Luận Văn Phân tích đánh giá nhu cầu hợp tác của nông hộ và đề xuất giải pháp phát triển kinh tế hợp tác ở tỉn

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    1.2.1 Mục tiêu chung
    Đề tài đánh giá nhu cầu hợp tác của nông hộ ở tỉnh Hậu Giang từ những khó khăn trong sản xuất nông nghiệp mà bản thân hộ không giải quyết được. Bên cạnh đó, đề tài cũng đánh giá thực trạng khó khăn trong hoạt động của các HTX NN để có phương hướng đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện và nhân rộng mô hình HTX NN ở tỉnh Hậu Giang phù hợp với nguyện vọng của các thành viên cộng đồng.
    1.2.2 Mục tiêu cụ thể
    § Đánh giá tổng quan về tình hình hoạt động nông nghiệp của nông hộ.
    § Tìm hiểu những khó khăn mà người nông dân gặp phải trong quá trình sản xuất nông nghiệp, những khó khăn mà nông hộ không giải được. Từ đó, đánh giá nhu cầu hợp tác của nông hộ.
    § Đánh giá thực trạng hoạt động của các HTX trong toàn tỉnh và đề xuất giải pháp đối với các HTX.
    1.3 GIẢ ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
    1.3.1 Giả thuyết kiểm định
    Giả thuyết 1: Các nông hộ đều có nhu cầu hợp tác ở một số lĩnh vực
    Giả thuyết 2: Các nông hộ có trình độ, độ tuổi, giới tính và nhận được sự quan tâm của chính quyền khác nhau sẽ có nhu cầu hợp tác như nhau.
    Giả thuyết 3: Thu nhập giữa hộ vào hợp tác xã và không vào hợp tác xã là như nhau.
    1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu
    Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, bà con đang gặp những khó khăn gì?
    Những khó khăn nào bà con không giải quyết được?
    Bà con cần hợp tác ở những lĩnh vực nào để giải quyết những khó khăn trên?
    Thực trạng hoạt động của HTX có những khó khăn gì?
    Những câu hỏi được lập ra trên cơ sở để thu thập những thông tin cơ bản về tình hình sản xuất cũng như những khó khăn mà các nông hộ hiện nay đang gặp phải. Từ đó, chúng ta có thể đánh giá được những nhu cầu hợp tác của nông hộ và các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu đó. Từ đó chúng ta sẽ có được những căn cứ sát đáng để có thể đề ra được những phương hướng đúng đắn và hợp lý.
    1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    1.4.1 Phạm vi không gian
    Đề tài chọn tỉnh hậu Giang làm địa bàn nghiên cứu. Ngoài những nguồn thông tin thứ cấp thu thập được tại địa phương, đề tài còn chọn thêm 3 huyện: Châu Thành, Huyện Phụng Hiệp và Huyện Long Mỹ và 100% HTX trong cả tỉnh để thu thập số liệu sơ cấp thông qua việc phỏng vấn trực tiếp các hộ dân và các chủ nhiệm HTX.
    1.4.2Phạm vi về thời gian
    Đề tài thu thập số liệu thông qua việc phỏng vấn trực tiếp người dân, các HTX trong 2 năm 2006-2007
    1.4.3 Phạm vi về nội dung
    Đề tài làm rõ thực trạng hoạt động của kinh tế hộ, của các HTX, lợi ích đạt được; khảo sát đánh giá nhu cầu hợp tác của hộ và đề xuất phương hướng giải quyết đối với những tồn tại của HTX. Đề tài có 6 chương:
    Chương I: Đây là chương giới thiệu, cho biết về sự cần thiết phải nghiên cứu về nhu cầu hợp tác của nông hộ, mục tiêu của việc nghiên cứu, lược khảo tài liệu .
    Chương II: Trình bày về phương pháp luận của đề tài, những vấn đề liên quan đến đề tài và phương pháp được sử dụng trong việc nghiên cứu để làm sáng tỏ cho mục tiêu được đưa ra.
    Chương III: ở chương này sẽ trình bày việc đánh giá nhu cầu hợp tác của nông hộ thông qua phân tích những khó khăn để mà phát sinh nên những nhu cầu đó và các nhân tố có ảnh hưởng đến nhu cầu hợp tác đó.
    Chương IV: trình bày về thực trạng hoạt động của HTX NN
    Chương V: trình bày giải pháp phát triển HTX NN ở Hậu Giang
    Chương VI: trình bày kết luận lại những kết quả vừa phân tích và kiến nghị đối với bản thân HTX và các cấp chính quyền.
    1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
    Đề tài luận văn thạc sỹ của tác giả Diệp Thanh Tùng năm 2007 “Giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ở tỉnh Trà Vinh
    Phương pháp nghiên cứu: Tác giả đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả để trình bày cụ thể các hiện trạng của HTX như hiệu quả kinh tế, sử dụng lao động, đất đai, ; phương pháp nhân quả để đánh giá quan điểm về mô hình HTX NN kiểu mới và tìm ra những nguyên nhân cản trở sự phát triển của nó; Phương pháp thu thập số liệu bao gồm thu thập số liệu thứ cấp, thu thập số liệu sơ cấp, phương pháp hội thảo PRA, Phương pháp chuyên gia; và phương pháp xử lý số liệu bằng các phần mềm SPSS, EXCEL.
    Nội dung: Trình bày tổng quan về tình hình hoạt động của 2 loại hình HTX ở tỉnh Trà Vinh là HTX NN và HTX tiểu thủ công nghiệp. Đề tài đã tập trung đánh giá thực trạng về mặt kinh tế, xã hội và các quan điểm về mô hình hợp tác xã kiểu mới. Phân tích những yếu tố nội tại cũng như là môi trường bên ngoài – những nhân tố nào có lợi hoặc gây bất lợi, cản trở sự phát triển của HTX. Từ kết quả nghiên cứu đó, tác giả đã đề xuất những phướng hướng giải quyết tức thời đồng thời tác giả đã đề xuất các giải pháp mang tính chất định hướng cho để có thể củng cố, phát triển và nhân rộng mô hình HTX vừa nói trên.
    Những vấn đề được giải quyết: đề tài đã đi sâu vào hoạt động của các HTX NN và các HTX tiểu thủ công nghiệp ở tỉnh Trà Vinh từ hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, những tồn tại, hạn chế đã kìm hãm sự phát triển chung của 2 loại hình HTX này. Từ đó đề xuất ra biện pháp giải quyết, khắc phục những hạn chế để các HTX ở Trà Vinh phát triển mạnh.
    Dự án VIE/98/004/B/01/99 “ Nghiên cứu nhu cầu nông dân” do Bộ nông nghiệp và nông thôn phát hành vào năm 2003
    Giới thiệu và phương pháp nghiên cứu: đề tài đuợc chia làm 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn sẽ có những phương pháp nghiên cứu riêng. Ở giai đoạn 1 thì nghiên cứu tài liệu; Giai đoạn 2 nghiên cứu định tính về các vấn đề và nhu cầu của người nông dân liên quan đến các dịch vụ công do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cung cấp; giai đoạn 3 là điều tra định lượng để lượng hóa các kết quả của điều
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...