Tiểu Luận Phân tích đường lối đổi mới kinh tế ở Việt Nam từ Đại Hội VI đến nay

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    Qua 25 năm (1986-2011), sự nghiệp đổi mới của Việt Nam đạt được những thành tựu như ngày hôm nay là nhờ có Đảng lãnh đạo và do Đảng đã luôn luôn chủ động, sáng tạo trong đổi mới tư duy về kinh tế. Đường lối và chính sách đổi mới từ Đại hội VI (1986) của Đảng đã đặt cơ sở, nền tảng ban đầu cho giai đoạn chuyển đổi mạnh mẽ của nền kinh tế nước ta,đó là chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý cuả nhà nước. Đảng đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện, sâu sắc, trong đó có đổi mới tư duy về kinh tế. Tuy nhiên, trong giai đoạn phát triển mới của đất nước đòi hỏi phải xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, do vậy chúng ta cần phải tiếp tục đổi mới mạnh hơn nữa tư duy kinh tế cho phù hợp với điều kiện của đất nước, xu hướng phát triển của thế giới và của thời đại.Với thực tiễn như vậy, em đã chọn đề tài “Phân tích đường lối đổi mới kinh tế ở nước ta trong giai đoạn từ 1986 đến nay” .Phân tích đường lối đổi mới kinh tế ở nước ta trong giai đoạn từ 1986 đến nay có ý nghĩa hết sức quan trọng. Biết được những điểm mạnh mà phát huy và những mặt hạn chế cần khắc phục, chúng ta sẽ xây dựng được một nền kinh tế phát triển hoàn thiện và vững chắc, đưa đất nước ra khỏi đói nghèo, phát triển toàn diện về mọi mặt, sánh ngang cùng các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.

    NỘI DUNG

    I.Cơ sở lí luận về đường lối đổi mới nền kinh tế
    1.Quan điểm toàn diện trong triết học MacLênin
    2.Khái niệm về kinh tế thị trường
    3.Việc vận dụng quan điểm trong triết học Mac-Leenin vào hoạt động đổi mới
    II.Nội dung đổi mới kinh tế ở Việt Nam
    1.Thực trạng nền kinh tế Việt nam trước đổi mới.
    2.Chính sách đổi mới nền kinh tế của Đảng và Nhà nước ta
    3.Thành tựu đạt được sau hơn 20 năm đổi mới kinh tế.
    III.Kết luận

    I.Cơ sở lí luận về đường lối đổi mới nền kinh tế
    1.Quan điểm toàn diện trong triết học MacLênin
    Bất cứ sự vật nào ,hiện tượng nào trong thế giới đều tồn tại trong mối liên hệ rất đa dạng,phong phú ,do đó khi nhận thức về sự vật hiện tượng ta phải xem xét nó thông qua các mối lien hệ của nó với sự vật khác hay nó cách khác là chúng ta phải có quan điểm toàn diện ,tránh quan điểm phiến diện chỉ xét sự vật hiện tượng ở một mối lien hệ đã vội vàng kết luận về bản chất hay quy luật của chúng .
    Quan điểm đó là phép duy vật biện chứng, là sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng. Chính vì vậy quan điểm này đã góp phần to lớn khắc phục những hạn chế trước đây trong cách nhìn nhận, đánh giá sự vật và mở đường cho đánh giá đúng đắn kể từ khi nó ra đời. Sự đúng đắn của phép duy vật biện chứng được chứng minh bằng việc con người luôn vận dụng nó vào thực tiễn. Vận dụng quan điểm vào hoạt động lao động sản xuất và hoạt động kinh tế- chính trị- văn hoá nghiên cứu khoa học v.v Từ đó đẩy nhanh sự phát triển mọi mặt đời sống xã hội.



    MỤC LỤC Trang
    Lời mở đầu 1
    Nội dung 1
    I.Cơ sở lí luận về đường lối đổi mới nền kinh tế 1
    1.Quan điểm toàn diện trong triết học MacLênin 1
    2.Khái niệm về kinh tế thị trường 2
    3.Việc vận dụng quan điểm trong triết học Mac-Lênin vào hoạt động đổi mới 2
    II.Nội dung đổi mới kinh tế ở Việt Nam 2
    1.Thực trạng nền kinh tế Việt nam trước đổi mới 3
    2.Nội dung đổi mới nền kinh tế của Đảng và Nhà nước ta 3
    3.Thành tựu đạt được sau hơn 20 năm đổi mới kinh tế 6
    III.Kết luận 8
    Mục lục 9
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...