Luận Văn Phân tích định lượng tác động của đầu tư với chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu​ Trải qua 20 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã có nhiều khởi sắc. Kinh tế phát triển nhanh và Việt Nam ngày càng hội nhập sâu hơn với thế giới. Có được những thành tựu đó là do: Ngay từ ngày đầu của công cuộc Đổi mới Đảng ta đã xác định chuyển dịch cơ cấu kinh tế là con đường tất yếu để công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, coi chuyển dịch cơ cấu kinh tế là nhiệm vụ quan trọng của thời kỳ Đổi mới. Mặt khác, để chủ trương đúng đắn đó đi vào thực tiễn phải kể đến vai trò trực tiếp của đầu tư phát triển.
    Những tác động của đầu tư với chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam luôn được nhắc đến khi đánh giá các thành tựu của thời kỳ Đổi mới. Nhưng những đánh giá đó chủ yếu là định tính. Những đánh giá này có thể cung cấp cái nhìn tổng thể nhưng không đi sâu vào các căn cứ thực tế. Để phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học cũng như việc lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cần những đánh giá định lượng.
    Bởi vậy, đề tài này ra đời với mục đích cao nhất là phân tích định lượng tác động của đầu tư với chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam.
    ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ChươngINhững vấn đề lí luận chungA. Các khái niệm chung về cơ cấu và chuyển dịch cấu kinh tế
    1 .Cơ cấu kinh tế:
    1.1. Khái niệm và bản chất:
    -Cơ cấu kinh tế là tổng thể các yếu tố cấu thành nền kinh tế, có quan hệ chặt chẽ với nhau, được biểu hiện cả về mặt chất và mặt lượng, tuỳ thuộc vào mục tiêu của nền kinh tế.
    -Về mặt bản chất: CCKT là kết quả của phân công lao động xã hội
    -Về mặt biểu hiện: CCKT có 2 đặc tính:
    *Biểu hiện hình thức thông qua quan hệ tỉ lệ: tỉ trọng giữa các bộ phận hợp thành cơ cấu ngành.
    *Biểu hiện nội dung thông qua quan hệ giữa các thành phần: các thành phần tương tác với nhau như thế nào, quan hệ chặt hay lỏng.
    1.2. Phân loại CCKT:
    3 góc độ chủ yếu để phân tích CCKT
    *Cơ cấu ngành kinh tế:
    -Là tương quan giữa các ngành trong tổng thể nền kinh tế, thể hiện mối quan hệ hữu cơ và sự tác động qua lại về mặt số lượng và chất lượng giữa các ngành với nhau.
    -Vai trò: Là bộ phận quan trọng nhất trong phân tích CCKT vì nó phản ánh sự phát triển của phân công lao động xã hội và sự phát triển của lực lượng sản xuất.
    -Dưới góc độ ngành, cơ cấu có thể xem xét dựa trên 3 hình thức:
    · Cơ cấu theo nhóm ngành lớn: công nghiệp-xây dựng;nông nghiệp; dịch vụ
    · Cơ cấu theo 2 nhóm ngành dựa trên phương thức và công nghệ sản xuất: nhóm ngành nông nghiệp và phi nông nghiệp
    · Cơ cấu theo 2 nhóm ngành dựa trên tính chất sản phẩm cuối cùng: nhóm ngành sản xuất sản phẩm vật chất và nhóm ngành dịch vụ
    *Cơ cấu lãnh thổ kinh tế
    -Là kết quả của phân công lao động xã hội theo lãnh thổ
    -Góc độ xem xét
    · CC lãnh thổ theo vùng kinh
    · CC theo thành thị và nông thôn
    · CC giữa lãnh thổ phát triển và lãnh thổ chậm phát triển
    CC giữa lãnh thổ động lực và lãnh thổ còn lại

    *Cơ cấu thành phần kinh tế:
    -Là kết quả tổ chức kinh tế theo các hình thức sở hữu kinh tế
    -Góc độ xem xét:
    · Theo 5 thành phần kinh tế:kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể hộ gia đình, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
    · Theo 2 nhóm:kinh tế nhà nước và kinh tế ngoài nhà nước
    2. Chuyển dịch CCKT
    2.1. Khái niệm:
    Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CDCCKT) là sự thay đổi cơ cấu của nền kinh tế do sự thay đổi các chính sách và các bién động về mặt xã hội gây nên, nó có thể được thực hiện một cách chủ động, có ý thức hoặc xảy ra trong điều kiện khách quan, có thể không theo hoặc ngược lại dự kiến ban đầu.
    ð CCKT không thể tự thay đổi nếu không có sự tác động từ bên ngoài
    ð Nếu CCKT chuyển dịch đúng, hợp lí thì đó là yếu tố thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội; ngược lại nó trở thành yếu tố kìm hãm. Vì vậy CDCCKT là một vấn đề mang tầm quốc gia, đòi hỏi một chương trình hành động thống nhất trên phạm vi cả nước
    2.2. Các nguyên tắc CDCCKT
    -CDCCKT phải phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Tức là phải phù hợp với các quy luật khách quan chứ không phải những mệnh lệnh hành chính chủ quan, duy ý chí. Bởi vậy, CDCC phải đảm bảo hiệu quả trước mắt và hiệu quả lâu dài, hài hoà giữa hiệu quả cục bộ và hiệu quả toàn bộ cũng như phải đem lại hiệu quả cho mọi người, cho toàn xã hội.
    -CDCCKT phải dựa trên một chương trình hành động thống nhất mang tính quốc gia. Đối với cơ cấu theo lãnh thổ, CCKT vừa phải phù hợp với lợi thế so sánh của vùng vừa phải hài hoà với tổng thể xã hội. Đối với cơ cấu ngành, phải xuất phát từ sự thay đổi các ngành chủ lực làm đầu tàu kéo nền kinh tế từ những thay đổi về lượng đến những chuyển dịch về chất. Cơ cấu theo thành phần tuy không đóng vai trò chủ đạo nhưng phải tạo ra môi trường kinh tế cởi mở, linh hoạt cho sự chuyển dịch.
    -CDCCKT có thể diễn ra một cách tuần tự, cũng có thể diễn ra một cách nhảy vọt tuỳ theo điều kiện cụ thể.
    2.3. Xu hướng CDCCKT
    CDCCKT có thể diễn ra theo nhiều hướng khác nhau và còn phù thuộc vào mục tiêu kinh tế xã hội của từng quốc gia. Tuy nhiên, đối với Việt Nam, để có một nền kinh tế hợp lí và đồng bộ thì CDCCKT tốt nhất nên đi theo một xu hướng chung. Đặc biệt, đối với CC ngành kinh tế: Tỉ trọng ngành phi nông nghiệp tăng lên, tỉ trọng ngành nông nghiệp giảm xuống. Mục tiêu để đạt đến một nền kinh tế phát triển thì: tỉ lệ lao động phi nông nghiệp chiếm 85%tổng lao động xã hội. Khoa học công nghệ đóng góp khoảng 80% năng suất lao động xã hội. Ngành công nghiệp chế tác có công nghệ cao chiếm khoảng 30-40% giá trị ngành công nghiệp. Ngành công nghiệp, dịch vụ chiếm hơn 80% tổng GDP quốc gia. Nhóm ngành sản xuất vật chất tăng 1% thì nhóm ngành dịch vụ phải tăng 1,8-2% mới đủ chất bôi trơn cho nền kinh tế phát triển tốt. Trong điều kiện Việt Nam có thể tăng 1,3-2% là chấp nhận được.
    B. Đầu tư - Tác nhân tất yếu của chuyển dịch cơ cấu kinh tế
    Cơ cấu kinh tế không thể tự chuyển dịch nếu không có những tác động từ bên ngoài (chủ quan và khách quan). Muốn cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo những định hướng kinh tế xã hội không thể chỉ sử dụng những mệnh lệnh hành chính. Muốn đẩy mạnh một ngành hay phát triển một vùng, hay nói rộng hơn là thay đổi cơ cấu của cả nền kinh tế, trước hết phải có vốn, tức phải có đầu tư. Bởi vậy đầu tư là nhân tố hàng đầu, thiết yếu đối với sự chuyển dịch cơ cấu của mỗi nền kinh tế. Có thể chứng minh điều đó thông qua:
    1. Những lý thuyết về chuyển dịch cơ cấu kinh tế
    1.1. Mô hình của Rostow
    Rostow đã chia quá trình phát triển của một quốc gia tư xã hội truyền thống đến xã hội phát triển cao thành 5 giai đoạn. Mỗi giai đoạn đều có một cơ cấu kinh tế đặc trưng gắn với một yêu cầu riêng về tỉ lệ đầu tư và cơ cấu đầu tư:
    Ø Giai đoạn 1: Xã hội truyền thống: Nền kinh tế bị thống trị bởi sản xuất nông nghiệp. Tích luỹ gần như bằng 0, không có đầu tư.
    Ø Giai đoạn 2: Chuẩn bị cất cánh: Sự ra đời của ngân hàng và các tổ chức huy động vốn thúc đẩy hoạt động đầu tư. Cơ cấu ngành kinh tế: Nông-công nghiệp
    Ø Giai đoạn 3: Cất cánh: Yếu tố cơ bản đảm bảo cho sự cất cánh: huy động được nguồn vốn đầu tư cần thiết; tỉ lệ tiết kiệm tăng lên ít nhất chiếm 10% trong thu nhập quốc dân thuần tuý. Ngoài nguồn vốn đầu tư trong nước còn vốn đầu tư nước ngoài. Cơ cấu kinh tế trong giai đoạn này là: Công nghiệp-dịch vụ-nông nghiệp.
    Ø Giai đoạn 4: Trưởng thành: Cơ cấu kinh tế đặc trưng của giai đoạn này: Dịch vụ-công nghiệp-nông nghiệp. Tỷ lệ tiết kiệm chiếm hơn 20% thu nhập quốc dân thuần túy. Đầu tư chiếm tỷ lệ cao.
    Ø Giai đoạn 5:Tiêu dùng cao
    ð Có thể thấy trong mỗi giai đoạn đầu tư luôn là yếu tố tiên quyết đối với sự hình thành 1 cơ cấu kinh tế mới,tiến bộ và hợp lý hơn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...