Đồ Án Phân tích đánh giá tình hình chi phí và giá thành của công ty thép hoà phát

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP.
    1. Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp .
    1.1.Khái niệm:

    Để thu được lợi nhuận, mỗi một doanh nghiệp phải bỏ ra một khoản chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như chi phí cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Chi phí này có tính chất thường xuyên và gắn liền với quá trình sản xuất sản phẩm. Đối với mỗi một doanh nghiệp thì sản phẩm làm ra không phải để nhập kho mà phải biết làm thế nào để đưa sản phẩm của mình đến được tay người tiêu dùng và được người tiêu dùng chấp nhận. Để làm điều này thì mỗi doanh nghiệp phải bỏ ra một khoản chi phí nữa cho việc đóng gói, bảo quản sản phẩm, nghiên cứu thị trường, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm và các dịch vụ hậu mãi . những chi phí này gọi là chi phí tiêu thụ hay chi phí lưu thông sản phẩm.
    Ngoài chi phí dành cho việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp cũng phải dành ra một khoản không nhỏ để thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước như: nộp các khoản thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất nhập khẩu . nhưng trên thực tế các khoản thuế này doanh nghiệp không phải trả mà người trả là người tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp , doanh nghiệp chỉ là người ứng trước ra mà thôi. Tuy đây không phải là chi phí doanh nghiệp phải trả nhưng xét ở một góc độ nào đó thì nó cũng làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp nên nó vẫn được coi là một khoản chi phí kinh doanh.
    Như vậy, chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là toàn bộ các khoản chi phí sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và các khoản thuế gián thu mà doanh nghiệp phải bỏ ra để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định. Vấn đề dặt ra cho mỗi doanh nghiệp đó là làm thế nào quản lý được chi phí , bởi lẽ mỗi một đồng chi phí được sử dụng không hợp lý cũng sẽ là nguyên nhân trực tiếp làm tăng giá thành, giảm lợi nhuận của doanh nghiệp .

    1.2. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp .
    Để quản lý tốt chi phí trước hết phải phân loại chi phí theo các phương pháp dưới đây:
    - Phân loại chi phí theo nội dung kinh tế: là căn cứ vào đặc điểm kinh tế giống nhau của các khoản chi phí để xếp chúng thành cùng loại, theo cách phân loại này chi phí được chia thành các yếu tố sau:
    + Chi phí nguyên, nhiên, vật liệu: là toàn bộ giá trị tất cả các loại vật tư mua ngoài dùng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như: nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu .
    + Chi phí khấu hao tài sản cố định: là số tiền khấu hao tài sản cố định dùng trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp .
    + Chi phí về nhân công: là toàn bộ tiền lương hay tiền công và các khoản chi phí có tính chất tiền lương mà doanh nghiệp phải trả cho những người tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp .
    + Chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn mà doanh nghiệp phải nộp trong kỳ.
    +Chi phí dịch vụ mua ngoài: là toàn bộ số tiền phải trả về các dịch vụ đã sử dụng vào hoạt động kinh doanh trong kỳ do các đơn vị khác bên ngoài cung cấp như: tiền điện, nước .
    + Chi phí bằng tiền khác: là khoản chi phí bằng tiền ngoài các chi phí đã nêu trên như: thuế môn bài, tiền thuê đất .
    Căn cứ vào tính chất kinh tế, giúp chúng ta thấy được từng loại chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra trong kỳ, đồng thời qua đó biết được mức độ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp bỏ ra trong quá trình tạo sản phẩm, từ đó xác định được trọng điểm quản lý chi phí sản xuất kinh doanh.
    - Phân loại chi phí theo công dụng kinh tế và địa điểm phát sinh chi phí .
    + Chi phí vật tư trực tiếp: là chi phí về nguyên vật liệu , nhiên liệu được sử dụng trực tiếp vào việc chế tạo sản phẩm hàng hoá và dịch vụ.
    + Chi phí nhân công trực tiếp: là các khoản trả cho người lao động trực tiếp sản xuất như: tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp có tính chất lương, chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của nhân công trực tiếp sản xuất.
    + Chi phí sản xuất chung: là những chi phí ở các phân xưởng hoặc ở các bộ phận kinh doanh của doanh nghiệp như: tiền lương và phụ cấp trả cho nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, công cụ lao động nhỏ, khấu hao tài sản cố định thuộc phân xưởng .
    + Chi phí bán hàng: gồm các khoản chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ như: tiền lương, phụ cấp trả cho nhân viên bán hàng, tiếp thị .
    + Chi phí quản lý doanh nghiệp : là các khoản chi phí cho bộ máy quản lý và điều hành doanh nghiệp , các chi phí liên quan đến hoạt động chung của doanh nghiệp như: chi phí công cụ lao động nhỏ, điều hành doanh nghiệp .
    Cách phân loại này là căn cứ để doanh nghiệp lập kế hoạch giá thành sản phẩm theo khoản mục, biết được chi phí bỏ ra ở từng khoản mục cụ thể.
    - Phân loại chi phí theo mối quan hệ hoạt động.
    + Chi phí cố định: là những chi phí không bị biến động trực tiếp theo sự thay đổi khối lượng hoạt động kinh doanh của doanh nghịêp.
    + Chi phí biến đổi: là những chi phí biến động trực tiếp theo sự tăng giảm khối lượng hoạt động kinh của doanh nghiệp .
    Việc phân loại chi phí theo mối quan hệ hoạt động là cơ sở để doanh nghiệp phân tích điểm hoà vốn và dự báo nhu cầu lợi nhuận của doanh nghiệp , giúp cho các nhà quản lý có được những biện pháp quản lý thích ứng từng loại chi phí để hạ thấp giá thành sản phẩm.
    Như vậy, việc xác định được các khoản chi phí của doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ giúp cho doanh nghiệp có được định hướng đúng đắn trong việc lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm từ đó hạ thấp được chi phí mà vẫn đảm bảo đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước, hoạt động cạnh tranh lành mạnh trên thị trường.
    2. Giá thành sản phẩm.
    2.1. Giá thành sản phẩm của doanh nghiệp .

    Trong sản xuất kinh doanh chi phí mới chỉ thể hiện được một mặt hao phí. Để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải xem xét với mặt thứ hai, đó là kết quả sản xuất thu được, quan hệ so sánh đó đã hình thành nên chỉ tiêu "giá thành sản phẩm".
    Giá thành sản phẩm của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tiêu hao lao động sống và lao động vật hóa của việc sản xuất và tiêu thụ một khối lượng sản phẩm nhất định.
    Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đều là chỉ tiêu chất lượng có thể phản ánh tập chung mọi mặt công tác của doanh nghiệp . Giá thành sản phẩm biểu hiện chi phí cá biệt của doanh nghiệp để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Trên thị trường có thể có nhiều doanh nghiệp cùng sản xuất một sản phẩm nhưng nếu trình độ quản lý khác nhau thì giá thành có thể có sự khác nhau.
    2.2. Phân loại giá thành sản phẩmcủa doanh nghiệp .
    - Gía thành sản xuất sản phẩm: gồm những khoản chi phí phải bỏ ra để hoàn thành việc sản xuất sản phẩm như:
    + Chi phí vật tư trực tiếp.
    + Chi phí nhân công trực tiếp.
    + Chi phí sản xuất chung.
    - Gía thành toàn bộ của sản phẩm hàng hoá dịch vụ: gồm toàn bộ chi phí để hoàn thành việc sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm như:
    + Giá thành sản xuất sản phẩm.
    + Chi phí bán hàng.
    + Chi phí quản lý doanh nghiệp .
    Việc phân loại giá thành giúp doanh nghiệp xác định được các khoản mục chi phí tạo nên giá thành sản phẩm để từ đó có mức giá bán và các chính sách bán hàng thích hợp.
    3. Các chỉ tiêu đánh giá trình độ quản lý chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm.
    Để tăng khả năng cạnh tranh mỗi doanh nghiệp cần phải quan tâm tới việc giảm chi phí từ đó hạ giá thành sản phẩm. Đối với doanh nghiệp việc hạ giá thành là hết sức cần thiết bởi:
     
Đang tải...