Phân tích hệ thống đánh giá học sinh phổ thông Việt Nam theo tiêu chuẩn Saber - Student Assessment

Thảo luận trong 'Nghiên Cứu Khoa Học' bắt đầu bởi Khoa Hoc, 10/11/15.

  1. Khoa Hoc

    Khoa Hoc New Member

    Bài viết:
    0
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Thông tin chung

    Mã số: V2013-03
    Chủ nhiệm đề tài: CN. Nguyễn Tất Thắng
    Các thành viên tham gia: CN. Ngô Văn Hưng
                                                  CN. Trần Thị Phương Linh
    Thời gian bắt đầu/kết thúc: Tháng 9 năm 2013/ tháng 9 năm 2014

    2. Tính cấp thiết

    Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020 đã đề ra các giải pháp phát triển đánh giá giáo dục giai đoạn 2011 – 2020: “Đổi mới kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng theo hướng đảm bảo thiết thực, hiệu quả, khách quan và công bằng; kết hợp kết quả kiểm tra đánh giá trong quá trình giáo dục với kết quả thi” và “Thực hiện định kỳ đánh giá quốc gia về chất lượng học tập của học sinh phổ thông nhằm xác định mặt bằng chất lượng và làm căn cứ đề xuất chính sách nâng cao chất lượng giáo dục của các địa phương và cả nước”. Qua phân tích thực trạng và đánh giá thực trạng hệ thống đánh giá học sinh phổ thông Việt Nam cho thấy thực trạng đánh giá kết quả giáo dục của Việt Nam vẫn đang được phân tích riêng rẽ theo từng mảng, chưa thấy rõ sự tác động hoặc tương tác lẫn nhau; Có những hạn chế của văn bản quy phạm kéo theo sự sai sót của toàn hệ thống như để có ý kiến chuẩn xác nên có những cuộc khảo sát lấy ý kiến của giáo viên và học sinh. Tuy nhiên, số đông giáo viên chưa nắm được kiểm tra để làm gì? (mục tiêu kiểm tra), kiểm tra cái gì? (nội dung, mức độ đề kiểm tra), kiểm tra như thế nào? (hình thức, cấu trúc đề kiểm tra). Kết quả kiểm tra chưa phản ảnh khách quan chất lượng đào tạo. Mức độ khó, dễ của đề kiểm tra có sự khác biệt tại các vùng miền nhưng lại có cùng thang điểm số. Có những hạn chế trong đánh giá trên lớp kéo theo những hạn chế của đánh giá quốc gia ví dụ như xây dựng khung đánh giá chưa hoàn chỉnh, xác định mục tiêu, mạch kiến thức chưa được quan tâm đúng mức, thiết kế câu hỏi, lựa chọn câu hỏi chưa quan tâm đến các chỉ số như sự thiên vị câu hỏi, độ phân biệt câu hỏi, kỹ thuật thiết kế đề kiểm tra còn lạc hậu, việc xây dựng thang đánh giá chưa được chú trọng đúng mức. Những hạn chế trong đánh giá quốc gia dẫn đến việc điều chỉnh chính sách giáo dục không đúng, không trúng. Do đó cần phải có đánh giá tổng thể những ưu điểm, hạn chế toàn hệ thống đánh giá. Sử dụng các tiêu chuẩn, tiêu chí, công cụ của SABER – Student Assessment (khung đánh giá, Rubric, mẫu báo cáo quốc gia) để “tự chuẩn đoán hiệu quả của các chính sách và hệ thống đánh giá của mình”, chúng ta có thể hình dung được bức tranh về chất lượng hệ thống đánh giá học sinh phổ thông Việt Nam.

    3. Mục tiêu nghiên cứu

    Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của hệ thống đánh giá kết quả học tập ở trường phổ thông Việt Nam, đề xuất giải pháp tăng cường hiệu quả đánh giá theo tiêu chuẩn SABER – Student Assessment.

    4. Nội dung nghiên cứu

    Đề tài đưa ra được các khái niệm công cụ, các tiêu chuẩn, công cụ phương pháp đánh giá của SABER – Student Assessment và Phân tích hệ thống đánh giá học sinh Việt Nam: Phân tích hệ thống đánh giá học sinh Việt Nam; Ưu nhược điểm của hệ thống đánh giá học sinh Việt Nam; Đề xuất một số giải pháp tăng cường hệ thống đánh giá học sinh phổ thông Việt Nam. Đề tài đã giới thiệu về SABER - phương pháp tiếp cận hệ thống để phân tích và cải cách giáo dục, xuất phát từ mục đích cốt lõi Chiến lược Giáo dục tới năm 2020 của Ngân hàng Thế giới - học tập cho tất cả mọi người. Cách tiếp cận hệ thống cho rằng việc cải thiện giáo dục đòi hỏi nhiều hơn là chỉ tăng cường nguồn lực, nó đòi hỏi tăng cường tất cả các yếu tố nhằm cải thiện việc học cho tất cả trẻ em và thanh thiếu niên. Có nghĩa là đảm bảo rằng các chính sách của hệ thống quản lý, cơ chế trách nhiệm, hệ thống thông tin, các quy tắc tài chính và quản lý trường học phải được liên kết cả lại với nhau và hướng tới mục đích học tập cho tất cả. Giới thiệu hai công cụ chính SABER – Student Assessment sử dụng để đánh giá hệ thống đánh giá học sinh ở mỗi quốc gia: Khung lý thuyết, Rubric. Khung lý thuyết là cơ sở để phân tích các đặc điểm chính của hệ thống đánh giá. Căn cứ vào khung lý thuyết này, các chuyên gia tạo ra một Rubric để đánh giá tiến độ thực hiện các mục tiêu chính sách quan trọng được xác định trong khung lý thuyết.

    5. Phạm vi nghiên cứu

    Phân tích những đặc điểm chủ yếu của hệ thống đánh giá học sinh phổ thông dựa theo tiêu chuẩn của SABER - Student Assessment, không tổ chức khảo sát điều tra từ thực tiễn mà chỉ hồi cứu các văn bản pháp quy, các công trình nghiên cứu, đánh giá đã thực hiện.

    6. Phương pháp nghiên cứu

    Phương pháp nghiên cứu lý luận: tổng hợp các nghiên cứu về đánh giá, nghiên cứu về hệ thống đánh giá học sinh theo SABER.
    Phương pháp phân tích: phân tích các cấu phần của hệ thống đánh giá học sinh theo tiêu chuẩn của SABER – Student Assessment và phân tích thực trạng hệ thống đánh giá học sinh Việt Nam tìm ra các ưu, nhược điểm.
    Phương pháp chuyên gia: xin ý kiến chuyên gia về các kết quả nghiên cứu.
    Phương pháp đánh giá qua văn bản: dựa trên các bằng chứng, thông tin thu được để phân tích hệ thống đánh giá học sinh phổ thông theo tiêu chuẩn SABER - Student Assessment.

    7. Kết cấu của đề tài

    Nội dung đề tài: đề tài gồm 2 chương:

    Chương 1. Cơ sở lý luận

    1.1. Các số khái niệm cơ bản
    1.2. Giới thiệu về chương trình Saber, Saber – Student Assessment

    Chương 2. Phân tích hệ thống đánh giá học sinh Việt Nam theo Saber – Student Assessment

    2.1. Chỉ đạo về kiểm tra, đánh giá
    2.2. Đánh giá trên lớp
    2.3. Thi
    2.4. Đánh giá trên diện rộng quy mô quốc gia và quốc tế
    2.5. Đánh giá chung
    2.6. Một số giải pháp tăng cường hiệu quả hệ thống đánh giá học sinh Việt Nam

    8. Những đóng góp chính của đề tài

    Về mặt cơ sở khoa học: trình bày mục tiêu, phương pháp tiếp cận, trọng tâm hoạt động của SABER. Phân tích các tiêu chuẩn và công cụ, phương pháp mà SABER – Student Assessment sử dụng để đánh giá hệ thống đánh giá học sinh mỗi quốc gia. Đặc điểm hệ thống đánh giá học sinh phổ thông Việt Nam: phân tích ưu nhược điểm hệ thống đánh thống đánh giá học sinh phổ thông Việt Nam dựa trên các tiêu chuẩn SABER – Student Assessment.

    9. Kết luận và khuyến nghị

    Hệ thống đánh giá học sinh bao gồm các mối quan hệ tương tác, phụ thuộc lẫn nhau giữa nhiều yếu tố. Theo SABER, có ba yếu tố tạo nên hệ thống đánh giá người học là bối cảnh/môi trường thuận lợi, sự liên kết của hệ thống, và chất lượng của đánh giá. Sự phát triển của hệ thống đánh giá không phải là nhảy cóc từ mức độ này sang mức độ khác mà là một quá trình liên tục, tiến triển trong bản thân mức độ đó rồi mới đạt tới mức độ tiếp theo. Ngoài ra, Việt Nam đang xây dựng hoạt động đánh giá lồng ghép vào chương trình giảng dạy mới cho năm 2015. SABER – Student Assessment xác định rằng đánh giá trên lớp sẽ là cấu phần có khả năng phát triển mạnh nhất trong hệ thống đánh giá của Việt Nam và sẽ sớm đạt đượt mức độ nâng cao.

    Đề tài có những khuyến nghị đề xuất sau: Phân phối nguồn lực của các cấp trong hệ thống giáo dục nhằm giúp cho giáo viên có thể tham gia vào các hoạt động đánh giá lớp học một cách chất lượng. Giới thiệu cơ chế có hệ thống hơn để theo dõi và cung cấp thông tin phản hồi về chất lượng của hoạt động đánh giá lớp học. Nâng cao niềm tin của công chúng về chất lượng của các kỳ thi bằng cách công bố công khai chất lượng. Giám sát hiệu quả các kỳ thi bằng cách tài trợ nghiên cứu độc lập về tác động của chúng tạo ra một ủy ban giám sát thường xuyên, hoặc tiến hành đánh giá chất lượng thường xuyên.


    Theo vnies.edu.vn - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
     
Đang tải...