Thạc Sĩ Phân tích đóng góp của vốn xã hội vào sự cải tiến doanh nghiệp: trường hợp nghiên cứu ngành dệt may

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG 1

    GIỚI THIỆU


    1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

    1.1.1 Đặt vấn đề

    Cải tiến là cần thiết và rất quan trọng đối với hầu hết doanh nghiệp để nâng cao lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Nguồn lực cần thiết cho tiến trình cải tiến thường được biết đến là vốn vật chất và trình độ công nghệ, là những nguồn lực hữu hình, rất hạn chế đối với các doanh nghiệp Việt Nam - phần lớn là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp luôn đối diện với tình trạng thiếu vốn nhưng lại ít có cơ hội tiếp cận với các nguồn tín dụng và rơi vào vòng lẩn quẩn của sự thiếu nguồn lực cải tiến. Vòng lẩn quẩn xuất phát từ việc thiếu vốn vật thể, dẫn đến không có tài sản thế chấp vay vốn từ các tổ chức tín dụng để đầu tư cho cải tiến. Khi không cải tiến được thì năng lực cạnh tranh kém, dẫn đến lợi nhuận thấp rồi tiếp tục đối mặt với tình trạng thiếu vốn. Mặt dù vòng lẩn quẩn đó là chung đối với các chủ doanh nghiệp, nhưng cũng có nhiều doanh nghiệp đã phá vỡ “vòng dây” để tìm lối thoát và thực hiện tốt việc cải tiến và nâng cao lợi thế cạnh tranh.

    Để truy tìm những giải pháp cải tiến, trước hết ta xem xét đến các nguồn lực hoạt động sản xuất kinh doanh, bao gồm vốn vật thể (thiết bị, nhà xưởng, tiền mặt và các nguồn tài nguyên hữu hình khác) và trình độ công nghệ (theo lý thuyết tân cổ điển). Những nguồn lực đó được đến từ hai nguồn chính: nguồn thứ nhất, do chủ doanh nghiệp huy động từ các nhà đầu tư khác; nguồn thứ hai, doanh nghiệp tiếp cận với các tổ chức tín dụng. Nghĩa là chủ doanh nghiệp phải có khả năng huy động nguồn lực cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Đó là khả năng tiếp cận nguồn lực của các doanh nghiệp, phần nhiều là nhờ vào nắm bắt được xu thế thị trường, công nghệ, nhu cầu và dự báo được hành vi của các đối thủ cạnh tranh.



    Để nắm bắt được những xu thế trên, đòi hỏi doanh nghiệp nói chung và lãnh đạo doanh nghiệp nói riêng phải có mạng lưới các mối quan hệ với các chủ thể khác trong môi trường kinh doanh: trước hết là mối quan hệ với các chủ thể tạo ra năm áp lực cạnh tranh(1) đối với doanh nghiệp; sau đó là mối quan hệ tốt với các cơ quan đơn vị có khả năng giúp doanh nghiệp cải tiến về mặt công nghệ, bao gồm viện nghiên cứu, trường đại học, cơ quan quản lý vĩ mô và cộng đồng. Các mối quan hệ này cần phải duy trì bằng “sự tín cẩn” lẫn nhau và hành sử với nhau theo “chuẩn mực” văn hoá kinh doanh và xã hội. Ba yếu tố mạng lưới kinh doanh, sự tín cẩn và chuẩn mực cấu thành một loại vốn gọi là “vốn xã hội”.

    Theo thảo luận trên, vốn xã hội được giả thuyết như là một nguồn lực “vô hình” tác động đến sự cải tiến và giúp nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay chưa có sự kiểm định giả thuyết này và chưa có một khung lý thuyết chung cho các doanh nghiệp quan tâm đầu tư hợp lý vốn xã hội. Việc xây dựng một khung lý thuyết về vốn xã hội trong doanh nghiệp là một việc làm rất cần thiết để giúp cho doanh nghiệp hiểu rõ hơn ngoài vốn vật chất và trình độ công nghệ (theo lý thuyết tân cổ điển) còn có vốn xã hội; và điều này thật sự rất


    (1) Năm áp lực cạnh tranh theo Porter (1999) là: nhà cung cấp, khách hàng, nội bộ, đối thủ cạnh tranh và đối thủ tiềm ẩn.cần thiết cho một nền kinh tế như Việt Nam – đa phần là doanh nghiệp vừa và nhỏ - vốn dĩ hạn chế về vốn vật chất và trình độ công nghệ. Hơn nữa, ngay cả khi đạt được dồi dào về vốn vật chất và trình độ công nghệ hiện đại, thì cũng có thể giới hạn
    3 vấn đề nêu ở bên trên.

    1.1.2 Nêu tên đề tài

    Vấn đề cấp thiết hiện nay là xác định đầy đủ các nguồn lực giải thích sự cải tiến, mà trước đây chỉ được biết đến là vốn vật chất và trình độ công nghệ - vốn dĩ hạn chế đối với phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam. Đề tài “phân tích đóng góp của vốn xã hội vào sự cải tiến doanh nghiệp: trường hợp nghiên cứu ngành dệt may trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” nhằm nổ lực tìm kiếm một nguồn lực mới đóng góp vào tiến trình cải tiến của doanh nghiệp.

    1.1.3 Câu hỏi nghiên cứu

    Đề tài được thực hiện nhằm trả lời hai câu hỏi nghiên cứu sau:

    - Vốn xã hội có tác động đến quyết định cải tiến của doanh nghiệp không?

    - Vốn xã hội ảnh hưởng đến mức độ cải tiến của doanh nghiệp như thế nào?

    1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

    - Đo lường vốn xã hội và mức độ cải tiến của doanh nghiệp.

    - Kiểm định thang đo vốn xã hội trong doanh nghiệp.

    - Phân tích ảnh hưởng của vốn xã hội đến quyết định cải tiến doanh nghiệp.

    - Phân tích ảnh hưởng của vốn xã hội đến mức độ cải tiến của doanh nghiệp.

    - Gợi ý một số giải pháp vĩ mô và vi mô giúp cho doanh nghiệp thực hiện cải

    tiến thành công bằng các biện pháp sử dụng vốn hội.
     
Đang tải...