Thạc Sĩ Phân tích đóng góp của vốn xã hội vào sự cải tiến doanh nghiệp: trường hợp nghiên cứu ngành dệt may

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Ác Niệm, 20/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Cải tiến là cần thiết và rất quan trọng đối với hầu hết doanh nghiệp để nâng cao lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Nguồn lực cần thiết cho tiến trình cải tiến thường được biết đến là vốn vật chất và trình độ công nghệ, là những nguồn lực hữu hình, rất hạn chế đối với các doanh nghiệp Việt Nam - phần lớn là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp luôn đối diện với tình trạng thiếu vốn nhưng lại ít có cơ hội tiếp cận với các nguồn tín dụng và rơi vào vòng lNn quNn của sự thiếu nguồn lực cải tiến. Vòng lNn quNn xuất phát từ việc thiếu vốn vật thể, dẫn đến không có tài sản thế chấp vay vốn từ các tổ chức tín dụng để đầu tư cho cải tiến. Khi không cải tiến được thì năng lực cạnh tranh kém, dẫn đến lợi nhuận thấp rồi tiếp tục đối mặt với tình trạng thiếu vốn. Mặt dù vòng lẩn quẩn đó là chung đối với các chủ doanh nghiệp, nhưng cũng có nhiều doanh nghiệp đã phá vỡ “vòng dây” để tìm lối thoát và thực hiện tốt việc cải tiến và nâng cao lợi thế cạnh tranh.
    Để truy tìm những giải pháp cải tiến, trước hết ta xem xét đến các nguồn lực
    hoạt động sản xuất kinh doanh, bao gồm vốn vật thể (thiết bị, nhà xưởng, tiền mặt và các nguồn tài nguyên hữu hình khác) và trình độ công nghệ (theo lý thuyết tân cổ điển). Những nguồn lực đó được đến từ hai nguồn chính: nguồn thứ nhất, do chủ doanh nghiệp huy động từ các nhà đầu tư khác; nguồn thứ hai, doanh nghiệp tiếp cận với các tổ chức tín dụng. Nghĩa là chủ doanh nghiệp phải có khả năng huy động nguồn lực cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Đó là khả năng tiếp cận nguồn lực của các doanh nghiệp, phần nhiều là nhờ vào nắm bắt được xu thế thị trường, công nghệ, nhu cầu và dự báo được hành vi của các đối thủ cạnh tranh.

    Để nắm bắt được những xu thế trên, đòi hỏi doanh nghiệp nói chung và lãnh
    đạo doanh nghiệp nói riêng phải có mạng lưới các mối quan hệ với các chủ thể khác trong môi trường kinh doanh: trước hết là mối quan hệ với các chủ thể tạo ra năm áp lực cạnh tranh(1) đối với doanh nghiệp; sau đó là mối quan hệ tốt với các cơ quan đơn vị có khả năng giúp doanh nghiệp cải tiến về mặt công nghệ, bao gồm viện nghiên cứu, trường đại học, cơ quan quản lý vĩ mô và cộng đồng. Các mối quan hệ này cần phải duy trì bằng “sự tín cNn” lẫn nhau và hành sử với nhau theo “chuẩn mực” văn hoá kinh doanh và xã hội. Ba yếu tố mạng lưới kinh doanh, sự tín cn và chun mực cấu thành một loại vốn gọi là “vốn xã hội”.
    Theo thảo luận trên, vốn xã hội được giả thuyết như là một nguồn lực “vô hình” tác động đến sự cải tiến và giúp nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
    Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay chưa có sự kiểm định giả thuyết này và chưa có
    một khung lý thuyết chung cho các doanh nghiệp quan tâm đầu tư hợp lý vốn xã hội.
    Việc xây dựng một khung lý thuyết về vốn xã hội trong doanh nghiệp là một việc làm rất cần thiết để giúp cho doanh nghiệp hiểu rõ hơn ngoài vốn vật chất và trình Thiếu vốn vật thể Khó tiếp cận nguồn tín dụng Thiếu nguồn lực cải tiến Kém lợi thế cạnh tranh độ công nghệ (theo lý thuyết tân cổ điển) còn có vốn xã hội; và điều này thật sự rất cần thiết cho một nền kinh tế như Việt Nam – đa phần là doanh nghiệp vừa và nhỏ - vốn dĩ hạn chế về vốn vật chất và trình độ công nghệ. Hơn nữa, ngay cả khi đạt được dồi dào về vốn vật chất và trình độ công nghệ hiện đại, thì cũng có thể giới hạn 3 vấn đề nêu ở bên trên.
    1.1.2 Nêu tên đề tài
    Vấn đề cấp thiết hiện nay là xác định đầy đủ các nguồn lực giải thích sự cải
    tiến, mà trước đây chỉ được biết đến là vốn vật chất và trình độ công nghệ - vốn dĩ hạn chế đối với phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam. Đề tài “Phân tích đóng góp của vốn xã hội vào sự cải tiến doanh nghiệp: trường hợp nghiên cứu ngành dệt may trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” nhằm nổ lực tìm kiếm một nguồn lực mới đóng góp vào tiến trình cải tiến của doanh nghiệp.
    1.1.3 Câu hỏi nghiên cứu
    Đề tài được thực hiện nhằm trả lời hai câu hỏi nghiên cứu sau:
    - Vốn xã hội có tác động đến quyết định cải tiến của doanh nghiệp không?
    - Vốn xã hội ảnh hưởng đến mức độ cải tiến của doanh nghiệp như thế nào?

    1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    - Đo lường vốn xã hội và mức độ cải tiến của doanh nghiệp.
    - Kiểm định thang đo vốn xã hội trong doanh nghiệp.
    - Phân tích ảnh hưởng của vốn xã hội đến quyết định cải tiến doanh nghiệp.
    - Phân tích ảnh hưởng của vốn xã hội đến mức độ cải tiến của doanh nghiệp.
    - Gợi ý một số giải pháp vĩ mô và vi mô giúp cho doanh nghiệp thực hiện cải tiến thành công bằng các biện pháp sử dụng vốn hội.

    1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
    Phạm vi nghiên cứu đề tài trong các doanh nghiệp thuộc ngành dệt may trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Việc lựa chọn nhóm đối tượng nghiên cứu có cùng ngành nghề và địa bàn hoạt động sẽ hạn chế nhiều yếu tố tác động ngoại vi đến biến nghiên cứu, giúp việc phân tích đóng góp của vốn xã hội vào sự cải tiến thêm sâu sắc hơn.
    Một yếu tố khác cũng được giới hạn trong phạm vi nghiên cứu là thời gian
    hoạt động của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thuộc đối tượng nghiên cứu có thời gian hoạt động sản xuất kinh doanh từ 5 năm trở lên, nghĩa là được thành lập từ năm 2001 trở về trước. Bởi vì, sự cải tiến là một quá trình, khoảng thời gian 5 năm là đủ để doanh nghiệp thực hiện xong kế hoạch trung hạn, có thể nhận diện được những vấn đề tồn tại cần phải cải tiến. Hơn nữa, từ năm 2001 đến nay, môi trường kinh doanh đã có nhiều biến động từ các chính sách vĩ mô như Việt Nam gia nhập WTO, hệ thống pháp luật đã sửa đổi và bổ sung cho phù hợp với các thông lệ quốc tế, tiến trình cổ phần hóa đang được đNy mạnh, thị trường tài chính phát triển nhanh. Những thay đổi này sẽ tạo động lực thúc đNy doanh nghiệp thực hiện cải tiến để tồn tại.
    1.3.2 Phạm vi lý thuyết
    Cải tiến là khái niệm rất rộng thể hiện trên nhiều phương diện của doanh
    nghiệp, bao gồm cải tiến đầu vào (Input innovation), cải tiến quy trình (Process
    innovation), cải tiến sản phNm mới (New-product innovation) và cải tiến chiến lược (Strategy innovation)(2). Để phân tích ảnh hưởng của vốn xã hội đến sự cải tiến được sâu sắc, đề tài chỉ giới hạn trong xem xét cải tiến sản phẩm.
    (2) Xem Milé Terziovski, Professor Danny Samson và Linda Glassop, 2001; Roger, 1998 và Porter, Stern, 1999.

    1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    - Nghiên cứu được tiến hành thông qua hai giai đoạn chính: (1) nghiên cứu định tính nhằm xây dựng và hoàn thiện bản câu hỏi; (2) nghiên cứu định lượng nhằm thu thập, phân tích dữ liệu khảo sát, cũng như ước lượng và kiểm định các mô hình.
    - Đề tài sử dụng nhiều công cụ và phần mềm hỗ trợ phân tích dữ liệu: các thống kê mô tả, kiểm định thang đo (Cronbach’s alpha) với phần mềm SPSS for Windows 15.0; các ước lượng và kiểm định mô hình kinh tế lượng với phần mềm Eviews 4.1.

    1.5 Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
    - Đề tài được thực hiện nhằm truy tìm và chứng minh nguồn lực vốn xã hội đóng góp vào sự cải tiến doanh nghiệp. Qua đó giúp các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận với vốn xã hội để bổ sung vào chính sách kinh doanh.
    - Phát hiện đóng góp của vốn xã hội vào tiến trình cải tiến doanh nghiệp là một phát hiện mang tính cách mạng giúp các doanh nghiệp thoát ra khỏi vòng luẩn quẫn thiếu vốn vật chất và trình độ công nghệ phục vụ cho cải tiến.
    - Việc cụ thể hóa các tiêu chí đo lường vốn xã hội và phân tích tác động của chúng đến sự cải tiến doanh nghiệp không những góp phần tạo ra một khung lý thuyết giúp phân tích chính sách kinh doanh, mà còn gợi ý cho chính phủ đề ra nhiều chính sách vĩ mô nhằm hỗ trợ doanh nghiệp sử dụng vốn xã hội để thực hiện cải tiến.

    1.6 KẾT CẤU BÁO CÁO NGHIÊN CỨU
    Kết cấu báo cáo nghiên cứu bao gồm 6 chương. Chương 1 là giới thiệu chung
    về sự cần thiết của đề tài, câu hỏi nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa thực tiễn của đề tài. Chương 2 sẽ trình bày cơ sở lý thuyết, định nghĩa các biến nghiên cứu và phát triển mô hình nghiên cứu. Chương 3 sẽ trình bày thiết kế nghiên cứu, bao gồm: quy trình nghiên cứu, phương pháp chọn mẫu và những kỹ thuật phân tích dữ liệu. Chương 4 là phân tích mô tả để cung cấp tổng quan về tổng thể nghiên cứu và kiểm định thang đo (Cronbach’s alpha) nhằm xem xét độ tin cậy của các biến định tính đo lường các khái niệm nghiên cứu. Chương 5 là phân tích đóng góp của vốn xã hội vào sự cải tiến doanh nghiệp bằng hai mô hình kinh tế lượng: (1) mô hình logit phân tích ảnh hưởng của vốn xã hội đến quyết định cải tiến; (2) mô hình hồi quy bội nhằm xem xét ảnh hưởng của vốn xã hội đến mức độ cải tiến doanh nghiệp.Chương 6 sẽ rút ra những kết luận từ kết quả phân tích ở các chương trước, qua đó gợi ý chính sách ở cấp độ quản lý nhà nước và cấp độ doanh nghiệp nhằm giúp doanh nghiệp sử dụng vốn xã hội phục vụ cải tiến.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...