Luận Văn Phân tích hiệu quả của Công ty TNHH Một Thành Viên xuất nhập khẩu 2 - 9 DakLak (Simexco DakLak) khi

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 25/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp
    Đề tài: Phân tích hiệu quả của Công ty TNHH Một Thành Viên XNK 2 - 9 DakLak (Simexco DakLak) khi tham gia thị trường tương lai


    LỜI MỞĐẦU
    1. Sựcần thiết của đềtài:
    Cà phê là mặt hàng nông sản xuất khẩu có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc
    biệt, gắn với đời sống của hơn một triệu dân, nhất là đồng bào các Dân tộc Tây
    Nguyên. Những năm qua, ngành cà phê đã đạt được những bước phát triển nhanh,
    vươn lên đứng hàng thứ2 trong nhóm mặt hàng nông sản xuất khẩu của chúng ta.
    So với thếgiới, sản lượng cà phê xuất khẩu của chúng ta cũng xếp hàng thứ2, chỉ
    sau Brazil.
    Nhưng ởBrazil, quốc gia có diện tích và sản lượng cà phê vào loại lớn nhất
    thếgiới, mô hình xuất khẩu cà phê theo hợp đồng tương lai đã được áp dụng từlâu
    và trởnên rất quen thuộc với từng người nông dân. Cà phê sau khi thu hoạch được
    đưa đến cất giữtrong các kho của Hợp tác xã. Từcác phòng giao dịch ởHợp tác
    xã, nông dân có thểxem giá cà phê tại London qua mạng. Nếu thấy giá hợp lý, họ
    có thểđưa ra quyết định bán tại chỗ. Đây cũng là cách được hơn 1.400 nhà xuất
    khẩu cà phê của nước này tận dụng triệt để.
    Cà phê là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủlực của nước ta
    từtrước tới nay. Năm 2004, kim ngạch xuất khẩu nông lâm sản của Việt Nam đạt
    4,3 tỷUSD, trong đó, cà phê đóng góp 590 triệu USD. Tuy nhiên, có rất nhiều yếu
    tố ảnh hưởng tới tình hình xuất khẩu của mặt hàng này. Bởi cà phê được đánh giá
    là mặthàng có giá biến động nhanh và mạnh nhất trong 1 thập kỷtrởlại đây. Chưa
    kể ởnước ta, sản lượng cà phê các năm cũng rất không ổn định. Người trồng cà
    phê luôn sống trong tâm trạng nơm nớp vềnỗi lo được mùa, mất mùa. Vì hạn hán
    dẫn đến sản lượng thấp, nhưng chưa chắc nông dân đã thua thiệt, bởi giá tựkhắc
    sẽ được nâng lên. Ngược lại, được mùa, sản lượng tăng, nhưng nông dân chưa
    chắc đã thắng, bởi giá thịtrường có thểsẽbịgiảm xuống. Đó chính là sựnhạy
    cảm và khó đoán biết của thịtrường cà phê. Không chỉvới người nông dân mà
    ngay với các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của nước ta, sụt giá bất ngờvẫn là nỗi
    khiếp đảm luôn tồn tại. Điều đặc biệt là giá cảcà phê của Việt Nam trên thịtrường
    thếgiới lại phụthuộc phần lớn vào sản lượng cà phê Brazil. Tuy nhiên theo nhận
    định của các chuyên gia thì sản lượng cà phê Brazil sẽ giảm theo chu kỳ 2
    năm/lần.
    Dăk Lăk là địa phương đi đầu trong việc tìm tòi và áp dụng mô hình giao
    dịch theo hợp đồng tương lai trong việc xuất khẩu cà phê. Từnhững năm 1994 -1995, các doanh nghiệp ởTây Nguyên đã sửdụng phương pháp này. Tuy nhiên,
    ban đầu, các doanh nghiệp này phải tựmò mẫm, dần dần rút kinh nghiệm. Cái giá
    mà họphải trảcho những bài học đầu tiên ấy là rủi ro và "trừlùi". Có lúc, mức trừ
    lùi lên tới 100 -200 USD cho một tấn hàng, nhưng lợi ích mà nó mang lại cũng
    không nhỏ. Chính nhờ việc tham gia vào thị trường tương lai đã giúp cho các
    doanh nghiệp xuất khẩu cà phê bảo hiểm được việc kinh doanh hàng thật, hạn chế
    được những rủi ro vềbiến động giá bất ngờ, kiểm soát giá cảtrong tương lai và
    còn có thểkiếm lời.
    Công ty TNHH Một Thành Viên XNK 2-9 DakLak tham gia thịtrường cà
    phê tương lai từđầu năm 2005, mặc dù không có được lợi nhuận trong giao dịch
    thịtrường cà phê tương lai nhưng Công ty đã đảm bảo cho việc kinh doanh hàng
    thật của mình. Điều này không một phương pháp kinh doanh cà phê truy ền thống
    nào đạt được.
    Vì vậy, có thểkhẳng định đểhạn chếnhững rủi ro trong quá trình giao dịch
    mua bán trên thịtrường, việc tham gia thịtrường tương lai là cần thiết và sửdụng
    phương thức chốt giá bảo vệnhư một công cụtài chính đểgiảm thiểu rủi ro nhằm
    tránh dao động vềgiá là biện pháp tích cực cho các doanh nghiệp mua bán cà phê
    trên thịtrường hiện nay.
    Do đó nghiên cứu vềthịtrường cà phê tương lailà một việc làm thiết thực
    và bổích, vì vậy em đã chọn đềtài “Phân tích hiệu quảcủa Công ty TNHH
    Một Thành Viên XNK 2-9 DakLak (Simexco DakLak) khi tham gia thị
    trường tương lai”làm đềtài nghiên cứu cho đềtài tốt nghiệp của mình.
    2. Mục tiêu nghiên cứu đềtài:
    Tìm hiểu về hoạt động của thị trường tương lai, từ đó tìm hiểu Công ty
    Simexco DakLak đã sửdụng thịtrường tương lai đểphòng chống rủi ro cho th ị
    trường hàng thật như thế nào. Qua đó đánh giá hiệu quả của việc tham gia thị
    trường tương lai mang lại.
    Từnhững phân tích vềhiệu quảcủa việc tham gia thịtrường tương lai nhằm
    phát hiện ra những thuận lợi và khó khăn trong quá trình kinh doanh. Trên cơ sở
    đó đềxuất một sốgiải pháp khắc phục. Đồng thời, tích lũy thêm kinh nghiệm và
    kiến thức cho bản thân.
    3. Phạm vi nghiên cứu:
    -Khu vực nghiên cứu: Thành phốBuôn Ma Thuột, Tỉnh Daklak
    -Đối tượng nghiên cứu: Công ty TNHH một thành viên Xuất nhập khẩu 2-9
    Daklak và đối tượng nghiên cứu cụthểlà phương thức kinh doanh cà phê trên thị
    trường tương lai tại Công ty .
    -Thời gian nghiên cứu: chủyếu trong 3 năm 2007, 2008, 2009.
    4. Phương pháp nghiên cứu:
    4.1. Phương pháp chung:
    4.1.1. Phương pháp duy vật biện chứng: Là phương pháp được sửdụng để
    nghiên cứu, xem xét các sựvật, hiện tượng trong mối quan hệvềnhiều mặt và có
    hệthống trong sựchuyển biến của nó từlượng sang chất.
    -Công ty có bềdày kinh nghiệm trong sản xuất và tiêu thụ, có đội ngũcán bộ-công nhân viên có trình độcao, luôn luôn phấn đấu không ngừng đểnâng cao trình
    độvà nghiệp vụ, tạo được một hệthống quản lý ngày càng vững mạnh. Nguồn lực
    lao động của doanh nghiệp luôn luôn năng động, nhiệt tình trong công việc. Bên
    cạnh đó Ban lãnh đạo của Công ty lại hết sức quan tâm đến đời sống của công
    nhân viên, đây cũng là điều kiện rất quan trọng giúp cho sựthành công của Công
    ty.
    -Trong những năm qua Công ty luôn đảm bảo sản xuất kinh doanh ổn định
    và có lời. Hàng năm Công ty th ực hiện đầy đủnghĩa vụnộp ngân sách nhà nước,
    đảm bảo thu nhập ổn định và có tích luỹcho cán bộ công nhân viên và hàng trăm
    lao động. Đây cũng là kết quảcủa tính năng động, sáng tạo, dám nghĩ, biết làm,
    quyết đoán của tập thểlãnh đạo Công ty nói riêng và toàn thểCB-CVN nói chung.
    -Tình hình tài chính của Công ty có những triển vọng tương đối khảquan,
    Công ty đã sửdụng tối đa mọi nguồn vốn có thểhuy động được qua kinh doanh,
    phát huy tối đa hiệu quảcủa đồng vốn, các quỹcủa Công ty tăng lên qua việc phân
    phối lợi nhuận. Vốn chủsởhữu tăng lên chứng tỏCông ty không những bảo toàn
    mà còn phát triển được nguồn vốn của mình.
    - Công ty chủ động được nguồn vốn kinh doanh ngay từ đầu vụ, luôn huy
    động được nguồn vốn thu mua cà phê ởmọi thời điểm với mức cao, đáp ứng kịp
    thời cho công tác xuất khẩu.
    -Tài sản, công cụdụng cụcủa Công ty ngày càng được mởrộng, Công ty đã
    mạnh dạn vay vốn đểđầu tư mua sắm trang thiết bịđểphục vụnhu cầu sản xuất.
    -Sốlượng khách hàng, thịtrường trong và ngoài nước luôn phát triển, Công
    ty luôn giữđược sựtin cậy với các đối tác kinh doanh. Uy tín củaCông ty ngày
    càng được nâng cao, tiếng vang của Công ty ngày càng được lan rộng, chất lượng
    sản xuất của Công ty đã làm khách hàng quan tâm và tin tưởng. Uy tín đã trở
    thành thương hiệu của Công ty trên thương trường.
    4.1.2. Phương pháp duy vật lịch sử:là phương pháp nghiên cứu sựvật hiện
    tượng trong điều kiện lịch sửđểcó kết luận chính xác.
    4.2. Phương pháp thống kê kinh tế:
    Là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế bằng phương pháp
    thống kê trên cơ sở thu thập, tổng hợp, phân tích, so sánh các số liệu và hiện
    tượng. Khi phân tích thường dùng cách phân bổ, hệthống chỉtiêu Đểtìm ra quy
    luật vận động, phát triển và rút ra kết luận cần thiết. Phương pháp này chủyếu
    được sửdụng trong cách thu thập thông tin vềcơ sởthực tiễn nghiên cứu, địa bàn
    nghiên cứu và kết quảnghiên cứu.
    Thống kê so sánh: Chủyếu được sửdụng trong phân tích các hiện tượng
    kinh tếcủa Công ty, khi sửdụng phương pháp này cần chú ý vềsốtương đối và số
    tuyệt đối.
    Sốtuyệt đối: Là biểu hiện của quy mô giá trị của một sốchỉtiêu nào đó
    trong một thời gian, địa điểm cụthểnhất định. Nó thểhiện bằng thước đo hiện vật,
    giá trị So sánh các chỉtiêu kinh tếgiữa các khoản thời gian khác nhau đểthấy
    được quy mô phát triển của các chỉtiêu cần so sánh. Phương phápnày dùng đểso
    sánh sự biến động tuyệt đối qua các năm của các chỉ tiêu như: Doanh thu, lợi
    nhuận
    Sốtương đối: Là thểhiện mối quan hệso sánh giữa mức độcủa đối tượng
    nghiên cứu, nó cho phép phân tích đặc điểm của hiện tượng trong mối quan hệso
    sánh với nhau. Đểphương pháp này phát huy tác dụng thì trong quá trình phân
    tích sốliệu phải được kết hợp với sốtương đối.
    Ngoài ra còn sử dụng một số phương pháp thống kê mô tả những thực
    trạng của từng nội dung trong phân tích. Nó được sửdụng xuyên suốt trong quá
    trình nghiên cứu.
    4.3. Phương pháp thu thập sốliệu:
    Thu thập sốliệu thứcấp: Tiến hành điều tra, thu thập tổng hợp những số
    liệu có sẵn, các tài liệu liên quan đến việc nghiên cứu lý luận đềtài và những tài
    liệu thực tiễn thông qua các báo cáo vềkết quảhoạt động của Công ty trong các
    năm 2007, 2008, 2009 Và các sách báo, tạp chí, trên các phương tiện truyền
    thông, các báo cáo liên quan đã được công bố. Sốliệu này được sửdụng trong
    chương 2 của bài luận văn.
    Thu thập sốliệu sơ cấp: Chủyếu thu thập được từviệc đặc câu hỏi với các
    Anh/chịtrong phòng Xuất nhập khẩu-Thịtrường vềnhững vấn đềliên quan đến
    thịtrường tương lai và hợp đồng tương lai.
    4.4. Phương pháp luận: Đây chính là cơ sởlý thuyết vềthịtrường tương lai và
    hợp đồng tương lai.
    5. Bốcục đềtài:
    Đềtài gồm 3 chương chính:
    -Chương I. Tổng quan vềthịtrường tương lai và hợp đồng tương lai
    -Chương II. Thực trạng của Công ty Simexco Daklak khi tham gia thịtrường cà
    phê tương lai.
    -Chương III. Một sốgiải pháp nhằm nâng cao hiệu quảcủa Công ty Simexco
    Daklak khi tham gia thịtrường cà phê tương lai.


    CHƯƠNG I
    TỔNG QUAN VỀTHỊTRƯỜNG TƯƠNG LAI VÀ HỢP ĐỒNG TƯƠNG
    LAI
    I. Thịtrường tương lai:
    1. Lịch sửthịtrường tương lai (Futures Exchange/ Futures Market) :
    Hiện có khá nhiều tranh luận vềviệc ra đời của Thịtrường tương lai (Futures
    Exchange/ Futures Market) -TTTL. Tuy nhiên rất nhiều người đồng ý với bằng
    chứng cho rằng thịtrường tương lai đầu tiên trên thếgiới bắt nguồn từChicago
    (Hoa kỳ).
    Vào thậpniên 40 thếkỷXIX, Chicago đã trởthành một trung tâm thương
    mại lớn của Hoa Kỳ. Cũng trong thời gian đó, máy gặt McCormick đã được phát
    minh, giúp cho năng suất sản xuất lúa mì tại Mỹtăng lên rất nhanh chóng. Do đó,
    những người nông dân trồng lúa mì từkhắp nơi đều quy tụvềChicago đểbán sản
    phẩm của họ. Nông dân Mỹđã phải đối mặt với nhiều vấn đềtrong sản xuất, dự
    trữhay bán hàng bởi các yếu tốnhư thời tiết, vận chuyển, ảnh hưởng đến cung
    và cầu. Trong trường hợp giá cảtăng lên, nông dân luôn sẵn sàng đẩy mạnh sản
    xuất, nhưng trong trường hợp giá cảgiảm sút sẽxảy ra hiện tượng bán tống bán
    tháo hàng loạt. Dần dần, hoạt động này trởnên sôi nổi đến mức hầu như không đủ
    nhà kho chứa lúa mì của nông dân. Ngoài ra, sựtồn tại những phương pháp nghèo
    nàn trong việc cân và phân loại hàng hóa đã đẩy người nông dân vào tình thếphải
    chịu sựđịnh đoạt của các thương nhân. Cũng tương tự, những thương nhân luôn
    đối mặt với những rủi ro tiềm ẩn do biến động trong giá cảgây nên.
    Một cơ chếđểcó thểgiảm thiểu hay hạn chếbởi những rủi ro trên là nhu cầu
    bức thiết. Bằng những thoảthuận trước vềgiá cả, người mua cũng như người bán
    có thểphòng ngừa được những rủi ro do biến động giá cảtrong tương lai gây nên.
    Nhờđó, nông dân xác định được một mức giá chắc chắn cho lượng hàng họsẽsản
    xuất ra mà không phải lo ngại vềtình trạng nguồn cung quá lớn sẽdẫn đến giảm
    giá, gây thiệt hại cho đời sống của họ. Những thương nhân đóng vai trò trung gian
    giữa nông dân và người tiêu dùng cuối cùng sẽkhông còn phải longại vềnhững
    biến động bất lợi của giá cảkhi họcó thểphải thu mua với giá cao và bán ra với
    mức giá thấp không được dựtính trước.
    Tuy nhiên, cơ chếngười mua và người bán gặp nhau đểthoảthuận trước
    những giao dịch trong tương lai, xác định trước vềgiá cảvà thời gian giao hàng tỏ
    ra không hiệu quả. Thực tếđó làm phát sinh yêu cầu cần có một cơ chếthịtrường
    trung gian tham gia vào, đây là khởi điểm cho sựphát triển của Thịtrường tương
    lai vềsau.
    Năm 1848, 82 thương gia đã đến Chicago và đã cùng thành lập nên Trung
    tâm giao dịch The Chicago Board of Trade (CBOT). Ởđó, người nông dân và các
    thương nhân có thểmua bán trao ngay tiền mặt và lúa mì theo tiêu chuẩn vềsố
    lượng và chất lượng do CBOT qui định. Nhưng các giao dịch ởCBOT bấy giờchỉ
    dừng lại ởhình thức của một chợnông sản vì hình thức mua bán chỉlà nhận hàng
    -trao tiền đủ, sau đó thì quan hệcác bên chấm dứt. Trong vòng vài năm, một kiểu
    hợp đồng mới xuất hiện dưới hình thức là các bên cùng thỏa thuận mua bán với
    nhau một sốlượng lúa mì đã được tiêu chuẩn hóa vào một thời điểm trong tương
    lai. Nhờđó, người nông dân biết mình sẽnhận được bao nhiêu cho vụmùa của
    mình, còn thương nhân thì biết được khoản lợi nhuận dựkiến. Hai bên ký kết với
    nhau một hợp đồng và trao một sốtiền đặt cọc trước gọi là “tiền bảo đảm”. Quan
    hệ mua bán này là hình th ức của hợp đồng kỳ hạn (forward contract). Nhưng
    không dừng lại ởđó, quan hệmua bán ngày càng phát triển và trởnên phổbiến
    đến nỗi ngân hàng cho phép s ửdụng loại hợp đồng này làm vật cầmcốtrong các
    khoản vay. Và rồi, người ta bắt đầu mua đi bán lại trao tay chính loại hợp đồng
    này trước ngày nó được thanh lý. Nếu thương nhân không muốn mua lúa mì thì họ
    có thểbán lại cho người khác cần nó hoặc người nông dân không muốn giao hàng
    thì họ có thể chuyển nghĩa vụ của mình cho người nông dân khác. Giá cả hợp
    đồng lên xuống dựa vào diễn biến của thịtrường lúa mì. Nếu thời tiết xấu xảy đến,
    thì người bán lại hợp đồng đó sẽthu được nhiều lãi vì nguồn cung hàng đang thấp
    đi nên giá hợp đồng sẽ tăng; nếu vụ mùa thu được nhiều hơn sự mong đợi thì
    người bán hợp đồng sẽ mất giá vì người ta có thểtrực tiếp mua lúa mì trên thị
    trường tựdo. Cứnhư thế, các quy định cho loại hợp đồng này ngày càng chặt chẽ
    và người ta quên dần việc mua bán hợp đồng kỳhạn lúa mì mà chuyển sang lập
    các Hợp đồng tương lai lúa mì. Vì chi phí cho việc giao dịch loại hợp đồng mới
    này thấp hơn rất nhiều và người ta có thểdùng nó đểbảo hộgiá cảcho chính hàng
    hóa của họ. Từđó trởđi, những người nông dân có thểbán lúa mìcủa mình bằng
    cả3 cách: trên thịtrường giao ngay (Spot), trên thịtrường kỳhạn (forward) hoặc
    tham gia vào thịtrường tương lai (Futures market).
    Lịch sử phát triển của TTTL không dừng lại ở đó. Đến năm 1874, The
    Chicago Produce Exchange được thành lậpvà đổi tên thành Chicago Mercantile
    Exchange (CME), giao dịch thêm một sốloại nông sản khác và trởthành TTTL
    lớn nhất Hoa Kỳ.
    Năm 1972, CME thành lập thêm The International Monetary Market (IMM)
    –là thịtrường đầu tiên trên thếgiới giao dịch vềtiền tệ. Sau đó, xuất hiện thêm
    các loại hợp đồng tương lai (HĐTL) tài chính khác như HĐTL tỉ lệ lãi suất
    (Interest rates), HĐTL vềchỉsốchứng khoán
    Ngày nay, TTTL đã vượt xa khỏi giới hạn của hợp đồng nông sản ban đầu,
    nó trởthành công cụtài chính đểbảo vệcác loại hàng hóa truyền thống và cũng là
    một trong những công cụđầu tư hữu hiệu nhất trong ngành tài chính. TTTL hiện
    nay hoạt động liên tục thông qua hệthống Globex nối liền 12 trung tâm tài chính
    lớn trên thếgiới. Sựthay đổi giá cảcủa các loại hàng hóa chuyển biến từng giây
    một và gây ảnh hưởng không chỉđến nền kinh tếcủa một quốc gia mà cảkhu vực
    và toàn thếgiới.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...