Luận Văn Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và một số giải pháp hoàn thiện

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và một số giải pháp hoàn thiện



    Hiệu quả trong hoạt động kinh doanh là mục tiêu quan trọng tất yếu đối với mọi doanh nghiệp và là mối quan tâm của tất cả các nhà quản trị kinh doanh. Trong nền kinh tế thị trường, mọi thành phần kinh tế đều phải cạnh tranh khốc liệt, phải tìm cho mình một cơ cấu kinh doanh phù hợp với các điều kiện thực tế từ khâu sản xuất đến tiêu thụ thống nhất một phương thức quản lý và điều hành. Như vậy, các doanh nghiệp mới có thể tồn tại và phát triển lớn mạnh cũng như tiếp tục giữ vững được thị trường của mình.
    Nền sản xuất hàng hoá hiện đại ngày nay là sự phụ thuộc lẫn nhau giữa nhà sản xuất và các nhà lưu thông, thúc đẩy nhau cùng tồn tại và phát triển, trở thành các bạn hàng không thể thiếu của nhau. Là một doanh nghiệp nhà nước có nguồn vốn lớn, Tổng công ty thép Việt Nam có một lợi thế là có thể kiểm soát hoàn toàn từ khâu sản xuất đến tiêu thụ, chủ động linh hoạt trong sản xuất kinh doanh. Nhưng thực chất, trong cơ chế cạnh tranh tự do và thông tin bùng nổ, người tiêu dùng và người sản xuất xích lại gần nhau hơn do đó các Công ty thương mại hoạt động khó khăn hơn, lợi nhuận tạo ra không còn lớn. Trước tình hình đó trong những năm qua, Tổng công ty đã hết sức coi trọng các công tác hoạt động kinh doanh và đặc biệt là hiệu quả trong kinh doanh để vượt qua những trở ngại, có thể đứng vững và ngày càng phát triển.
    Mặt khác, thị trường thép Việt Nam có những đặc thù riêng, bởi nó chịu tác động cơ bản của yếu tố sở hữu nhà nước đối với hầu hết các doanh nghiệp lớn trong nền kinh tế đầy biến động. Do đó, các đơn vị muốn hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao thì phải khai thác được những ưu thế và đặc thù riêng đó để có được mô hình và phương thức tổ chức kinh doanh mới phù hợp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua quản lý tri thức, thông tin.
    Nội dung của đề tài nghiên cứu gồm các phần:
    Chương I: Một số cơ sở phương pháp luận về phân tích hiệu quả kinh doanh.
    Chương II: Giới thiệu tổng quan về ngành thép và Tổng công ty Thép Việt Nam (VSC).
    Chương III: Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của khối lưu thông Tổng công ty Thép Việt Nam.
    Chương IV: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của khối lưu thông Tổng công ty Thép Việt Nam.
     
Đang tải...