Tài liệu Phân tích giấc mơ - Một kỹ thuật trị liệu tâm lý

Thảo luận trong 'Tâm Lý Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phân tích giấc mơ - Một kỹ thuật trị liệu tâm lý
    (TV Hoàng Nhân) Trong cuộc sống hàng ngày, ai ai cũng có những giấc mơ diễn ra trong giấc ngủ của mình. Có người có những giấc mơ đẹp diễn ra một cách nhẹ nhàng, khi tỉnh dạy cho ta một cảm giác nhẹ nhõm thoải mái và tràn đầy hy vọng. Tuy nhiên, cũng có người có những giấc mơ hỗn loạn, hãi hùng, chết chóc, bi thương, tang tóc và chứa đầy sự sợ hãi lo âu.

    Nhiều người sau khi tỉnh dạy thấy mình như người “mất hồn”, bị ám ảnh bởi những hình ảnh, âm thanh trong giấc mơ được lưu lại trong trí nhớ. Những sự kiện đó có thể làm cho họ hoang mang, không có phương hướng trong điều khiển hành vi và ý thức. Hậu quả này nếu không được giải toả kịp thời sẽ nảy sinh ra rối nhiễu tâm lý, hoảng loạn tâm thần, và có nguy cơ tự sát.

    Vậy khi gặp những tình huống như vậy, bạn sẽ phải làm gì?

    Bạn hãy đưa người thân của mình tới các trung tâm tham vấn tâm lý để các chuyên gia trợ giúp tìm ra nguyên nhân hoá giải các giấc mơ có hại. Tránh được các nguy cơ mang tính chất bệnh lý làm hại đến bản thân. Đây là kỹ thuật Phân tích giấc mơ (giải mộng) mà các Nhà trị liệu thường áp dụng trong tham vấn và trị liệu tâm lý.

    Nhà trị liệu sẽ làm gì với Kỹ thuật phân tích giấc mơ?

    Bằng năng lực chuyên môn của mình Nhà Trị liệu (NTL) sẽ thực hiện các công việc đối với thân chủ(TC) của mình như sau:

    -Giúp con người tìm lại những cội rễ vô thức của các vấn đề của mình nảy sinh những xung đột bị dồn nén, bằng cách là sau khi giải phóng những cảm xúc có liên quan, bản thân con người sẽ cấu trúc lại nhân cách của mình trên những cơ sở mới. Điều này cũng bao hàm việc loại trừ các triệu chứng tâm bệnh.

    Theo phân tâm học, nhân cách của con người được cấu tạo từ mối liên hệ phức tạp của năng lực cá nhân và những trải nghiệm từ thời thơ ấu. Những hành vi của một cá nhân, do đó là kết quả của những mẫu hành vi thơ ấu và có nguồn gốc vô thức. Nói cách khác, chúng ta có những nhu cầu và ước muốn bị dồn nén và nhờ vào các mối quan hệ với những người khác trong thời thơ ấu mà chúng ta học được những cách thức rõ ràng để thoả mãn những dồn nén này. Nếu mỗi cá nhân mà không học được cách thoả mãn nhu cầu bị dồn nén thì cá nhân ấy sẽ trở thành những người không bình thường.

    Giấc mơ là nguồn gốc quan trọng chứa đựng thông tin về những động cơ vô thức của thân chủ. Khi con người ngủ, siêu thức có vẻ yếu đi trong việc kiểm duyệt những xung đột không thể chấp nhận được có nguồn gốc trong vô thức. Vì vậy, những động cơ không thể bộc lộ được trong khi thức lại có thể được biểu hiện trong giấc mơ.

    NTL có thể sử dụng phương pháp phân tích giấc mơ (giải mộng) để hiểu và xử lý những vấn đề của TC. Cũng cần lưu ý rằng một vài động cơ không thể chấp nhận được bởi chính ý thức không thể được bộc lộ một cách công khai, thậm chí cả trong giấc mơ, do vậy theo các cơ chế phòng vệ chúng phải thể hiện dưới hình thức “trá hình” hoặc “tượng trưng”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...