Tiểu Luận Phân tích giá trị của tư tưởng về con người và xây dựng con người của triết học Nho giáo

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phân tích giá trị của tư tưởng về con người và xây dựng con người của triết học Nho giáo
    Triết học ra đời vào khoảng thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ thứ VI trước công nguyên với các thành tựu rực rỡ trong triết học Trung quốc, Ấn độ và Hy lạp cổ đại.
    Quá trình hình thành và phát triển, triết học gắn liền với tri thức của con người. Khái quát lại, có thể cho rằng: Triết học là một một hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế gới, về bản thân con người và vị trí của con người trong thế giới đó.
    Qua từng giai đoạn phát triển trong lịch sử, triết học phát triển cũng thay đổi theo từng giai đoạn lịch sử. Thời cổ đại, ở Trung hoa, triết học gắn liền với với những vấn đề chính trị xã hội; ở Ấn Độ, triết học gắn liền với tôn giáo; ở hy lạp, triết học gắn liền với khoa học tự nhiên và gọi là triết học tự nhiên.
    Sự hình thành và phát triển của triết học có tính quy luật của nó. Trong đó, các tính quy luật chung là: Sự hình thành, phát triển của triết học gắn liền với điều kiện kinh tế - xã hội, với cuộc đấu tranh giai cấp, các lực lượng xã hội; với các thành tựu khoa học tự nhiên và khoa học xã hội; với sự thâm nhập và đấu tranh giữa các trường phái triết học với nhau.
    Từ thời cổ đại đến nay, triết học đã phát triển qua nhiều giai đoạn và gắn với các điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi hình thái xã hội. Ở Trung hoa thời kỳ cổ đại, triết học phát triển gắn liền với những vấn đề chính trị, xã hội:
    Về tự nhiên: Trung Quốc cổ đại là vùng đất rộng lớn. Miền bắc, xa biển, khí hậu lạnh, đất đai khô khan, cằn cỗi, sản vật nghèo. Miền nam, khí hậu ấm áp, cây cối xanh tươi, phong cảnh đẹp, sản vật phong phú.
    Về kinh tế - xã hội, thời Đông Chu, quyền sở hữu tối cao về đất đai thuộc về tần lớp giai cấp địa chủ, chế độ sở hữu tư nhân về ruộng đất hình thành. Nguyên nhân kinh tế này làm xuất hiện sự phân hóa sang hèn dựa trên cơ sở tài sản, sự tranh giành địa vị xã hội của các thế lực cát cứ và đẩy Trung Quốc cổ đại vào tình trạng chiến tranh khốc liệt. Điều kiện lịch sử ấy đòi hỏi giải thể chế độ nô lệ thị tộc nhà Chu để xây dựng chế độ phong kiến; giải thể nhà nước của chế độ gia trưởng, xây dựng nhà nước phong kiến nhằm giải phóng lực lượng sản xuất, mở đường cho xã hội phát triển. Thực trạng của xã hội đã làm xuất hiện những tụ điểm, những trung tâm “kẻ sĩ” luôn tranh luận về trật tự xã hội cũ và đề ra những hình mẫu cho một xã hội tương lai, dẫn đến hình thành các nhà tư tưởng lớn và các trường phái triết học khá hoàn chỉnh. Theo sách hán thư có rất nhiều học phái như: Nho gia, Mặc gia, Đạo gia, Danh gia, Pháp gia, Âm Dương gia, Nông gia, Binh gia, Tung hoành gia, Tiểu thuyết gia, Tạp gia Với các nhà triết học nổi danh như: Khổng - Mạnh – Tuân của Nho gia, Lão - Trang của Đạo gia, Mặc tử của Mặc gia Trong đó có sáu phái chủ yếu là: Nho, Mặc, Đạo, Danh, Pháp, Âm Dương. Có ảnh hưởng lớn nhất là ba phái: Nho, Mặc, Đạo.
    Điều kiện trên quy định nội dung, tính chất của triết học. Nét đặc thù của triết học Trung Quốc cổ, trung đại là hầu hết các học thuyết có xu hướng đi sâu giải quyết những vấn đề thực tiễn chính trị - đạo đức của xã hội với nội dung bao trùm là vấn đề con người, xây dựng con người, xã hội lý tưởng và con đường trị nước.
    Như ở trên đã trình bày, phái Nho giáo là một trong những phái triết học có ảnh hưởng lớn đến triết học Trung Quốc cổ, trung đại. Người sáng lập phái Nho giáo là Khổng tử (đời nhà Tần). Trong điều kiện xã hội thời đó, Ông thấy nhiều luân thường đạo lý bị đảo lộn: Vua chẳng ra Vua, Tôi chẳng ra Tôi vì vấy ông xây dựng học thuyết của mình nhằm để khôi phục lại trật tự nhà Chu, xây dựng lại đạo đức xã hội, chuẩn mực xã hội, đề cao đạo đức, giáo dục.

    Tư tưởng về con người.
    Khi đặt vấn đề nguồn gốc của con người, Khổng tử cho rằng trời sinh ra con người và muôn vật.
    Khi xác định vị trí, vai trò của con người trong mối quan hệ với trời, đất, con người và vạn vật trong vũ trụ thì Nho giáo cho rằng: con người được đặt lên vị trí cao nhất. Con người do trời sinh ra nhưng sau đó con người cùng với trời, đất là ba ngôi tiêu biểu cho tất cả mọi vật trong thế giới vật chất và tinh thần.
     
Đang tải...