Luận Văn Phân tích để thấy được các tính chất đặc điểm riêng có của bảo hiểm.

Thảo luận trong 'Bảo Hiểm' bắt đầu bởi Lan Chip, 3/9/11.

  1. Lan Chip

    Lan Chip New Member

    Bài viết:
    1,976
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. Phần mở đầu

    Khái niệm bảo hiểm: Bảo hiểm là một sự thoả thuận hợp pháp thông qua đó một cá nhân hay tổ chức (người tham gia bảo hiểm) chấp nhận đóng góp một khoản tiền nhất định (phí bảo hiểm) cho một tổ chức khác (người bảo hiểm) để đổi lấy những cam kết về những khoản bồi thường hoặc chi trả khi có sự kiện quy định trong hợp đồng xảy ra.
    Bảo hiểm ngày nay được thực hiện dưới hình thức hợp đồng. Hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận có tính chất ràng buộc pháp lý được lập bằng văn bản, thông qua đó người tham gia bảo hiểm cam kết nộp phí bảo hiểm để người được bảo hiểm hoặc một người thứ ba (người được hưởng quyền lợi bảo hiểm) được nhận số tiền chi trả hay bồi thường từ công ty bảo hiểm khi phát sinh các sự kiện được bảo hiểm theo quy định người hợp đồng.
    Tính cần thiết của các dịch vụ bảo hiểm:
    +cơ sở lý luận: Các dịch vụ bảo hiểm ra đời là một hệ quả tất yếu của nhu cầu được bảo hiểm của dân chúng. Nhu cầu bảo hiểm là nguyện vọng của con người muốn cuộc sống của chính bản thân mình, của những cá nhân trong tổ chức mình, gia đình mình trong tương lai được đảm bảo. Theo thang bậc nhu cầu của Maslow, nhu cầu bảo hiểm không phải là nhu cầu căn bản nhất của con người nhưng là nhu cầu kề cận với nhu cầu cơ bản của con người. Nhu cầu bảo hiểm là một nhu cầu đặc biệt mà đôi khi người ta lầm tưởng quyết định mua bảo hiểm là một quyết định tiêu dùng, nhưng quyết định mua bảo hiểm chính là một quyết định tiết kiệm. Cả J.M Keynes và I. Fisher cũng đều khẳng định rằng thu nhập là nhân tố quyết định của tiêu dùng và tiết kiệm. Người ta sẽ tiết kiệm nhiều hơn khi có thu nhập cao hơn. Chính vì vậy con người ngày càng có nhiều nhu cầu được bảo hiểm. Sự ra đời, tồn tại và phát triển của các dịch vụ bảo hiểm là một tất yếu.
    +Cơ sở thực tiễn: Tai nạn gây ra nhiều tổn thất về tài chính, tinh thần thậm chí là cả tính mạng cho chính bản thân và gia đình của những người không may gặp
    rủi ro. Hiện nay, trên thế giới có hơn 700000 người chết, hơn 10.000.000 người bị thương do tai nạn giao thông, thiệt hại kinh tế toàn cầu là 5000 tỷ đô la. Hiện nay nguy cơ chiến tranh và nguy cơ khủng bố, nội chiến sắc tộc ở các nước châu Phi, tranh chấp lãnh thổ giữa một số quốc gia vùng trung và nam châu á, .vẫn luôn thường trực xảy ra, đe doạ sự an toàn của tất cả mọi người. Vẫn đang từng ngày cướp đi sinh mạng, tiền của của rất nhiều người, thiên tai như lũ lụt, bão, động đất ngày càng hoành hành dữ dội tại nhiều nước như Trung Quốc, ấn Độ, Hi Lạp . Sự ổn định cuộc sống của mỗi con người đang bị đe doạ nghiêm trọng. Trong khi đó, thu nhập của họ đang được nâng lên đáng kể, nhu cầu tiết kiệm để đảm bảo cuộc sống trong tương lai rất được chú trọng. Những năm gần đây, thị trường các lĩnh vực đầu tư khác rất bất ổn. Các thị trường chứng khoán New York , London, Paris . luôn chao đảo bởi sự kiện khủng bố ngày 11.9.2001, sự kiện phá sản của các tập đoàn Enron, bê bối tài chính của Worldcom, thảm hoạ tài chính của Vivendi . Do vậy các hoạt động bảo hiểm lại là sự lựa chọn an toàn của những người tham bảo hiểm. Đó chính là những đòi hỏi khách quan cho sự ra đời,tồn tại và phát triển của các loại hình dịch vụ bảo hiểm trên thế giới.
    ở Việt Nam cũng có rất nhiều nguy cơ có thể ảnh hưởng tới cuộc sống ổn định của con người. Theo thống kê, năm 2000 xảy ra 22.486 vụ tai nạn, tăng 8,5% so với năm 1999. Trong đó làm chết 7500 người, tăng 12.4% so với năm trước, số người bị thương là 25.400 người, tăng 6.2%. Đặc biệt tỷ lệ tai nạn giao thông đang tăng ở mức độ báo động do số lượng các phương tiện giao thông vận hành trên các đường phố ngày càng nhiều. Tai nạn do những người điều khiển mô tô, xe máy gây ra chiếm 62,3% tổng số các vụ tai nạn, do lái xe ô tô gây ra chiếm 26,2%, còn các phương tiện còn lại gây ra khoảng 11,4%. Các hiện tượng thiên tai lũ lụt cũng xảy ra thường xuyên hơn, mức độ thiệt hại to lớn hơn, làm cho mọi người luôn luôn lo lắng cho cuộc sống của bản thân họ, của gia đình họ và của cả những người xung quanh. Chính nhu cầu được bảo hiểm của con người là cơ sở cho sự ra đời của bảo hiểm.
    Phương pháp nghiên cứu:
    Trong bài viết này em đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:
    Phương pháp phân tích: Dựa vào các bài báo sưu tầm được, em phân tích để thấy được các tính chất đặc điểm riêng có của bảo hiểm.
    Phương pháp tổng hợp: toàn bộ nội dung bài viết này được tổng hợp từ nhiều bài báo chuyên ngành nhỏ lẻ, nội dung rời rạc.
    Phương pháp thống kê: nhờ có phương pháp thống kê, em có thể tổng kết được các số liệu về các ngành bảo hiểm trong hệ thống bảo hiểm Việt Nam.
    Ngoài ra, em còn sử dụng thêm các phương pháp khác: phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp mô hình hóa
    Nội dung: Đề án bao gồm các nội dung sau:
    Chương 1: Lý luận chung.
    Chương 2: Thực trạng bảo hiểm Việt Nam.
    Chương 3: Giải pháp.

    Mục lục
    I. Phần mở đầu 1
    Khái niệm bảo hiểm 1
    tính cần thiết của các dịch vụ bảo hiểm 1
    Phương pháp nghiên cứu 3
    II. Nội dung 4
    Chương 1. Lý luận chung 4
    1.1. Quá trình hình thành và ra đời của bảo hiểm 4
    1.2. Những điều cần biết về các nghiệp vụ bảo hiểm 5
    1.2.1. Nguyên tắc cơ bản trong hoạt động bảo hiểm 5
    1.2.2. Các loại hình bảo hiểm cơ bản 6
    Chương 2. Thực trạng hoạt động bảo hiểm ở Việt Nam 8
    2.1. Thực trạng ngành bảo hiểm XHVN 8
    2.1.1. Nguồn thu 8
    2.1.2. Chi 8
    2.2. Thực trạng ngành BHYT 9
    2.3. Bảo hiểm thương mại 10
    2.3.1. Việc hình thành ngành bảo hiểm ở Việt Nam 10
    2.3.2. Hệ thống các công ty bảo hiểm ở Việt Nam 11
    2.3.3. Môi trường hoạt động của các công ty bảo hiểm Việt Nam 13
    2.3.4. hoạt động của các công ty bảo hiểm 14
    2.3.5. Những tồn tại của bảo hiểm thương mại 18
    Chương 3. giải pháp cho BHTM Việt Nam 20
    3.1. Những giải pháp từ phía Nhà nước 20
    3.1.1. Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao trách nhiệm cơ quan quản lý kinh doanh bảo hiểm 20
    3.1.2. Tăng cường năng lực của hiệp hội bảo hiểm Việt Nam 20
    3.13. Cần có các chính sách nhằm phát triển ngành bảo hiểm 21
    3.1.4. Sử dụng chính sách thuế để phát triển thị trường bảo hiểm 22
    3.1.5. Nhà nước cần có biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động của các công ty môi giới 23
    3.2. Giải pháp từ phía các doanh nghiệp 23
    3.2.1. Các doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng dịch vụ 23
    3.2.2. Các doanh nghiệp cần tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ 24
    3.2.3. Các doanh nghiệp phải xây dựng chiến lược đầu tư hợp lý, danh mục đầu tư phù hợp 24
    3.2.4. hiện đại hoá trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm 25
    3.2.5. Các doanh nghiệp cần tăng cường hợp tác giúp đỡ lẫn nhau, tăng cường mối quan hệ với các lĩnh vực khác 25
    III. Kết luận 26
    Các tài liệu tham khảo 26
    [charge=150]http://up.4share.vn/f/5a6b63696a6e6b6d/DA160.doc.file[/charge]
     
Đang tải...