Luận Văn Phân tích đánh giá quy định của pháp luật và tình trạng ngừng hoạt động hay giải thể doanh nghiệp ở

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 25/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VÀ TÌNH TRẠNG NGỪNG HOẠT ĐỘNG HAY GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN MẤY NĂM GẦN ĐÂY. NGUYÊN NHÂN CỦA HIỆN TƯỢNG NÀY VÀ GIẢI PHÁP
    MỤC LỤC

    CHƯƠNG 1 : PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ VIỆC NGỪNG HOẠT ĐỘNG HAY GIẢI THỂ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM . 3
    1.1 Phân biệt giải thể và ngừng hoạt động của doanh nghiệp. 3
    1.2 Phân tích đánh giá các quy định của pháp luật về việc ngừng hoạt động và giải thể của doanh nghiệp Việt Nam 3
    1.2.1 Ngừng hoạt động doanh nghiệp 3
    1.2.2 Giải thể doanh nghiệp 5
    CHƯƠNG 2 : TÌNH TRẠNG GIẢI THỂ HAY NGỪNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN GẦN ĐÂY. NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP CHO TÌNH TRẠNG TRÊN 9
    2.1 Tình trạng giải thể và ngừng hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian gần đây (2011 – 2013 ). 9
    2.1.1 Tình trạng giải thể và ngừng hoạt động theo loại hình doanh nghiệp và hình thức sở hữu doanh nghiệp 10
    2.1.2 Tình trạng giải thể và ngừng hoạt động theo ngành nghề kinh doanh. 12
    2.1.3 Tình trạng giải thể và ngừng hoạt động doanh nghiệp theo khu vực địa lý. 13
    2.2 Nguyên nhân và giải pháp của tình trạng giải thể doanh nghiệp và ngưng hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian gần đây. 14
    2.2.1 Nguyên nhân. 14
    2.2.2 Giải pháp. 18
    1
    CHƯƠNG 1 : PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ VIỆC NGỪNG HOẠT ĐỘNG HAY GIẢI THỂ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
    1.1 Phân biệt giải thể và ngừng hoạt động của doanh nghiệp- Giải thể doanh nghiệp là việc chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp cả về mặt pháp lý cũng như trên thực tế, theo một trình tự, thủ tục và điều kiện do pháp luật quy định. Khi doanh nghiệp giải thể, mọi hoạt động của doanh nghiệp được chấm dứt, các nghĩa vụ của doanh nghiệp phải được giải quyết hoàn tất và tài sản còn lại của doanh nghiệp được phân chia cho các thành viên chủ sở hữu của doanh nghiệp.
    - Tạm ngừng hoạt động là trường hợp doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định. Sau khoảng thời gian đó doanh nghiệp trở lại hoạt động bình thường. Trong thời gian này doanh nghiệp không cần báo cáo thuế định kỳ.
    1.2 Phân tích đánh giá các quy định của pháp luật về việc ngừng hoạt động và giải thể của doanh nghiệp Việt Nam- Nhìn chung, những quy định của pháp luật về việc tạm ngừng hoạt động hoặc giải thể doanh nghiệp nhằm đảm bảo quyền lợi của người lao động, chủ nợ và nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp giải thể. Thế nhưng những quy định của pháp luật chỉ quy định các trường hợp được ngừng hoạt động hoặc giải thể và trình tự thủ tục sơ bộ mà không có giải pháp kiểm tra tính chính xác những thông tin mà doanh nghiệp kê khai cũng như những quy định cụ thể về các hình thức xử lý nếu doanh nghiệp không thực hiện đúng quy định, các vấn đề xác minh hay kiểm tra lại không được đề cập trong luật.
    1.2.1 Ngừng hoạt động doanh nghiệpa. Những văn bản pháp luật điều chỉnh
    - Điều 156 Luật doanh nghiệp năm ngày 12/12/2005 quy định về việc tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp một cách khá rõ:
    ¨ Doanh nghiệp có quyền tạm ngừng kinh doanh nhưng phải thông báo bằng văn bản về thời điểm và thời hạn tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế chậm nhất mười lăm ngày trước ngày tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh.
    ¨ Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyền yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
    ¨ Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế còn nợ, tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp chủ nợ, khách hàng và người lao động có thoả thuận khác.
    - Điều 43 Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 của Chính phủ quy định hướng dẫn thực hiện thủ tục về tạm ngừng kinh doanh doanh nghiệp đầy đủ, cụ thể. Một số điểm chính:
    ¨ Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh phải thông báo bằng văn bản cho Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế ít nhất 15 (mười lăm) ngày trước khi tạm ngừng kinh doanh.
    ¨ Thời hạn tạm ngừng kinh doanh ghi trong thông báo không được quá 1 (một) năm. Tổng thời gian tạm ngừng kinh doanh không được quá 2 (hai) năm
    ¨ Phòng Đăng ký kinh doanh nhận thông báo và ghi vào sổ theo dõi
    - Khoản 3 Điều 57 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ hướng dẫn sửa đổi:
    ¨ Tổng thời gian tạm ngừng kinh doanh liên tiếp không được quá hai năm.
    ¨ Phòng đăng ký kinh doanh nhập thông tin doanh nghiệp ngừng hoạt động vào hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia để theo dõi.
    => Nghị định mới quy định thoáng hơn cho doanh nghiệp khi sửa đổi thời gian tạm dừng tối đa 2 năm thành tối đa liên tục 2 năm. Giúp cho doanh nghiệp có thể tạm dừng nhiều lần hơn. Việc lưu thông tin về các doanh nghiệp đang tạm dừng hoạt động là một bước tiến mới giúp cho cơ quan quản lý dễ dàng tra cứu thông tin doanh nghiệp tạm dừng ở mọi nơi một cách nhanh chóng.
    - Nghị định số 05/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung tại Điều 57 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ :
    ¨ Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc doanh nghiệp, hộ kinh doanh đã đăng ký tạm ngừng hoạt động
    => Nghị định này làm thủ tục thêm rườm rà, không cần thiết phải cấp giấy phép tạm dừng.
    b. Hạn chế về mặt pháp lý của các quy định ngừng hoạt động doanh nghiệp
    v Không có chế tài về việc ngừng hoạt động quá thời gian quy định: Theo quy định tại khoản 3 Điều 57 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ về tổng thời gian tạm ngừng kinh doanh liên tiếp không được quá 2 năm. Thế nhưng không có một biện pháp chế tài nào về việc doanh nghiệp ngừng hoạt động quá thời gian quy định nêu trên
    v Không có quy định chế tài đối với doanh nghiệp vẫn hoạt động trong thời gian xin tạm dừng hoạt động : doanh nghiệp vẫn hoạt động và một số cửa hàng, kiot nhỏ vẫn tiếp tục bán các sản phẩm. Hiện tại vẫn chưa có văn bản pháp luật quy định cụ thể và các biện pháp xử lý về trường hợp này.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...