Tiến Sĩ Phân tích đánh giá tính dư trong kết cấu cầu ở Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 1/9/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015
    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TÍNH DƯ VÀ XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU NGHIÊN
    CỨU 1
    1.1 Tổng quan về các công trình cầu ở Việt Nam 1
    1.1.1 Các dạng kết cấu nhịp cầu bê tông cốt thép và bê tông cốt thép dự ứng lực [2],[5] . 1
    1.1.2 Các dạng kết cấu nhịp cầu thép [4] . 4
    1.1.3 Các dạng kết cấu mố, trụ [3] . 7
    1.2 Tổng quan về nghiên cứu tính dư . 8
    1.2.1 Các phương pháp được sử dụng để tính toán tính dư [29], [32], [48], [49], [50],
    [52], [57] . 9
    1.2.2 Nghiên cứu tính dư trong kết cấu công trình cầu 10
    1.2.3 Nhận xét 14
    1.2.4 Tính dư trong tiêu chuẩn thiết kế 22TCN 272-05 . 14
    1.3 Những vấn đề còn tồn tại trong nghiên cứu tính dư . 15
    1.4 Những vấn đề đề tài tập trung nghiên cứu giải quyết . 17
    1.5 Kết luận chương 1 . 17
    CHƯƠNG 2. CƠ SỞ PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỊNH CHUẨN TÍNH DƯ CỦA
    KẾT CẦU VÀ ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH TỔNG QUAN XÁC ĐỊNH TÍNH DƯ 18
    2.1 Đánh giá tính dư cho kết cấu phần dưới [48] . 19
    2.1.1 Xác định kết cấu bên dưới điển hình . 19
    2.1.2 Các giả thiết về trạng thái làm việc của kết cấu và TTGH tương ứng [27], [48],
    [56] 27
    2.1.3 Phương pháp phân tích tính dư . 30
    2.1.4 Tính toán tính dư [75] . 34
    2.1.5 Quan hệ giữa hệ số hệ thống s với phương pháp độ tin cậy của tính dư u và tỉ
    lệ bảo toàn hệ thống Ru 56
    2.1.6 Tỉ lệ bảo toàn hệ thống của hình dạng kết cấu bên dưới định hình 58
    2.1.7 Quy trình xác định tính dư cho kết cấu phần dưới [48] 60
    2.2 Đánh giá và định chuẩn tính dư của kết cấu phần trên . 67
    2.2.1 Mức độ an toàn của kết cấu phần trên . 68
    2.2.2 Các trạng thái giới hạn 69
    2.2.3 Chu kỳ vòng đời và mô hình tải trọng - chỉ số độ tin cậy . 72
    2.2.4 Phương pháp độ tin cậy . 74 2.2.5 Xác định chỉ số độ tin cậy mục tiêu 76
    2.2.6 Quy trình kiểm tra tính dư trực tiếp 78
    2.2.7 Quy trình từng bước xác định hệ số dư . 81
    2.2.8 Hệ số hệ thống (tính dư) 83
    2.2.9 Hệ số hệ thống cho cầu điển hình thông dụng 85
    2.2.10 Xếp hạng tải trọng cho cầu đang tồn tại 87
    2.3 Kết luận chương 2 . 88
    CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH TÍNH TOÁN TÍNH DƯ CỦA KẾT CẤU DỰA
    TRÊN PHÂN TÍCH PHI TUYẾN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP PHẦN TỬ HỮU HẠN
    MỞ RỘNG 91
    3.1 Mô hình kết cấu 91
    3.1.1 Mô hình phá hoại uốn . 96
    3.1.2 Mô hình phá hoại cắt . 101
    3.2 Mô hình phân tử hữu hạn phân tích sự làm việc của dầm có xét đến “bước nhảy”
    chuyển vị do dầm bị phá hoại . 103
    3.2.1 Các hàm dạng và phương trình PTHH tổng quát 103
    3.2.2 Xử lý phương trình cân bằng cục bộ . 107
    3.3 Đề xuất mô hình làm việc của mặt cắt dầm bê-tông cốt thép . 110
    3.4 Thí nghiệm kiểm chứng mô hình phân tích đề xuất . 114
    3.4.1 Cấu tạo của dầm thí nghiệm 114
    3.4.2 Trình tự thí nghiệm . 117
    3.4.3 So sánh kết quả thí nghiệm với kết quả phân tích lý thuyết . 117
    3.5 Kết luận chương 3 . 119
    CHƯƠNG 4. CÁC VÍ DỤ ÁP DỤNG MÔ HÌNH PHI TUYẾN VÀ QUY TRÌNH
    TRỰC TIẾP 121
    4.1 Trụ 2 cột chịu lực đẩy ngang 121
    4.1.1 Phân tích sự làm việc của trụ dưới tác dụng của lực đầy ngang theo mô hình phi
    tuyến . 121
    4.1.2 Xác định tính dư của kết cấu trụ 2 cột theo quy trình trực tiếp . 125
    4.2 Trụ 3 cột 126
    4.2.1 Phân tích sự làm việc của trụ 3 cột chịu lực ngang . 126
    4.2.2 Xác định tính dư của kết cấu trụ 3 cột theo quy trình trực tiếp . 128
    4.3 Dầm liên tục 2 nhịp 129
    4.3.1 Phân tích khả năng chịu lực thẳng đứng của dầm liên tục 2 nhịp . 129
    4.3.2 Xác định tính dư của kết cấu trụ 2 cột theo Quy trình trực tiếp 131
    4.4 Kết luận chương 4 . 132
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 133
    I. Kết luận về những đóng góp của luận án . 133
    Đối với kết cấu bên dưới . 134
    Đối với kết cấu phần trên 136
    II. Định hướng tiếp tục nghiên cứu 137
    DANH MỤC CÁC BÀI BÁO, ĐỀ TÀI CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA
    LUẬN ÁN 140
    PHỤ LỤC 150
    MỞ ĐẦU
    Luận án này nghiên cứu và phát triển phương pháp để tính toán tính dư trong quá
    trình thiết kế và đánh giá độ an toàn của kết cấu cầu.
    Lý do để chọn đề tài
    Ngày nay, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội toàn cầu, số lượng công trình
    hạ tầng kỹ thuật đặc biệt là các công trình cầu đường bộ được xây dựng ngày càng tăng
    nhằm đáp ứng nhu cầu giao thông vận tải phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của các
    nước trên thế giới và của Việt Nam. Ở nước ta, với hơn 3000km bờ biển cùng hệ thống
    sông ngòi chằng chịt tại đồng bằng Sông Hồng và đồng bằng Sông Cửu Long cùng với
    đa số các sông suối ở Miền Trung đều chảy dọc theo hướng Tây Bắc - Đông Nam đổ ra
    biển đã chia cắt mạng lưới đường bộ Bắc Nam cũng như hệ thống mạng lưới đường bộ
    liên tỉnh điều này dẫn đến nhu cầu xây dựng cầu vượt sông suối ở nước ta rất lớn, hàng
    năm có hàng chục cây cầu được xây dựng trên phạm vi toàn lãnh thổ Việt Nam. Phần
    lớn các cây cầu này có kết cấu phần dưới bằng bê tông cốt thép và kết cấu phần trên là
    dạng dầm bê-tông cốt thép hoặc bê tông cốt thép dự ứng lực nhịp giản đơn hoặc liên
    tục. Tuy nhiên, đi kèm với việc ngày càng có nhiều cầu được xây dựng mới thì việc
    đánh giá tính dư của các bộ phận kết cấu cầu là một chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng đến
    độ an toàn cũng như tính kinh tế khi xây dựng cầu. Hiện nay, tiêu chuẩn ngành về thiết
    kế cầu 22TCN-272-05 mới chỉ đề nghị áp dụng hệ số liên quan đến tính dư trong các
    TTGH chưa đưa ra được cơ sở khoa học cũng như phương pháp tính dư trong kết cấu
    cầu.
    Tính dư là khả năng của một hệ thống chịu sự phá hoại mà không sập đổ. Sập đổ
    theo định nghĩa của AASHTO-LRFD [9],[10] sự là thay đổi hình học lớn, làm cầu làm
    mất đi khả năng làm việc của nó.
    Tính dư được phân thành 3 loại chính theo các định nghĩa dưới đây: - Tính dư nội bộ: một thành phần bị phá hoại sẽ không dẫn đến sự phá hoại của
    các thành phần khác. Ví dụ, một thành phần của kết cấu bị phá hoại sẽ không dẫn đến
    các thành phần khác bị phá hoại.



    - Tính dư kết cấu: tính dư tồn tại như là kết quả của sự liên tục trong đường
    truyền tải. Kết cấu siêu tĩnh như dầm liên tục và khung cứng thuộc loại này.
    - Tính dư đường truyền tải: được định nghĩa bởi AASHTO-LRFD
    [9],[10],[32],[40], là số các thành phần hỗ trợ. Một kết cấu là không dư khi chỉ có một
    đường truyền tải hoặc hai đường truyền tải nhưng độc lập với nhau. Ví dụ, một kết cấu
    nhịp cầu bao gồm một hoặc hai dầm song song được xem như là không dư. Một dầm bị
    phá hoại với một hoặc hai đường truyền tải sẽ dẫn đến sự sụp đổ của nhịp. Khi đó, cầu
    được xem như không dư.
    Tổng hợp các dạng tính dư nêu trên, tính dư có thể được hiểu là khả năng chịu
    lực còn lại của kết cấu cầu sau khi một thành phần chịu tải chính bị phá hoại.
    Tính dư phụ thuộc vào ứng xử tổng thế của toàn bộ kết cấu khi chịu lực. Để tính
    toán tính dư một công trình cầu, cần xem xét ứng xử của toàn bộ hệ thống và tương tác
    giữa các bộ phân của kết cấu như: nhịp, mố, trụ và móng. Sự tương tác này rất phức tạp
    với nhiều hệ số ảnh hưởng đến toàn bộ phản ứng của toàn hệ thống. Các nghiên cứu
    trên thế giới hiện tại cũng tiến hành phân chia hệ thống thành các hệ thống thành phần
    (kết cấu nhịp-kết cấu mố, trụ-địa chất/móng, ) để nghiên cứu riêng. Với từng dạng kết
    cấu này, một số nhà nghiên cứu đã đưa ra quy trình nhiều bước để xác định tính dư cho
    kết cầu [11], [48], [49], [53], [57], [61], [66], [70]. Tuy nhiên, các quy trình này còn
    phức tạp và khó áp dụng, đặc biệt là với các kĩ sư thiết kế.
    Trong tiêu chuẩn thiết kế cầu của Việt Nam [1], tính dư được thể hiện thông qua
    hệ số dư (ɳ
    ) là một tham số thiết kế đầu vào quan trọng, có thể làm thay đổi kích thước
    và quy mô của thiết kế do làm tăng, hoặc giảm hiệu ứng tải trọng tác dụng lên công
    định hệ số này, hoặc đưa ra một chỉ dẫn đơn giản để giúp các kĩ sư thiết kế có thể lựa
    chọn hệ số tính dư cho phù hợp với từng loại, bộ phân và dạng kết cấu công trình.
    Từ tầm quan trọng của vấn đề, số lượng nghiên cứu hạn chế ở Việt Nam và tính
    cấp thiết của nội dung nghiên cứu, Nghiên cứu sinh chọn đề tài “Nghiên cứu đánh giá
    tính dư trong kết cấu cầu ở Việt Nam”.
    Mục đích nghiên cứu
    Mục đích nghiên cứu của đề tài luận án là đề xuất một quy trình đơn giản và trực
    tiếp để xác định tính dư của kết cấu để áp dụng trong quá trình thiết kế và đánh giá kết
    cấu công trình cầu, làm cơ sở cho việc xây dựng được hệ thống bảng tra để giúp cho các
    kĩ sư thiết kế dễ dàng xác định hệ số tính dư cho từng loại kết cấu.
    Phương pháp nghiên cứu
    Đề tài luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết kết hợp với kiểm
    chứng bằng thực nghiệm. Theo đó, trước hết đề tài tổng hợp những kết quả nghiên cứu
    về tính dư cho kết cấu cầu trên thế giới và tại Việt Nam. Từ đó xác định những điểm
    cần cải tiến trong quy trình và phương pháp đánh giá tính dư để có thể xác định được hệ
    số tính dư chính xác và đơn giản hơn. Trên cơ sở đó, luận án đề xuất mô hình lý thuyết
    cho phép xác định chính xác hơn tính dư của kết cấu cầu. Kết quả phân tích lý thuyết
    được kiểm chứng lại bằng một số kết quả thí nghiệm. trình trong công thức kiểm toán. Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu nào chỉ ra cách xác
     
Đang tải...