Luận Văn Phân tích hàm lượng đồng di động trong một số loại đất nông nghiệp

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Việt Nam ngày nay đã hội nhập với nền kinh tế thế giới, tốc độ phát triển của công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở Việt Nam ngày càng tăng nhanh. Điều này cũng đồng nghĩa với việc diện tích đất nông nghiệp đang bị thu hẹp dần để nhường chỗ cho các khu công nghiệp, các nhà máy mọc lên. Mặt trái của sự phát triển công nghiệp chính là các chất thải của nó, trong đó có kim loại nặng đã và đang tác động mạnh mẽ đến môi trường sinh thái, không những gây ô nhiễm môi trường mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người. Những khu vực sản xuất nông nghiệp cũng chịu sự ô nhiễm này từ việc tưới tiêu nước bị ảnh hưởng bởi nước thải công nghiệp, từ phân bón, từ bã thải của chăn nuôi gia súc, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, từ môi trường không khí chứa nhiều bụi khói kim loại, .
    Ô nhiễm môi trường bởi kim loại nặng đang là một vấn đề thời sự được các nhà khoa học quan tâm. Quá trình sản xuất của các nhà máy đã vô tình thải vào môi trường một lượng lớn các kim loại nặng như Zn[SUP]2+[/SUP], Cu[SUP]2+[/SUP], Pb[SUP]2+[/SUP], Fe[SUP]3+[/SUP], Chúng tích lũy trong môi trường rồi thâm nhập vào cơ thể con người và động thực vật gây ra những tác động tiêu cực đến cơ thể sống. Ô nhiễm kim loại nặng trong đất, nước và không khí gây ra tồn dư lâu dài trong các sản phẩm nông nghiệp được quan tâm nhiều trong thời gian gần đây. Từ năm 1971, WHO đã khẳng định ảnh hưởng xấu của kim loại nặng đến sức khỏe con người. Thông qua các sản phẩm nông nghiệp này, kim loại có tính độc cao đi vào cơ thể con người. Vấn đề trở nên cấp thiết hơn khi Việt Nam tham gia vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) - các sản phẩm nông nghiệp được kiểm tra nghiêm ngặt dư lượng kim loại nặng khi xuất khẩu.
    Ngoài sự tồn tại sẵn trong đất thì đồng cũng xuất hiện do sự tích tụ bởi nước tưới, phân bón, bụi kim loại trong không khí, . Từ đây nó sẽ thâm nhập vào cơ thể con người thông qua việc ăn các loại thực phẩm động thực vật có chứa đồng. Mặc dù đồng là một chất cần thiết cho cơ thể nhưng với hàm lượng quá lớn nó sẽ gây ra nhiều loại bệnh cho con người.
    Với hy vọng đóng góp thêm những thông tin về hàm lượng đồng trong một số loại đất trồng rau chúng tôi chọn đề tài: “Phân tích hàm lượng đồng di động trong một số loại đất nông nghiệp bằng phương pháp trắc quang phân tử UV - VIS”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...