Luận Văn Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    --- ---
    Trang
    CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU . 1
    1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu 1
    1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu .1
    1.2. Mục tiêu nghiên cứu .2
    1.2.1. Mục tiêu chung 2
    1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2
    1.3. Các giả thuyết cần kiểm định và câu hỏi nghiên cứu 2
    1.3.1. Các giả thuyết cần kiểm định .2
    1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu 3
    1.4. Phạm vi nghiên cứu 3
    1.4.1. Phạm vi về không gian 3
    1.4.2. Thời gian nghiên cứu .3
    1.4.3. Đối tượng nghiên cứu 4
    1.5. Lược khảo tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu .4
    CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 5
    2.1. Phương pháp luận .5
    2.1.1. Một số khái niệm .5
    2.1.2. Những nhân tố tác động trong quá trình chăn nuôi .9
    2.1.3. Lý thuyết về phương pháp nghiên cứu 11
    2.1.4. Một số vấn đề cơ bản về chăn nuôi vịt lấy trứng theo hình thức
    chạy đồng .15
    2.2. Phương pháp nghiên cứu 19
    2.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu .19
    2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu 19
    2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu .19
    CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .20
    3.1. Giới thiệu về tỉnh Hậu Giang 20
    3.1.1. Điều kiện tự nhiên 20
    3.2.1. Các mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm
    Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện Phụng Hiệp
    GVHD: Th.S Phan Đình Khôi vii SVTH: Võ Thị Hồng Ngọc
    2006 – 2010 và định hướng đến năm 2015 được xác định 23
    3.2. Tổng quan về huyện Phụng Hiệp 24
    3.2.1. Điều Kiện Tự Nhiên 24
    3.2.2. Điều Kiện Kinh Tế - Xã Hội 24
    CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI VỊT ĐẺ CHẠY ĐỒNG Ở
    HUYỆN PHỤNG HIỆP – TỈNH HẬU GIANG 31
    4.1. Tổng quan về mẫu điều tra .31
    4.2. Thông tin khái quát về các hộ chăn nuôi vit đẻ chạy đồng 31
    4.2.1. Lao động tham gia chăn nuôi vịt .31
    4.2.2. Về độ tuổi và số năm trong nghề của người chăn nuôi .32
    4.2.3. Trình độ văn hóa của người chăn nuôi 32
    4.2.4. Mục đích chăn nuôi .33
    4.2.5. Về qui mô nuôi vịt của hộ 34
    4.2.6.Thời gian hộ chăn nuôi vịt để lấy trứng 35
    4.2.7.Về giống vịt lấy trứng .36
    4.2.8. Thời gian cho trứng của vịt 39
    4.2.9. Tỷ lệ cho trứng và tỷ lệ vịt bị hao hụt khi nuôi .40
    4.2.10. Về tình hình chạy đồng cho vịt 41
    4.2.11. Diện tích và thời gian thuê đồng 42
    4.2.12. Ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm đến tình hình chăn nuôi 42
    4.3. Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt lấy trứng 43
    4.3.1 Phân tích chi phí chăn nuôi .43
    4.4. Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng – phương pháp CBA 54
    4.4.1. Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng theo hình thức mua
    con giống nhỏ – phương pháp CBA 54
    4.4.2. Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng theo hình thức mua
    con giống hậu bị – phương pháp CBA 56
    4.4.3. So sánh hiệu quả kinh tế nuôi vịt lấy trứng theo hình thức con giống
    nhỏ và con giống hậu bị .58
    4.5. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nuôi vịt 59
    4.6. Cơ cấu thu nhập của hộ chăn nuôi 63
    4.6.1. Thông tin về thu nhập của hộ chăn nuôi 63
    4.6.2. Về diện tích đất canh tác của hộ chăn nuôi .64
    Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện Phụng Hiệp
    GVHD: Th.S Phan Đình Khôi vii i SVTH: Võ Thị Hồng Ngọc
    4.6.3. Sự chuyển dịch cơ cấu thu nhập của hộ nuôi vịt đẻ chạy đồng do
    ảnh hưởng của cúm gia cầm 64
    CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHĂN
    NUÔI VỊT ĐẺ CHẠY ĐỒNG Ở PHỤNG HIỆP – HẬU GIANG .66
    5.1. Về giống .66
    5.2. Thức ăn .67
    5.3. Giá cả 68
    5.4. Tham gia tập huấn kỹ thuật và phát triển dịch vụ thú y .68
    5.5. Chuyển đổi quy mô và hình thức chăn nuôi .69
    5.6. Đẩy mạnh công tác phòng bệnh 69
    CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .70
    6.1. Kết luận .70
    6.2. Kiến nghị .71
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC

    1.4. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
    1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu
    Việt Nam đi lên từ một nước nông nghiệp, với gần 80% dân số là nông
    dân, với hai hình thức chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi chiếm tỷ trọng cao. Bên
    cạnh đó, Việt Nam lại có lợi thế về đất đai, lao động ngành nghề ở nông thôn.
    Sản xuất lúa hàng năm với sản lượng tương đối cao tạo điều kiện để phát triển
    chăn nuôi. Song song với việc chăn nuôi bò, heo thì việc nuôi gia cầm, nhất là
    nuôi vịt lấy trứng lại có ưu thế hơn. Bởi vì vịt lấy trứng là loại gia cầm dễ nuôi,
    sinh trưởng nhanh, cho năng suất trứng cao, có thể tận dụng lợi thế về điều kiện
    tự nhiên như kênh rạch, sông ngòi chằng chịt, đồng thời phát huy những kinh
    nghiệm chăn nuôi đã được tích lũy lâu đời trong nông dân. Ngoài ra, chăn nuôi
    vịt lấy trứng cũng góp phần giải quyết công ăn việc làm cho lực lượng lao động ở
    các vùng nông thôn trong cả nước hiện nay.
    Ngành chăn nuôi vịt lấy trứng theo hình thức chạy đồng ở đồng bằng nói
    chung, ở Hậu Giang nói riêng mà cụ thể là ở huyện Phụng Hiệp có được thắng
    lợi là chủ yếu dựa vào nguồn thức ăn tự nhiên phong phú, tận dụng được sản
    phẩm (đặc biệt là lúa ) rơi vãi sau thu hoạch, cũng như những nguồn phụ phế
    phẩm của các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm. Chăn nuôi vịt lấy trứng
    theo hình thức chạy đồng lại là ngành đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật ít tốn kém,
    nhưng lại đạt hiệu quả kinh tế cao.
    Dịch cúm gia cầm bùng phát ở các tỉnh trong khu vực Tây Nam bộ thuộc
    Đồng bằng sông Cửu Long đã gây ra thiệt hại khá nặng nề cho người chăn nuôi
    gia cầm, sức khỏe của nhân dân với môi trường trong khu vực, đến tình hình sản
    xuất cũng như đời sống sinh hoạt của người dân, đặc biệt là các nông hộ chăn
    nuôi vịt lấy trứng chạy đồng. Phần lớn lượng nuôi bị đem đi tiêu hủy, nhiều nông
    hộ bị mất trắng và lâm vào cùng cực. Điều đó khiến nhiều gia đình đã có ý định
    từ bỏ nghề truyền thống của mình.
    Tóm lại, cùng với “vàng lùn, lùn xoắn lá”, dịch “lở mồm long móng” hiện
    nay thì “cúm gia cầm” là một đại dịch lớn tác động tiêu cực đến hiệu quả sản
    Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện Phụng Hiệp
    GVHD: Th.S Phan Đình Khôi 2 SVTH: Võ Thị Hồng Ngọc
    xuất nông nghiệp của bà con ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long nói chung và
    đặc biệt ở huyện Phụng Hiệp – tỉnh Hậu Giang nói riêng. Việc bức thiết là đề
    xuất các biện pháp nhằm khắc phục hậu quả do dịch cúm gia cầm gây ra và giúp
    người dân khôi phục lại sản xuất. Vì thế đề tài: “Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt
    đẻ chạy đồng ở Huyện Phụng Hiệp - Tỉnh Hậu Giang” đã được em chọn để làm
    đề tài tốt nghiệp.
    1.5. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    1.2.1. Mục tiêu chung
    Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở Huyện Phụng Hiệp - Tỉnh
    Hậu Giang.
    1.2.2. Mục tiêu cụ thể
    (1) Phân tích và đánh giá tình hình chung về hộ chăn nuôi vịt đẻ chạy
    đồng ở Huyện Phụng Hiệp - Tỉnh Hậu Giang.
    (2) Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở Huyện Phụng Hiệp
    Tỉnh Hậu Giang.
    (3) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy
    đồng ở Huyện Phụng Hiệp - Tỉnh Hậu Giang.
    (4) Phân tích cơ cấu thu nhập và hướng chuyển dịch cơ cấu thu nhập của
    nông hộ nuôi vịt đẻ chạy đồng do ảnh hưởng của cúm gia cầm ở huyện Phụng
    Hiệp tỉnh Hậu Giang.
    Thông qua đề tài sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất
    nâng cao thu nhập, đồng thời khắc phục những khó khăn cho hộ chăn nuôi vịt đẻ
    chạy đồng ở Huyện Phụng Hiệp - Tỉnh Hậu Giang.
    1.6. CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
    1.3.1. Các giả thuyết cần kiểm định
    Từ mục tiêu đưa ra tìm hiểu về ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm đến hiệu
    quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở Huyện Phụng Hiệp - Tỉnh Hậu Giang. Từ đó
    đưa ra giả thuyết:
    - Hoạt động chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng hoàn toàn không chịu ảnh hưởng
    của dịch cúm gia cầm.
    - Có sự chuyển dịch ngành sang hướng khác của các hộ nuôi vịt lấy trứng
    do ảnh hưởng của cúm gia cầm.
    Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện Phụng Hiệp
    GVHD: Th.S Phan Đình Khôi 3 SVTH: Võ Thị Hồng Ngọc
    - Cúm gia cầm gây tổn thất và thiệt hại cho các hộ chăn nuôi vịt lấy trứng.
    Để từ đó, chúng ta thu thập thông tin để kiểm định giả thuyết này có chính
    xác hay không, mức tin cậy là bao nhiêu?
    1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu
    - Việc chăn nuôi vịt lấy trứng của bà con đạt hiệu quả như thế nào?
    - Việc tiêm phòng, kiểm dịch đã thực hiện tốt chưa?
    - Bà con đã có những biện pháp ra sao để nâng cao hiệu quả chăn nuôi vịt
    đẻ chạy đồng.
    1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    1.4.1. Phạm vi về không gian
    Luận văn được thực hiện tại Khoa Kinh Tế và Quản Trị Kinh Doanh,
    trường Đại học Cần Thơ với các số liệu điều tra từ hộ chăn vịt lấy trứng theo
    hình thức chạy đồng trên địa bàn Huyện Phụng Hiệp - Tỉnh Hậu Giang. Số liệu
    điều tra chọn mẫu, không điều tra tất cả những nông hộ nuôi vịt lấy trứng theo
    hình thức chạy đồng mà chủ yếu được thực hiện tại các hộ chăn nuôi tiêu biểu
    trong Huyện Phụng Hiệp - Tỉnh Hậu Giang.
    1.4.2. Thời gian nghiên cứu
    - Những thông tin về số liệu sử dụng cho luận văn từ năm 2004 đến năm 2007.
    - Luận văn này được thực hiện trong thời gian từ 05/03/2007 đến 11/06/2007.
    1.4.3. Đối tượng nghiên cứu
    Vì kiến thức tiếp thu ở nhà trường chỉ mới là các lý luận từ các thầy cô và
    sách vở, thời gian thực tập không được nhiều mà tình hình chăn nuôi vịt lấy
    trứng rất phức tạp nên em chỉ đề cập đến một số nội dung sau:
    + Đưa ra những lý luận làm cơ sở cho việc thực hiện đề tài.
    + Phân tích hiệu quả tài chính của hộ nuôi vịt đẻ chạy đồng ở Huyện
    Phụng Hiệp - Tỉnh Hậu Giang.
    + Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy
    đồng ở Huyện Phụng Hiệp – Tỉnh Hậu Giang.
    + Phân tích cơ cấu thu nhập của hộ nuôi vịt đẻ chạy đồng chuyên nghiệp
    và hộ nuôi với quy mô nhỏ.
    + Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy
    đồng tại Huyện Phụng Hiệp – Tỉnh Hậu Giang.
    Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở huyện Phụng Hiệp
    GVHD: Th.S Phan Đình Khôi 4 SVTH: Võ Thị Hồng Ngọc
    1.5. LƯƠC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
    - Mai Văn Nam (2003), “Economic inefficiency and its determinants in
    the pig industry in south Vietnam”, sử dụng phương pháp hàm lợi nhuận chuẩn
    hóa (normalized profit function), và hàm probit trong nghiên cứu; kết quả nghiên
    cứu cho thấy yếu tố thể chế và chính sách có tác động đến hiệu sản xuất và tiêu
    thụ ngành hàng heo thịt ở Việt Nam (Đông và Tây Nam Bộ).
    - Mai Văn Nam (2004), “Thị trường nông sản và các giải pháp phát triển
    sản xuất và tiêu thụ nông sản hàng hóa ở đồng bằng Sông Cửu Long: Trường hợp
    sản phẩm heo ở Cần Thơ”, sử dụng phương pháp phân tích SCP và mô hình
    Probit trong nghiên cứu; kết quả nghiên cứu cho thấy chăn nuôi heo ở quy mô
    nhỏ hộ gia đình có hiệu quả thấp hơn quy mô lớn tập trung và các yếu tố đầu vào
    như con giống, thức ăn, chế biến sản phẩm và các thể chế chính sách có ảnh
    hưởng đến hiệu quả sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
    - Phạm Văn Trượng, Hoàng Văn Tiệu, Lương Tất Nhợ, Nghiêm Thuý
    Ngọc, “Hiệu quả kinh tế của vịt C.V. Super M nuôi thịt theo phương thức chăn
    thả cổ truyền và phương thức chăn thả có bổ sung thức ăn hỗn hợp”; kết quả
    nghiên cứu cho thấy nuôi vịt theo phương thức chăn thả có bổ sung thức ăn hỗn
    hợp có hiệu quả hơn phương thức chăn thả cổ truyền.
    Còn rất nhiều công trình nghiên cứu khác về chăn nuôi vịt, các công trình
    này đã tạo ra bước phát triển mới về giống, kỹ thuật chăn nuôi vịt ở nước ta.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...