Luận Văn Phân tích đánh giá về số liệu , cơ cấu các loại hình doanh nghiệp, lĩnh vực kinh doanh và quy mô các

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 25/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 3
    CHƯƠNG I: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH DOANH NGHIỆP ĐƯỢC THÀNH LẬP TẠI ĐỊA BÀN TP.HCM TRONG 5 NĂM GẦN ĐÂY 4
    I.Tình hình doanh nghiệp được thành lập theo loại hình doanh nghiệp: 4
    1.1 Sơ lược về các loại hình doanh nghiệp: 4
    1.2 Tình hình cơ cấu loại hình doanh nghiệp được thành lập tại TPHCM trong 5 năm gần đây 5
    II. Tình hình doanh nghiệp được thành lập theo quy mô: 6
    III. Tình hình doanh nghiệp được thành lập theo lĩnh vực kinh doanh : 8
    CHƯƠNG II: NGUYÊN NHÂN LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP ĐƯỢC CHỌN NHIỀU NHẤT VÀ ÍT NHẤT 11
    I. Ưu – Nhược điểm của từng loại hình DN: 11
    1.1 Công ty cổ phần. 11
    1.2 Công ty TNHH 12
    1.3 Công ty hợp danh. 12
    1.4 Doanh nghiệp tư nhân. 13
    II. Nguyên nhân loại hình DN được chọn nhiều. 13
    III. Nguyên nhân loại hình DN được chọn ít 14
    KẾT LUẬN 16
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 17



    MỞ ĐẦU Hiện nay đất nước ta đang bước vào thời kỳ phát triển Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa và hội nhập nền kinh tế thế giới. Do vậy sự đa dạng về các thành phần kinh tế cùng các hoạt động kinh doanh ở nước ta ngày càng được củng cố và phát triển. Các quyền tự do kinh doanh của các chủ đầu tư cũng ngày càng được nâng cao, họ có quyền tự do lựa chọn cho mình loại hình kinh doanh phù hợp nhất. Trong đó, xu hướng thành lập các doanh nghiệp, công ty ngày càng gia tăng ở nước ta.
    Trong vòng 5 năm trở lại đây, từ 2008-2012 cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới đã ảnh hưởng không ít đến xu hướng thành lập DN ở nước ta. Thực tế, môi trường kinh doanh ngày càng khó khăn, những ảnh hưởng của bối cảnh kinh tế chung của toàn cầu tác động đến tất cả các doanh nghiệp trên thế giới, không riêng gì ở Việt Nam.
    Song song với việc khiến nhiều công ty sụp đổ, khủng hoảng kinh tế là cơ hội tuyệt vời để thành lập và phát triển doanh nghiệp cho các nhà đầu tư. Việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp chính là rào cản đầu tiên khiến các nhà đầu tư băn khoăn. Vì vậy nhóm xin được chọn đề tài: “Phân tích, đánh giá về số liệu, cơ cấu các loại hình doanh nghiệp, lĩnh vực kinh doanh và quy mô các doanh nghiệp được thành lập ở TPHCM trong 5 năm gần đây. Nguyên nhân có loại hình doanh nghiệp được chọn nhiều nhất và ít nhất” nhằm mục đích làm rõ vấn đề thành lập doanh nghiệp hiện nay ở nước ta.


    CHƯƠNG I: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH DOANH NGHIỆP ĐƯỢC THÀNH LẬP TẠI ĐỊA BÀN TP.HCM TRONG 5 NĂM GẦN ĐÂY
    I.Tình hình doanh nghiệp được thành lập theo loại hình doanh nghiệp:
    1.1 Sơ lược về các loại hình doanh nghiệp:
    Theo luật Doanh nghiệp 2005 thì loại hình doanh nghiệp bao gồm: Công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân. Mỗi loại hình doanh nghiệp có những đặc điểm riêng được quy định vụ thể trong luật doanh nghiệp 2005. Về cơ bản thì mỗi loại hình doanh nghiệp có những đặc điểm như sau:
    1.1.1 Công ty cổ phần:
    Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp được hình thành, tồn tại và phát triển bởi sự góp vốn của các cổ đông, vốn điều lệ của công ty được chia nhỏ thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần; các cá nhân hoặc tổ chức sở hữu cổ phần được gọi là cổ đông; cổ đông được cấp giấy chứng nhận sở hữu cổ phần được gọi là cổ phiếu. Theo Điều 77 luật doanh nghiệp 2005 thì Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:
    Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
    Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa;
    Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
    Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 81 và khoản 5 Điều 84 của Luật doanh nghiệp.
    Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
    Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn
    1.1.2 Công ty trách nhiệm hữu hạn:
    Công ty trách nhiệm hữu hạn là loại hình doanh nghiệp được hình thành, tồn tại và phát triển bởi sự góp vốn của các thành viên, các thành viên cùng chia nhau lợi nhuận, cùng chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi phần vốn của mình góp vào công ty, cũng như công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính khác trong phạm vi tài sản của công ty
    Có 2 loại hình Công ty trách nhiệm hữu hạn:
    a/ Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên: Điều 38 luật doanh nghiệp 2005 quy định:
    Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá 50;
    Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp;
    Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều 43, 44 và 45 của Luật doanh nghiệp.
    Công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
    Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phần
    b/ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên: Điều 63 luật doanh nghiệp 2005 quy định
    Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu; chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
    Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
    Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phần.
    1.1.3 Công ty hợp danh:
    Theo Điều 130 luật doanh nghiệp 2005 Công ty hợp danh thì Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:
    Phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh); ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn;
    Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
    Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
    Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
    Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào
    1.1.4 Doanh nghiệp tư nhân:
    Theo Điều 141 luật doanh nghiệp 2005
    Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
    Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
    Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân.
    1.2 Tình hình cơ cấu loại hình doanh nghiệp được thành lập tại TPHCM trong 5 năm gần đây
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...