Tiểu Luận Phân tích điều kiện lịch sử – xã hội hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hồ Chí Minh – anh hùng giải phóng dân tôc, danh nhân văn hóa thế giới, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng cho Đảng, nhân dân cùng lớp lớp thế hệ người Việt Nam phấn đấu suốt đời học tập và noi theo. Người đã để lại cho chúng ta hệ thống quan điểm toàn diện sâu sắc về cách mạng Viêt Nam. Điều đó được thể hiện ở tư tưởng của Người và nó không chỉ có giá trị trong quá khứ mà cả trong thời đại ngày nay. Nhận thức được tầm quan trong của vấn đề, trong bài tập lần này, tôi xin lựa chọn đề tài “Phân tích điều kiện lịch sử – xã hội hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh” để hiểu rõ hơn nguồn gốc hình thành hệ tư tưởng của Người.
    ã NỘI DUNG
    ã Xã hội Việt Nam thế kỉ XIX và đầu thế kỷ XX.
    Đến hết thế kỷ XIX, Việt Nam vẫn là một nước phong kiến điển hình dưới sự cai trị của triều đình nhà Nguyễn (An Nam). Đây là một xã hội bảo thủ và phản động với nhiều chính sách cai trị hà khắc, bóc lột nhân dân một cách sâu sắc làm cho nền kinh tế ngày càng đi xuống và tụt hậu, đời sống nhân dân cực khổ, lầm than.
    Tính bảo thủ: triều đình nhà Nguyễn vẫn duy trì một nên kinh tế tự nhiên (tự cung tự cấp) lấy nông nghiệp làm nên tảng. Cuộc sống người dân hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên, điều đó làm cho cuộc sống người dân gặp nhiều khổ cực. Công nghiệp cũng bị thâu tóm trong tay triều đình chỉ phục vụ triều đình là chủ yếu. Các nghề thủ công trong nhân dân không có điều kiện phát triển. Thương nghiệp dưới triều Nguyễn sút kém một cách rõ rệt. Chính sách "trọng nông ức thương" của triều đình đã kìm hãm thương nghiệp. Trong khi đó, thế giới đã đạt được những thành tựu khoa học đáng kể nhờ cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật thì An Nam ngày càng tụt lùi trên tất cả các mặt, dặc biệt là kinh tế. Triều định nhà Nguyễn không cho mở trường dạy khoa học, kỹ thuậ tiên tiến để cải thiện đất nước. Bế quan tỏa cảng không cho giao lưu với nền văn minh bên ngoài kìm hãm sự phát triển kinh tế, xã hội.
    Sáng ngày 1/9/1858 quân Pháp với 2500 quân và 13 thuyền chiến nổ sung bắn phá và đổ bộ lên bán bảo Sơn Trà đánh dấu sự xâm chiếm Việt Nam. Khi thực dân Pháp còn ở xa, triều đình nhà Nguyễn với suy nghĩ “tự mãn” đã hiếu chiến bắn vào tàu chiến của Pháp mà không tự lượng sức mình. Sau đó, khi biết không thể chống lại thực dân pháp, triều đình nhà Nguyễn đã run sợ và từng bước nhượng bộ từ chủ chiến sang chủ hòa. Cuối cùng cam chịu đầu hàng, cắt đất để mưu giữ lấy ngai vàng và lợi ích riêng của chúng.
    Mất nước là trách nhiệm thuộc triều đình nhà Nguyễn. Nước ta đang là một nước độc lập, tự chủ lại trở thành một nước nô lệ. Với sự bảo thủ, phản động của mình triều đình Nguyễn đã tuyên bố đó là “ định mệnh” của đất nước, đó là điều không thể chấp nhận được. Không một đất nước nào có có định mệnh làm nô lệ cho đất nước khác cả.
    Nhân dân ta lâm vào hoàn cảnh khó khăn chưa bao giờ có là cùng một lúc phải chống “cả Triều lẫn Tây”. Những phong trào vũ trang kháng chiến chống thực dân Pháp của quần chúng nhân dân lần lượt xuất hiện và lan rộng trong cả nước: ở Nam Bộ có Trương Định, Nguyễn Trung Trực, ; ở Trung Bộ có Trần Tấn, Đặng Như Mai, Nguyễn Xuân Ôn, Phan Đình Phùng, ; ở Bắc Bộ có Nguyễn Thiện Thuật, Nguyễn Quang Bích, Những phong trào đó đã viết lên những trang sử vẻ
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...