Luận Văn Phân tích hệ thống chấm điểm tín dụng doanh nghiệp tại các ngân hàng thương mại quốc doanh trên địa

Thảo luận trong 'Kinh Tế Phát Triển' bắt đầu bởi Ác Niệm, 25/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    #1 Ác Niệm, 25/12/11
    Last edited by a moderator: 27/6/14
    MỤC LỤC
    Trang
    Lời cam đoan
    Mục lục
    Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt
    Danh mục các bảng, biểu, đồ thị
    Lời mở đầu 1
    Chương 1: Khái quát về quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại
    1.1. Đặc trưng trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại . 3
    1.2. Các loại rủi ro trong kinh doanh ngân hàng 4
    1.2.1. Rủi ro tín dụng --------------------------------------------------------------5
    1.2.2. Rủi ro lãi suất ---------------------------------------------------------------6
    1.2.3. Rủi ro thanh toán -----------------------------------------------------------6
    1.2.4. Rủi ro hối đoái --------------------------------------------------------------7
    1.2.5. Các rủi ro khác--------------------------------------------------------------8
    1.3. Ảnh hưởng của rủi ro trong kinh doanh ngân hàng 8
    1.4. Quy trình tín dụng tại các ngân hàng thương mại .10
    1.4.1. Lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng ----------------------------------------- 10
    1.4.2. Phân tích tín dụng -------------------------------------------------------- 11
    1.4.3. Quyết định và ký hợp đồng tín dụng----------------------------------- 11
    1.4.4. Giải ngân ------------------------------------------------------------------ 12
    1.4.5. Giám sát tín dụng--------------------------------------------------------- 12
    1.4.6. Thanh lý hợp đồng tín dụng--------------------------------------------- 13
    1.5. Hồ sơ tín dụng .13
    1.6. Quy trình phân loại tín dụng 14
    1.7. Quản trị rủi ro tín dụng 20
    1.7.1. Khái niệm ----------------------------------------------------------------- 20
    4
    4
    1.7.2. Các biện pháp quản lý rủi ro tín dụng --------------------------------- 21
    1.8. Ý nghĩa của hệ thống chấm điểm tín dụng doanh nghiệp .24
    Chương II: Phân tích hệ thống chấm điểm tín dụng doanh nghiệp tại các ngân hàng thương mại
    quốc doanh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
    2.1. Phạm vi và mục đích của việc chấm điểm tín dụng các doanh nghiệp .26
    2.2. Các căn cứ để chấm điểm tín dụng doanh nghiệp . 26
    2.3. Quy trình chấm điểm tín dụng tại các NHTM quốc doanh Lâm Đồng 27
    2.3.1. Bước 1: thu thập thông tin ----------------------------------------------- 31
    2.3.2. Bước 2: xác định ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh của
    doanh nghiệp --------------------------------------------------------------------- 32
    2.3.3. Bước 3: chấm điểm quy mô của doanh nghiệp ----------------------- 32
    2.3.4. Bước 4: chấm điểm các chỉ số tài chính ------------------------------- 34
    2.3.5. Bước 5: chấm điểm các tiêu chí phi tài chính------------------------- 37
    2.3.6. Bước 6: tổng hợp điểm và xếp hạng doanh nghiệp ------------------ 45
    2.3.7. Bước 7: trình phê duyệt kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng
    khách hàng------------------------------------------------------------------------ 48
    2.4. Áp dụng kết quả xếp hạng trong chính sách tín dụng .49
    2.5. Đánh giá lại điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp .55
    2.6. Nhận xét chung 55
    Chương III: Một số đề xuất góp phần hoàn thiện hệ thống chấm điểm tín dụng doanh nghiệp tại
    các Ngân hàng thương mại quốc doanh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
    3.1. Về hệ thống tiêu chí đánh giá và thang điểm sử dụng . 58
    3.2. Về trọng số của các tiêu chí và các chỉ tiêu đánh giá 62
    3.3. Một số đề xuất khác 64
    Tài liệu tham khảo .66
    Phụ lục .68


    5
    5
    DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

    - NHNN: Ngân hàng Nhà nước
    - NHTM: Ngân hàng thương mại
    - NHNN&PTNT: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
    - NHCT: Ngân hàng Công thương
    - NHĐT&PT: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
















    6
    6
    DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ

    1. Bảng 1: Tỷ lệ để xác định giá trị của tài sản đảm bảo trong tính dự
    phòng
    2. Bảng 2: Phân hạng doanh nghiệp (NHNN&PTNT)
    3. Bảng 3: Chấm điểm quy mô doanh nghiệp (NHNN&PTNT và NHCT)
    4. Bảng 4: Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí lưu chuyển tiền tệ
    (NHNN&PTNT và NHCT)
    5. Bảng 5: Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí năng lực và kinh nghiệm
    quản lý (NHNN&PTNT và NHCT)
    6. Bảng 6: Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí tình hình và uy tín giao dịch
    với NH (NHNN&PTNT)
    7. Bảng 7: Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí tình hình và uy tín giao dịch
    với ngân hàng (NHCT)
    8. Bảng 8: Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí môi trường kinh doanh
    (NHNN&PTNT và NHCT)
    9. Bảng 9: Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí các đặc điểm khác
    (NHNN&PTNT)
    10. Bảng 10: Tiêu chí thứ 5 của NHCT về các đặc điểm khác
    11. Bảng 11: Bảng trọng số áp dụng cho các tiêu chí phi tài chính
    (NHNN&PTNT và NHCT)
    12. Bảng 12: Bảng tiêu chuẩn đánh giá các chỉ tiêu phi tài chính
    (NHĐT&PT)
    13. Bảng 13: Trọng số của các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính
    (NHNN&PTNT)
    7
    7
    14. Bảng 14: Trọng số của các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính (NHCT)
    15. Bảng 15: Xếp hạng doanh nghiệp (NHNN&PTNT và NHCT)
    16. Bảng 16: Xếp hạng doanh nghiệp (NHĐT&PT)
    17. Bảng 17: Xếp hạng doanh nghiệp chưa có quan hệ với ngân hàng
    (NHĐT&PT)
    18. Bảng 18: Chính sách cấp tín dụng (NHNN&PTNT và NHCT)
    19. Bảng 19: Phân loại doanh nghiệp theo ngành nghề
    20. Bảng 20: Các chỉ số tài chính áp dụng chấm điểm các doanh nghiệp
    ngành nông, lâm, ngư nghiệp (NHNN&PTNT và NHCT)
    21. Bảng 21: Các chỉ số tài chính áp dụng chấm điểm các doanh nghiệp
    ngành thương mại, dịch vụ (NHNN&PTNT và NHCT)
    22. Bảng 22: Các chỉ số tài chính áp dụng chấm điểm các doanh nghiệp
    ngành xây dựng (NHNN&PTNT và NHCT)
    23. Bảng 23: Các chỉ số tài chính áp dụng chấm điểm các doanh nghiệp
    ngành công nghiệp NN&PTNT và NHCT)
    24. Bảng 24: Bảng tiêu chuẩn đánh giá các chỉ tiêu tài chính doanh nghiệp
    ngành nông, lâm ngư nghiệp (NHĐT&PT)
    25. Bảng 25: Bảng tiêu chuẩn đánh giá các chỉ tiêu tài chính doanh nghiệp
    ngành thương mại, dịch vụ (NHĐT&PT)
    26. Bảng 26: Bảng tiêu chuẩn đánh giá các chỉ tiêu tài chính doanh nghiệp
    ngành xây dựng (NHĐT&PT)
    27. Bảng 27: Bảng tiêu chuẩn đánh giá các chỉ tiêu tài chính doanh nghiệp
    ngành công nghiệp (NHĐT&PT)
    28. Bảng 28: Giải thích các tiêu chí phi tài chính của NHĐT&PT
    29. Sơ đồ 1: Quy trình tín dụng tại các ngân hàng thương mại
    8
    8
    LỜI MỞ ĐẦU

    Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của WTO, một trong những
    cam kết quan trọng của Việt Nam khi gia nhập WTO là ngành ngân hàng Việt
    Nam sẽ phải mở cửa rộng hơn theo đúng lộ trình. Ngân hàng là lĩnh vực hoàn
    toàn mở cửa trong cam kết gia nhập WTO của Việt Nam, đến năm 2010 lĩnh vực
    ngân hàng sẽ mở cửa hoàn toàn các dịch vụ cho khối ngân hàng nước ngoài. Bên
    cạnh việc gia nhập WTO, Việt Nam vẫn tiếp tục triển khai lộ trình thực hiện
    Hiệp định cam kết về ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEFT/AFTA), tiến
    trình thực hiện Hiệp định song phương Việt – Mỹ. Từ 2006-2010 Việt Nam phải
    thực hiện các cam kết trong khuôn khổ hiệp định khung về hợp tác thương mại
    và dịch vụ của ASEAN và Hiệp định thương mại Việt – Mỹ như xây dựng môi
    trường pháp lý cho hệ thống ngân hàng Việt Nam phù hợp với thông lệ quốc tế,
    không hạn chế số lượng các nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng trên lãnh thổ Việt
    Nam, không hạn chế về số lượng dịch vụ ngân hàng, không hạn chế việc tham
    gia góp vốn của phía nước ngoài dưới hình thức tỷ lệ phần trăm tối đa trong số
    cổ phần nước ngoài nắm giữ.
    Như vậy, bên cạnh những cơ hội có thể có được, thì hệ thống ngân hàng
    Việt Nam, đặc biệt là các ngân hàng thương mại quốc doanh, cũng sẽ phải
    đương đầu với những thách thức hết sức to lớn: Việt Nam phải chấp nhận sự gia
    tăng nhanh chóng của các ngân hàng thương mại nước ngoài có nhiều kinh
    nghiệm và có tiềm lực tài chính; Việt Nam cũng sẽ phải bắt buộc thực hiện
    chính sách không phân biệt đối xử giữa các ngân hàng trong nước và ngoài nước.
    Thực tế đó dẫn đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng trở nên phức
    tạp hơn, cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng càng trở nên quyết liệt hơn trong
    cuộc đua đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế và cùng với nó là mức
    độ rủi ro cũng tăng lên.
    Trong bối cảnh đó, yêu cầu đặt ra đối với các ngân hàng thương mại trong
    nước là nhanh chóng cải tiến, đổi mới quy trình hoạt động, quy trình quản lý sao cho
    9
    9
    phù hợp với các thông lệ quốc tế nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. Một trong
    những định hướng mà các ngân hàng cần thực hiện là nâng cao chất lượng các công
    cụ đo lường rủi ro và tiếp tục áp dụng các công cụ đo lường rủi ro mới. Tăng cường
    khả năng dự báo và đo lường rủi ro giúp cho các ngân hàng chủ động trong việc tiếp
    cận khách hàng vừa đảm bảo hiệu quả kinh doanh vừa đảm bảo an toàn vốn. Đây là
    lý do tôi chọn đề tài “Phân tích hệ thống chấm điểm tín dụng doanh nghiệp tại các
    ngân hàng thương mại quốc doanh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng”.
    Đề tài được thực hiện nhằm phân tích và đánh giá những ưu điểm và hạn
    chế của hệ thống chấm điểm tín dụng doanh nghiệp của các ngân hàng thương
    mại quốc doanh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, qua đó có những đóng góp nhằm
    hoàn thiện hệ thống này và góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro
    tín dụng tại các ngân hàng thương mại quốc doanh tỉnh Lâm Đồng.
    Để thực hiện đề tài này, tác giả đã thu thập các số liệu sơ cấp và thứ cấp
    từ các ngân hàng đồng thời cũng như từ các tài liệu, các tạp chí có liên quan.
    Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng là phương pháp so sánh đối
    chiếu. Do hiện nay các ngân hàng thương mại quốc doanh Lâm Đồng chưa áp
    dụng hệ thống này vào thực tiễn mà chỉ đang trong giai đoạn chuẩn bị nên chưa
    có các số liệu thực tế để tiến hành xây dựng các mô hình phân tích định lượng
    mà chỉ sử dụng các phân tích định tính.
    Về bố cục, đề tài được chia thành ba chương:
    Chương I: Khái quát về quản trị rủi ro của ngân hàng thương mại;
    Chương II: Phân tích hệ thống chấm điểm tín dụng doanh nghiệp tại các
    ngân hàng thương mại quốc doanh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng;
    Chương III: Một số đề xuất góp phần hoàn thiện hệ thống chấm điểm tín dụng
    doanh nghiệp tại các ngân hàng thương mại quốc doanh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
    Xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô trường Đại Học Kinh tế TP. Hồ Chí
    Minh, cảm ơn PGS. TS. Trần Ngọc Thơ đã truyền đạt kiến thức quý báu và tạo
    điều kiện thuận lợi cho tác giả hoàn thành luận văn này
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...