Tiểu Luận Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội thông qua tình hình sử dụng đất của huyện

Thảo luận trong 'Địa Lý' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Chúng ta đều biết rằng, không có đất thì không thể sản xuất cũng như không có sự tồn tại của con người. Đất là sản phẩm của tự nhiên, xuất hiện trước con người và tồn tại ngoài ý muốn của con người. Trong quá trình lao động, đất đai là tư liệu sản xuất. Đất đai là nguồn nội lực, nguồn vốn to lớn của đất nước, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các công trình kinh tế, văn hóa, quốc phòng.

    Vấn đề tổ chức sử dụng đất đầy đủ, hợp lý, hiệu quả đang là vấn đề cấp bách được ưu tiên hàng đầu. Chính sách đất đai là một phần chính trong chính sách chung của Nhà nước đang thực hiện bao trùm các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu đất đai, quyền phân phối và chuyển dịch, giá cả và các vấn đề lien quan đến đất đai.

    Quy hoạch và kế hoạch hóa việc sử dụng đất đai là một trong 13 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai, được ghi nhận tại điều 6 Luật đất đai năm 2003. Đây chính là căn cứ pháp lý để thực hiện việc giao đất và thu hồi đất. Quy hoạch sử dụng đất có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ trước mắt mà là cả quá trình lâu dài. Nó tạo ra những điều kiện lãnh thổ cần thiết để tổ chức sử dụng đất có hiệu quả cao. Quy hoạch sử dụng đất có nhiệm vụ bố trí, sắp xếp lại nền sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng cơ bản.

    Sau đây là phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội, tình hình sử dụng đất của huyện Trực Ninh để thấy rõ được chức năng quan trọng của quy hoạch. Từ đó đề xuất phương hướng sử dụng đất trong tương lai của huyện Trực Ninh.


    NỘI DUNG

    I. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

    Trực Ninh là huyện đồng bằng nằm ở phía Đông Nam thành phố Nam Định. Trực Ninh nằm ở vị trí trung chuyển giữa các huyện phía Nam và phía Bắc của tỉnh. Địa hình Trực Ninh mang đặc điểm địa hình đồng bằng, địa hình khá bằng phẳng, nghiêng và thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam theo hướng nghiêng của đồng bằng Bắc bộ.

    1. Thực trạng phát triển kinh tế

    Trực Ninh là một huyện có nền kinh tế khá phát triển, năm 2010 tốc độ tăng trưởng kinh tế là 11,0%.

    Cơ cấu kinh tế của huyện Trực Ninh trong những năm qua có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp – xây dựng, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng của ngành nông nghiệp – thủy sản. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện được thể hiện trong bảng 01:



    __________________________________

    __________________________________

    __________________________________



     

    Các file đính kèm:

Đang tải...