Luận Văn Phân tích hiệu quả hai mô hình sản xuất lúa đơn và tôm - lúa của nông hộ ở huyện Thạnh Phú tỉnh Bến

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    GIỚI THIỆU

    1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

    Ngành nông nghiệp nước ta vẫn chiếm vị trí trọng yếu trong cơ cấu nền kinh tế quốc dân. Do việc đẩy mạnh nhịp độ tăng trưởng, hiện đại hóa nông nghiệp trong những thập niên tới được coi là một trong những nhiệm vụ cực kỳ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam. Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, trong những năm gần đây, ngành nông nghiệp Việt Nam đã đạt nhiều chuyển biến hết sức quan trọng.
    Nhà nước có chủ trương chuyển đổi cơ cấu kinh tế và phát triển nông nghiệp và nông thôn theo hướng đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi trong nông nghiệp và phát triển các ngành nghề dịch vụ phi nông nghiệp, phát triển nông thôn để tăng sản lượng hàng hóa, gắn sản xuất nguyên liệu với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ. Đồng thời phát triển nông thôn tạo công ăn, việc làm và tăng thu nhập cho người dân, từ đó tăng nhu cầu hàng hóa công nghiệp.
    Tuy nhiên, trong thời gian qua, mặc dù Đảng và nhà nước đã đổi mới cơ chế, đã nhận thấy vai trò quan trọng của kinh tế hộ trong việc phát huy tiềm lực kinh tế, nhưng kinh tế hộ đa phần là làm theo kinh nghiệm, theo tập quán sản xuất. Thêm vào đó là kinh tế hộ chịu sự tác động diễn biến phức tạp của thị trường và thời tiết dẫn đến tiềm năng chưa khai thác hết. Trong khi kinh tế hộ có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao thu nhập của mỗi hộ và tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp.
    Bên cạnh đó, tình trạng diện tích đất canh tác trên đầu người giảm do quy mô dân số và lao động nông thôn còn quá lớn, áp lực nhân khẩu đè nặng lên quỹ đất và tài nguyên thiên nhiên vốn có hạn. Tình trạng sâu bệnh, dịch hại trong canh tác nông sản ngày một phức tạp. Từ đó, cần phải có những chính sách phù hợp để phát huy thế mạnh của từng vùng từng địa phương cụ thể. Các hộ nông dân cần phải nâng cao hiệu quả sản xuất bằng việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, da dạng hóa các mô hình sản xuất, đặc biệt là nhạy bén nắm bắt nhu cầu thị trường ở từng thời điểm. Muốn có biện pháp phát triển kinh tế hộ, chúng ta cần phải biết được tình hình sản xuất hiện nay của các nông hộ như thế nào, so
    sánh hiệu quả giữa các mô hình sản xuất, từ đó tìm ra nguyên nhân để khắc phục​


    những khó khăn, đồng thời phát huy thế các thế mạnh của các mô hình sản xuất có hiệu quả. Nhận thấy được tầm quan trọng của kinh tế hộ và các yêu cầu phát triển kinh tế hộ trong giai đoạn hiện nay. Em đã chọn đề tài “Phân tích hiệu quả hai mô hình sản xuất lúa đơn và tôm - lúa của nông hộ ở huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre”.
    1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

    1.2.1. Mục tiêu chung

    Phân tích các mô hình sản xuất phổ biến ở một số xã của huyện như mô hình lúa đơn, tôm – lúa. Phân tích cụ thể từng mô hình và các nhân tố tác động đến mô hình, qua đó đề xuất một số biện pháp phát triển một cách bền vững hiệu quả sản xuất của hộ nông dân ở huyện Thạnh Phú.
    1.2.2. Mục tiêu cụ thể

    Để giải quyết được mục tiêu trên thì đề tài phải đáp ứng được các mục tiêu cụ thể sau:
    + Phân tích từng mô hình sản xuất.

    + Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của mô hình.

    + So sánh hiệu quả của các mô hình sản xuất.

    + Những thuận lợi, khó khăn của các mô hình sản xuất.

    + Đề xuất một số biện pháp phát triển để tăng hiệu quả sản xuất.

    1.3. CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

    1.3.1. Các giả thuyết cần kiểm định

    Kiểm định thu nhập, chi phí của mô hình các mô hình.

    + Kiểm định thu nhập để khẳng định sự khác nhau giữa mô hình chuyên lúa và tôm - lúa, dùng kiểm định Mann – Whitney để chứng minh.
    + Kiểm định về chi phí: kiểm định sự khác nhau về chi phí giữa các mô hình, dùng kiểm định Mann – Whitney để chứng minh.
    1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu

    - Mô hình sản xuất nào mà hộ đang áp dụng?

    - Các giống loài chủ yếu nào được nuôi trồng ở từng mô hình?

    - Các chi phí và thu nhập phát sinh ở từng mô hình như thế nào?

    - Các thông tin về thị trường đầu ra của các sản phẩm sản xuất được thể

    hiện như thế nào?



    - Những trở ngại trong việc tiêu thụ các sản phẩm thể hiện ra sao?

    - Kết quả thu được từ việc thực hiện các mô hình là gì?

    1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    1.4.1. Phạm vi không gian

    Do địa bàn nghiên cứu tương đối rộng, thời gian lại không nhiều nên luận văn chỉ được thực hiện trên cơ sở điều tra số liệu tại 3 xã: Thới Thạnh, An thuận, An Qui của huyện Thạnh Phú
    1.4.2. Phạm vi thời gian

    Số liệu thứ cấp được sử dụng từ năm 2006 – 2007 - 2009


    Số liệu sơ cấp được điều tra trực tiếp từ tháng 3/2009đến 4/2009Luận văn được thực hiện từ ngày 11/02/2009đến ngày 11/04/2009
    1.4.2. Nội dung đề tài

    Luận văn đề cập đến các nội dung sau:

    - Phân tích hiệu quả của các mô hình.

    - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến các mô hình.

    - So sánh hiệu quả giữa các mô hình.

    1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
    Nguyễn Trung Cang (2004): “ Giải pháp đưa kinh tế hộ trồng lúa ở Đồng Tháp Mười vươn lên giàu có”, VNRP, Chương trình nghiên cứu Việt Nam-Hà Lan; phương pháp phân tích lợi ích chi phí (CBA) và so sánh kinh tế hộ theo quy mô, diện tích được sử dụng trong nghiên cứu; kết quả nghiên cứu cho thấy thể chế chính sách đóng vai trò tích cực trong chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tăng hiệu quả sản xuất đặc biệt là đối với những hộ có quy mô sản xuất trên 3 ha.
    Nguyễn Thanh Phương, Lê Xuân Sinh, Nguyễn Thanh Toàn (2004): “Nghiên cứu luận cứ khoa học phục vụ chuyển đổi cơ cấu sản xuất vùng nông thôn sâu-ngập lũ ở đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) nhằm cải thiện đời sống cuả nông hộ và tăng cường sự hợp tác của nông dân”, phương pháp phân tích lợi ích chi phí và so sánh hiệu quả của mô hình sản xuất được sử dụng trong nghiên cứu; kết quả nghiên cứu cho thấy mô hình lúa cá có hiệu quả và phù hợp trong điều kiện ngập lũ ở ĐBSCL.



    Võ Thị Kim Phiên (2006) đã phân tích hiệu quả kinh tế của ba mô hình 3 lúa, lúa - màu và lúa - cá tại huyện Châu Thành A tỉnh Hậu Giang. Tác giả kết luận rằng việc áp dụng 3 mô hình đều đem lại thu nhập cao hơn so với lãi suất tiết kiệm của ngân hàng, tuy nhiên mô hình lúa - cá mang lại thu nhập cao hơn hai mô hình kia do các khoản chi phí thấp hơn. Đây là mô hình phát triển bền vững cần được nhân rộng. Do mô hình lúa – cá chỉ mới thực hiện trong năm 2005 cho nên nông hộ chưa có nhiều kinh nghiệm và bộ phận nông nghiệp ở địa phương cũng chưa phổ biến nhiều về cách thức canh tác và con giống phù hợp nên chênh lệch về thu nhập ròng giữa ba mô hình không nhiều.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...