Báo Cáo Phân tích Hiệp định chống bán phá giá (ADP) với ý nghĩa là LUẬT CHƠI của WTO

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế là một xu hướng tất yếu trong sự phát triển của thương mại quốc tế hiện nay. Mỗi quốc gia tham gia vào sân chơi toàn cầu đều có được vô số cơ hội to lớn để phát triển, tuy nhiên cũng gặp những thách thức không nhỏ bởi tính phức tạp và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại quốc tế diễn ra suôn sẻ, tự do, công bằng và có thể dự đoán được, Tổ chức thương mại quốc tế (WTO) đã ra đời.
    Sự ra đời của WTO cùng một loạt các hiệp định (GATT, GATS, TRIPS) và các văn bản có liên quan là một nền tảng pháp lý quan trọng để các giao dịch thương mại quốc tế được thực hiện dễ dàng. Trong số các văn bản pháp lý ấy phải kể đến hiệp định chống bán phá giá (Agreement on Antidumping Practices – ADP) – một văn bản có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết tranh chấp về việc bán phá giá, một hành động phổ biến xảy ra trong thương mại quốc tế. Chính vì tầm quan trọng của việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến bán phá giá và chống bán phá giá, nhóm chúng tôi xin chọn đề tài: “Phân tích Hiệp định chống bán phá giá (ADP) với ý nghĩa là LUẬT CHƠI của WTO”
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, bài tiểu luận gồm có 3 phần chính sau:
    I. Khái quát chung về bán phá giá và biện pháp chống bán phá giá trong thương mại quốc tế
    II. Hiệp định chống bán phá giá (ADP)
    III. Tình hình bán phá giá trên thế giới từ khi ADP có hiệu lực đến nay
    Mặc dù đã cố gắng nhiều song bài tiểu luận của nhóm chúng tôi không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế nhất định, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của cô giáo cùng các bạn. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
    NỘI DUNG
    I. Khái quát chung về bán phá giá và các biện pháp bán phá giá trong thương mại quốc tế
    1. Bán phá giá trong thương mại quốc tế
    1.1. Khái niệm
    Theo định nghĩa của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), một sản phẩm bị coi là bán phá giá nếu như giá xuất khẩu của sản phẩm được xuất khẩu từ một nước này sang một nước khác thấp hơn mức giá có thể so sánh được của sản phẩm tương tự được tiêu dùng tại nước xuất khẩu theo điều kiện thương mại thông thường. Như vậy về bản chất, bán phá giá trong thương mại quốc tế là hành vi phân biệt giá cả: đối với cùng một sản phẩm hoặc sản phẩm tương tự, nhưng giá xuất khẩu lại thấp hơn giá tiêu thụ nội địa.
    Theo định nghĩa này, “sản phẩm tương tự” là “sản phẩm giống hệt, tức sản phẩm có tất cả các đặc tính giống với sản phẩm đang được xem xét, hoặc trong trường hợp không có sản phẩm nào như vậy thì là sản phẩm khác mặc dù không giống ở mọi đặc tính nhưng có nhiều đặc điểm gần giống với sản phẩm đang được xem xét”.
    Khái niệm này khác với “bán phá giá” trong nội địa từng nước vốn thường được hiểu là hành vi bán hàng hoá với giá thấp hơn giá thành sản xuất của từng đơn vị sản phẩm.
    1.2. Nguyên nhân
    Có nhiều nguyên nhân dẫn tới hiện tượng bán phá giá của nhà sản xuất, xuất khẩu. Nhiều trường hợp việc bán phá giá có mục đích không lành mạnh nhằm đạt được những lợi ích nhất định như:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...