Tiểu Luận Phân tích điều kiện & khả năng huy động vốn đầu tư nước ngoài ở Việt nam (cả trực và gián tiếp)

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài:
    PHÂN TÍCH ĐIỀU KIỆN VÀ KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM (CẢ TRỰC VÀ GIÁN TIẾP)
    I: Lý luận chung về vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam


    1. Các khái niệm.
    - Nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam bao gồm toàn bộ phần tích luỹ của cá nhân, doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và chính phủ nước ngoài có thể huy động vào quá trình đầu tư phát triển của nước sở tại.
    Có thể xem xét nguồn vốn đầu tư nước ngoài trên phạm vi rộng hơn đó là dòng lưu chuyển vốn quốc tế (International Capital Flows). Về thực chất, các dòng lưu chuyển vốn quốc tế là biểu hiện cụ thể của quá trình chuyển giao nguồn lực tài chính giữa các quốc gia trên thế giới. Trong các dòng lưu chuyển vốn quốc tế, dòng chảy từ các nước phát triển chảy vào các nước đang phát triển thường được các nước có thu nhập thấp đặc biệt quan tâm. Dòng vốn này diễn ra dưới nhiều hình thức. Mỗi hình thức có đặc điểm, mục tiêu và điều kiện thực hiện riêng, không hoàn toàn giống nhau. Theo tính chất luân chuyển vốn, có thể phân loại các nguồn vốn nước ngoài chính như sau:


    - Đầu tư trực tiếp
    ã Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư trong nước hoặc 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài.
    ã Thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.
    ã Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC, hợp đồng BOT, hợp đồng BTO, hợp đồng BT.
    ã Đầu tư phát triển kinh doanh.
    ã Mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư.
    ã Đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp.
    ã Các hình thức đầu tư trực tiếp khác.


    - Đầu tư gián tiếp
    ã Vốn viện trợ phát triển chính thức ODA
    ã Mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác;
    ã Thông qua Quỹ đầu tư chứng khoán;Thông qua các định chế tài chính trung gian khác.
    ã Hoạt động đầu tư thông qua mua, bán cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác của tổ chức, cá nhân và thủ tục thực hiện hoạt động đầu tư gián tiếp theo quy định của pháp luật về chứng khoán và pháp luật khác có liên quan
     
Đang tải...