.6. CƠ CẤU CÁC KHOẢN THU NHẬP NGOÀI LÃI 34
    TRONG TỔNG THU NGOÀI LÃI
    BẢNG 4.7. LÃI SUẤT BÌNH QUÂN ĐẦU RA 34
    BẢNG 4.8. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHỈ TIÊU VỀ 35
    KINH DOANH NGOẠI HỐI
    BẢNG 4.9. TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN QUA 3 NĂM 39
    BẢNG 4.10. CƠ CẤU CÁC KHOẢN CHI PHÍ TRONG TỔNG CHI PHÍ 39
    BẢNG 4.11. CƠ CẤU CHI PHÍ NGOÀI LÃI VÀ CHI PHÍ TRẢ LÃI 43
    BẢNG 4.12. CƠ CẤU CÁC KHOẢN MỤC CHI PHÍ TRONG 43
    CHI PHÍ NGOÀI LÃI
    BẢNG 4.13. LÃI SUẤT BÌNH QUÂN ĐẦU VÀO 44
    BẢNG 4.14. TÌNH HÌNH DƯ NỢ CHO VAY QUA 3 NĂM 44
    BẢNG 4.15. CÁC CHỈ TIÊU VỀ LỢI NHUẬN 49
    BẢNG 4.16. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ 55

    DANH MỤC BIỂU ĐỒ

    BIỂU ĐỒ 3.1. SO SÁNH TÌNH HÌNH THU NHẬP, CHI PHÍ 20
    VÀ LỢI NHUẬN QUA 3 NĂM
    BIỂU ĐỒ 4.1. BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN CƠ CẤU 23
    DƯ NỢ THEO THỜI GIAN
    BIỂU ĐỒ 4.2. SO SÁNH THU NHẬP QUA 3 NĂM 32
    BIỂU ĐỒ 4.3. SO SÁNH CƠ CẤU THU NHẬP NGOÀI LÃI 33
    QUA 3 NĂM
    BIỂU ĐỒ 4.4. SO SÁNH CÁC LOẠI NGUỒN VỐN 38
    TRONG TỔNG NGUỒN VỐN
    BIỂU ĐỒ 4.5. SO SÁNH TỶ TRỌNG CHI PHÍ NGOÀI LÃI 42
    VÀ CHI PHÍ TRẢ LÃI QUA 3 NĂM
    BIỂU ĐỒ 4.6. SO SÁNH TỶ TRỌNG CÁC NGUỒN 42
    THU NGOÀI LÃI TRONG TỔNG THỂ QUA 3 NĂM
    BIỂU ĐỒ 4.7. SO SÁNH LÃI SUẤT BÌNH QUÂN ĐẦU VÀO 48
    VÀ LÃI SUẤT BÌNH QUÂN ĐẦU RA
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...