Luận Văn Phân tích hiệu quả dự án đầu tư xây dựng công trình cầu Thủ Thiêm

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thu Lan, 28/11/11.

  1. Thu Lan

    Thu Lan New Member

    Bài viết:
    295
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN.
    CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG.
    1.1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG.
    1.1.1. Khái niệm về đầu tư.
    1.1.1.1. Khái niệm về hoạt động đầu tư.
    Hoạt động đầu tư là hoạt động có định hướng của con người, bỏ ra một lượng tài nguyên hoặc vốn sau một khoảng thời gian nhất định nhằm đạt được một mục đích nào đó.
    1.1.1.2. Khái niệm về hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản.
    Hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản là hoạt động đầu tư được tiến hành bằng cách xây dựng các tài sản cố định.
    Quá trình đầu tư xây dựng cơ bản là toàn bộ hoạt động của chủ đầu tư từ khi bỏ vốn đến khi thu đựơc kết quả từ việc tạo ra và đưa vào hoạt động các tài sản cố định. Như vậy quá trình đầu tư xây dựng cơ bản chính là toàn bộ quá trình hoạt động để chuyển vốn đầu tư từ dạng tiền sang dạng tài sản phục vụ mục đích đầu tư, tạo ra các tài sản cố định có năng lực sản xuất hoặc phục vụ phù hợp với mục đích đầu tư.
    Khác với kết quả của đầu tư nói chung, lợi ích thu đựơc dưới các hình thức đầu tư khác nhau, kết quả của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản là các tài sản cố định được tạo ra dưới dạng vật chất.
    1.1.1.3. Mục đích của việc đầu tư.
    Mục đích của đầu tư thể hiện mục đích của chủ đầu tư là thông qua hoạt động đầu tư để thu được một số lợi ích nào đó.
    Xét về mặt lợi ích thì mục đích của việc đầu tư được thể hiện trên các khía cạnh sau:
    ã Lợi ích kinh tế - tài chính.
    ã Lợi ích kinh tế - chính trị.
    ã Lợi ích trực tiếp, lợi ích gián tiếp, lợi ích trong ngành, lợi ích ngoài ngành.
    ã Lợi ích trước mắt, lợi ích lâu dài.
    Nếu chủ đầu tư là tư nhân hoặc tổ chức sản xuất kinh doanh thì mục đích của đầu tư là mang lại lợi ích kinh tế. Nếu chủ đầu tư là Nhà nước thì lợi ích kinh tế xã - hội chính là mục đích của việc đầu tư; đôi khi mục đích đầu tư lấy lợi ích xã hội là mục đích chính.


    CHƯƠNG V: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.
    3.1. KẾT LUẬN
    Dự án xây dựng mới cầu Thủ Thiêm nằm trong tổng thể quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm, là sợi dây liên kết giữa giữa trung tâm cũ và mới, thu hút đầu tư vào khu vực này đồng thời làm giảm áp lực tăng dân số và đầu tư xây dựng ở trung tâm thành phố hiện nay.
    Qua tìm hiểu, phân tích và đánh giá hiệu quả của dự án, em thấy rằng việc triển khai xây dựng và đưa dự án vào khai thác là rất cần thiết. Cầu Thủ Thiêm khi đi vào hoạt động sẽ có tác dụng thức đẩy sự phát triển nền kinh tế cũng như văn hóa xã hội của khu vực Thủ Thiêm, giảm áp lực giao thông qua sông Sài Gòn.
    Tuy dự án có một số tác động làm ảnh hưởng tới môi trường song đây là những tác động khó có thể tránh khỏi khi tiến hành xây dựng cầu. Những tác động này cũng có thể được khắc phục để ảnh hưởng tiêu cực của chúng tới môi trường là nhỏ nhất.
    3.2. KIẾN NGHỊ.
    Phân tích hiệu quả của dự án đầu tư là việc làm rất cần thiết và không thể thiếu trong nội dung của một dự án đầu tư. Kết quả thu được từ việc phân tích và đánh giá hiệu quả dự án có ảnh hưởng trực tiếp đến tính khả thi của một dự án, ảnh hưởng tới việc ra quyết định đầu tư và cho phép đầu tư. Các kết quả tính toán lại dựa trên những số liệu dự báo nên không thể tránh khỏi những sai lệch. Chính vì vậy mà công tác dự báo, thống kê đóng vai trò rất lớn, quyết định đến tính chính xác của các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của dự án.
    Trong việc phân tích hiệu quả kinh tế xã hội, một số lợi ích quan trọng của dự án đã bị bỏ qua do việc lượng hóa chúng là rất khó khăn. Vì vậy mà chúng ta đã không đánh giá được một cách đúng và đủ những lợi ích mà dự án mang lại cho xã hội, cho cộng đồng. Vì vậy cần thiết phải có những nghiên cứu cụ thể, chi tiết và cập nhật để chuẩn xác những số liệu đầu vào, hạn chế những sai lệch trong công tác dự báo để công tác lập và đánh giá dự án thực sự có hiệu quả.
    3.3. Hạn chế của đề tài.
    Dự án đầu tư xây dựng cầu Thủ Thiêm đã được duyệt và dự kiến tiến hành xây dựng vào đầu năm 2005, dự kiến đưa vào khai thác vào đầu năm 2007. Nhưng thực tế, do công tác đền bù giải tỏa bị chậm tiến độ, tiến độ bàn giao mặt bằng xây dựng không đúng như kế hoạch ban đầu, trong quá trình thi công có một vài sự cố xảy ra. Vì vậy, đến cuối năm 2007 mới thông xe qua cầu Thủ Thiêm; các hạng mục đường gom, đường dẫn sẽ hoàn thành vào đầu năm 2008. Vốn đầu tư cho công trình đã tăng lên rất nhiều với dự toán ban đầu và dự án cũng bị chậm tiến độ.
    Trong thời gian thực tập tại Ban QLDA cầu Thủ Thiêm thuộc Khu quản lý giao thông đô thị I, dưới sự hướng dẫn của các cô chú, anh chị tại cơ quan, em đã tìm hiểu về dự án cầu Thủ Thiêm- Tp.Hồ Chí Minh. Vì vậy em chọn một phần dự án để viết chuyên đề cho Bài Luận văn tốt nghiệp của mình.
    Như đã trình bày ở trên, do một số nguyên nhân chủ quan và khách quan nên công trình không kịp hoàn thành đúng tiến độ. Hiện tại, việc triển khai xây dựng dự án vẫn đang khẩn trương tiến hành để công trình đưa vào khai thác trong thời gian sớm nhất. Việc thu thập những tài liệu về dự án mới điều chỉnh cũng vì vậy mà gặp phải một số khó khăn nhất định.

    Với đề tài “Phân tích hiệu quả dự án đầu tư xây dựng công trình cầu Thủ Thiêm”, em xin phép được lấy dự án với những số liệu đầu vào của dự án ban đầu để phân tích với mục đích chính là tìm hiểu phương pháp lập dự án đầu tư và chú trọng đi sâu ứng dụng phân tích hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế xã hội. Đây cũng chính là một nhiệm vụ chuyên môn cơ bản của sinh viên ngành Kinh tế xây dựng. Em cũng xin đựơc áp dụng một số văn bản tại thời điểm lập dự án. Bởi nếu thay đổi sẽ phải tính toán lại một khối lượng công việc rất lớn mà giới hạn của bài luận cũng như trình độ không cho phép.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...