Luận Văn Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước và quản trị nội bộ của các doanh nghiệp nhà nước hiệ

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 25/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    . TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
    1. Khái niệmTheo Luật Doanh nghiệp năm 2005 thì Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. Và Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp trong đó Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ.
    Theo nghị định 99/2012/NĐ-CP, Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, bao gồm:
    a) Doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
    b) Doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
    2. Phân loại doanh nghiệp Nhà nướcDoanh nghiệp Nhà nước được phân loại theo nhiều phương diện, góc độ khác nhau.
    2.1. Dựa vào mục đích hoạt động gồm:- Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kinh doanh: Là doanh nghiệp Nhà nước hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu nhằm mục tiêu lợi nhuận.
    - Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích: Là doanh nghiệp Nhà nước hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ công cộng theo các chính sách của Nhà nước trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quốc tế phòng an ninh.
    * Việc phân loại theo tiêu thức này giúp doanh nghiệp tập trung vào mục tiêu hoạt động chính của mình. Nhà nước có cơ chế quản lý và có chính sách phù hợp với từng loại doanh nghiệp.
    Đồng thời thực hiện việc mở rộng quyền và trách nhiệm của loại doanh nghiệp hoạt động kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận nhằm thực hiện 1 bước việc đưa loại doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kinh doanh hoạt động trên cùng mặt bằng pháp lý và bình đẳng với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác đảm bảo khả năng cạnh tranh của loại doanh nghiệp này.
    2.2. Dựa vào tiêu chí cơ quan quản lý gồm:- Doanh nghiệp trung ương do Chính phủ hoặc các bộ và cơ quan ngang bộ quản lý.
    - Doanh nghiệp địa phương do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Tập đoàn kinh tế nhà nước, Tổng công ty quản lý.
    2.3. Dựa vào quy mô gồm: Doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ.2.4. Dựa vào hinh thức quản lý:- Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên là công ty trách nhiệm hữu hạn do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ, được tổ chức quản lý và đăng ký hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
    - Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước có hai thành viên trở lên là công ty trách nhiệm hữu hạn mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, trong đó tất cả các thành viên đều là công ty nhà nước hoặc có thành viên là công ty nhà nước và thành viên khác là tổ chức được Nhà nước uỷ quyền góp vốn, được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
    - Công ty cổ phần nhà nước là công ty cổ phần mà mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, toàn bộ cổ đông là các công ty nhà nước hoặc tổ chức được Nhà nước uỷ quyền góp vốn, được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
    3. Vai trò của các Doanh nghiệp nhà nước
    - Hiện nay chúng ta đang có tổng số 3.300 DNNN, chiếm 1% tổng số các DN, giảm khoảng 400DN so với năm 2011 (do chủ trương cổ phần hóa).
    Bảng 1. Tỷ trọng huy động vốn và kết quả SXKD
    của doanh nghiệp năm 2011 (%)

    DN Nhà nước DN ngoài NN DN FDI
    Huy động vốn 33,7 50,7 15,6
    Doanh thu thuần SXKD 28,0 52,5 19,5
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...