Chuyên Đề Phân tích hiện trạng thu hoạch lúa ở xã vĩnh bình, huyện châu thành, tỉnh an giang

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Ngày nay, khi khoa học kỹ thuật trong canh tác lúa đã được áp dụng rộng rãi, góp phần kiểm soát được năng suất, chất lượng lúa. Thế nhưng khoa học kỹ thuật trong và sau thu hoạch giường như vẫn đang là một bước tiến dài cần rất nhiều thời gian. Cứ mỗi vụ, mỗi năm nhiều trang báo lại cùng nhau đưa tin phản ánh thất thoát trong và sau thu hoạch ở các tỉnh thành trên khắp đồng bằng sông Cửu Long. Thất thoát trong thu hoạch là một vấn đề đáng bàn và cần phải sớm khắc phục, bởi những con số thống kế được đưa ra hiện nay đã lên đến hàng trăm tỷ đồng mỗi năm, con số này chỉ phản ánh trung bình ở một tỉnh. Như vậy nếu tính ra tất cả tỉnh thành nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long thì con số lãng phí này là rất lớn.

    Thu hoạch lúa là một quá trình quan trọng trong qui trình sản xuất lúa. Quá trình thu hoạch phải trải qua nhiều công đoạn như: thu gặt, suốt tách hạt, vận chuyển về đổ ra sân phơi hoặc lò sấy, vô bao lúa khô và mang vào kho lưu trữ, bảo quản chờ bán. Nếu như các công đoạn từ lúc xuống giống và chăm sóc đã làm rất tốt thì các công đoạn ở quá trình thu hoạch cũng phải đầu tư và thực hiện thật kỹ càng. Có như vậy, công việc trồng lúa mới đem lại được những hiệu quả mong đợi, tối ưu nhất. Như vậy, những thông tin phản ánh các yếu tố ảnh hưởng và trình độ về cách thức và phương tiện trong thu hoạch cần phải được quan tâm theo dõi, từ đó làm cơ sở triển khai hướng phát triển và phát hiện những sai khuyết cần khắc phục trong thu hoạch. Trước tiên, những thông tin về thu hoạch trên sẽ được điều tra và phản ánh ở địa bàng xã Vĩnh Bình, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang, từ đó làm cơ sở và phương pháp triển khai nghiên cứu rộng hơn về phạm vi địa lí sau này.

    Đề tài nghiên cứu này sẽ nhằm phân tích hiện trạng thu hoạch lúa ở xã Vĩnh Bình, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang trong thời điểm thu hoạch lúa vụ Đông Xuân năm 2010. Phân tích tình hình thực tế về hiện trạng thu hoạch lúa ở xã bao gồm: thời gian thu hoạch, cách thức, phương tiện thu hoạch và chi phí thu hoạch, qua đó sẽ có cái nhìn tổng quát về trình độ áp dụng khoa học-kỹ thuật thực tế của người nông dân ở xã Vĩnh Bình.

    Đề tài nghiên cứu được tiến hành qua hai bước: (1) Nghiên cứu sơ bộ, sử dụng kỹ thuật phỏng vấn chuyên sâu nhằm kiểm tra mức độ hiểu của đáp viên đối với đề tài nghiên cứu dựa trên bản câu hỏi thăm dò đã thiết kế sẵn, với cách thức trao đổi và phỏng vấn, từ đó hiệu chỉnh được bản câu hỏi chính thức. Tiếp theo là bước 2, nghiên cứu cính thức, sử dụng bản câu hỏi đã hiệu chỉnh phỏng vấn 50 hộ nông dân có diện tích trồng lúa trong xã để thu thập dữ liệu. Dữ liệu thu được sẽ được kiểm tra, làm sạch, sau đó cho nhập dữ liệu vào phần mềm Excel chạy kết quả, tiến hành các bước phân tích theo các mục tiêu của đề tài đề ra.

    Qua kết quả phân tích cho thấy, phần lớn nông dân ở xã Vĩnh Bình thu hoạch vụ Đông Xuân vào khoảng nữa đầu tháng 3 năm 2010, với phương tiện cơ giới được sử dụng nhiều nhất là máy gặt đập liên hợp. Tuy nhiên, trong cách thức thu hoạch vẫn còn áp dụng phương pháp phơi mớ, điều này cũng là một trong các nguyên nhân gây thất thoát, hao hụt trong thu hoạch. Về phương tiện vận chuyển, chủ yếu bằng máy kéo, sau khi vận chuyển về lúa được phơi nắng ngay trên sân trước nhà bằng các công cụ chưa hiện đại hóa cao như: thúng, móng xúc lúa, các loại cào tự chế Sau khi lúa phơi xong, đa số người nông dân ở xã Vĩnh Bình đã bán liền thu hồi các khoản vốn và lợi nhuận. Mặt khác, nhìn một cách tổng quan từ kết quả phân tích, loại chi phí chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng chi phí thu hoạch lúa ở xã Vĩnh Bình là chi phí cắt suốt (hay chi phí thu hoạch trên đồng chiếm tỷ lệ 52%/công) và chi phí chuẩn bị cao su, lưới bao chiếm tỷ lệ thấp nhất 9% (do còn sử dụng lại từ các mùa trước).

    Như vậy, kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tài lệu tham khảo phản ánh hiện trạng thu hoạch lúa ở xã Vĩnh Bình. Đó là những mặt đạt yêu cầu và những mặt chưa phù hợp, giúp người nông dân nhìn lại quá trình áp dụng khoa học-kỹ thuật, phương tiện hiện đại trong thu hoạch, để ngày càng hoàn thiện hơn về đảm bảo chất lượng và năng suất, giảm thiểu chi phí, thất thoát trong và sau thu hoạch lúa ở xã Vĩnh Bình.




    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1

    1.1 Cơ sở hình thành đề tài 1

    1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1

    1.3 Phạm vi nghiên cứu 2

    1.4 Phát thảo phương pháp nghiên cứu. 2

    1.5 Ý nghĩa của đê tài nghiên cứu 2

    1.6 Cấu trúc của báo cáo dự kiến 2

    CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 4

    2.1 Giới thiệu chương 4

    2.2 Cơ sở lý thuyết 4

    2.3 Mô hình nghiên cứu 9

    CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11

    3.1 Giới thiệu chương 11

    3.2 Thiết kế quy trình nghiên cứu 11

    3.3 Các bước của quy trình nghiên cứu 12

    3.3.1 Nghiên cứu sơ bộ 12

    3.3.2 Nghiên cứu chính thức 13

    3.3.2.1 Tổng thể và mẫu 13

    3.3.2.2 Biến và thang đo và phương pháp phân tích dữ liệu 14

    3.4 Kết luận 14

    CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 15

    4.1. Mô tả hiện trạng thu hoạch lúa ở xã Vĩnh Bình, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang 15

    4.1.1. Thời gian thu hoạch 15

    4.1.2.Cách thức và phương tiện thu hoạch 15

    4.1.3.Chi phí thu hoạch 18

    4.2. Phân tích hiện trạng thu hoạch lúa ở xã Vĩnh Bình, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang 25

    4.2.1.Thời gian thu hoạch 25

    4.2.2. Cách thức và phương tiện thu hoạch 25

    4.2.3. Chi phí thu hoạch 28

    CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN 30

    PHỤ LỤC: KẾT QUẢ CHẠY EXCEL 31

    ĐỀ CƯƠNG PHỎNG VẤN CHUYÊN SÂU 33

    BẢN CÂU HỎI PHỎNG VẤN CHÍNH THỨC 34

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 38


    DANH MỤC HÌNH VÀ BẢNG


    Hình 2.1. Hệ thống sản xuất tác nghiệp 4

    Hình 2.2. Mô hình khái quát hệ thống thu hoạch lúa 5

    Hình 2.3. Lưu đồ tiến trình thu hoạch lúa trên đồng 6

    Hình 2.4. Lưu đồ tiến trình phơi lúa thủ công 7

    Hình 2.5. Lưu đồ tiến trình sấy lúa 8

    Hình 2.6. Lưu đồ tiến trình lưu kho và bảo quản lúa sau khi làm khô 9

    Hình 2.7. Mô hình nghiên cứu 10

    Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu đề tài 12

    Hình 4.1. Biểu đồ thể hiện thời gian thu hoạch lúa vụ Đông Xuân năm 2010 15

    Hình 4.2. Cắt thủ công 15

    Hình 4.3. Máy gặt lúa xếp dãy GX120 15

    Hình 4.4. Máy suốt lúa 16

    Hình 4.5. Máy gặt đập liên hợp 16

    Hình 4.6. Phơi mớ 16

    Hình 4.7. Vận chuyển lúa bằng trâu bò 17

    Hình 4.8. Vận chuyển lúa bằng máy kéo 17

    Hình 4.9. Phơi lúa trên mặt sân, đường 17

    Hình 4.10. Các công cụ sử dụng trong công đoạn phơi lúa 17

    Hình 4.11. Lưu trữ trong kho 18

    Hình 4.12. Lưu trữ ngoài trời 18

    Bảng 4.13. Bảng thể hiện các khoảng mục chi phí bao, lưới và cao su 18

    Bảng 4.14. Bảng thể hiện các khoảng mục chi phí trong khâu cắt suốt 20

    Bảng 4.15. Bảng thể hiện các khoảng mục chi phí trong khâu vận chuyển 21

    Bảng 4.16. Bảng thể hiện các khoảng mục chi phí trong khâu phơi 23

    Bảng 4.17. Bảng danh mục chi phí thu hoạch 24

    Hình 4.18. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ các phương tiện sử dụng trong thu hoạch trên đồng 25

    Hình 4.19. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ phơi mớ ở xã Vĩnh Bình 26

    Hình 4.20. Tỷ lệ các phương tiện vận chuyển được sử dụng trong thu hoạch lúa 26

    Hình 4.21. Máy xúc lúa 27

    Hình 4.22. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ số nông dân dựa lại và bán ngay sau khi phơi xong 27

    Hình 4.23. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ số nhà kho ở xã Vĩnh Bình 28

    Hình 4.24. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ các khoản mục cấu thành tổng chi phí thu hoạch 28

    Bảng 1: Thời gian thu hoạch 30

    Bảng 2: Phương tiện sử dụng trong thu hoạch trên đồng 30

    Bảng 3: Số hộ phơi mớ 30

    Bảng 4: Các loại phương tiện vận chuyển 30

    Bảng 5: Nơi lưu trữ 31

    Bảng 6: Các khoản mục cấu thành chi phí thu hoạch 31
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...