Luận Văn Phân tích đánh giá nguyên nhân làm xuất khẩu tăng chậm, nhập siêu tăng cao sau khi việt nam gia nhập

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 21/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ NGUYÊN NHÂN LÀM XUẤT KHẨU TĂNG CHẬM, NHẬP SIÊU TĂNG CAO SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO VÀ CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC ĐỂ TĂNG XUẤT KHẨU, GIẢM NHẬP SIÊU TRONG THỜI KỲ TỚI NĂM 2020



    MỞ ĐẦU
    Nhận thức rõ vai trò của xuất nhập khẩu (XNK) trong quá trình phát triển
    nền kinh tế, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có nhiều chủ trương và quyết sách
    lớn để XNK phát triển nhanh chóng, ổn định và đúng hướng. Sự điều chỉnh về
    quan điểm và chính sách kinh tế đã đem lại những tác động tích cực trên thị
    trường hàng hoá, dịch vụ.
    Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (KTQT), tự do hoá thương mại và phát
    triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam đã tạo hiệu ứng mạnh đối với sự lưu
    chuyển hàng hoá xuất, nhập khẩu. Độ “mở” của nền kinh tế ngày càng rộng,
    nếu như năm 2001, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu (KNXNK) hàng hoá mới
    bằng 90% giá trị tổng sản phẩm trong nước (GDP) thì đến năm 2007 chỉ số này
    đã là khoảng 160%. Thị trường quốc tế của Việt Nam phát triển nhanh hơn theo
    hướng đa dạng hoá, đa phương hoá. Việt Nam đã có mối quan hệ buôn bán với
    221 nước và vùng lãnh thổ của cả 5 Châu lục, trong đó xuất khẩu (XK) tới 219
    thị trường, nhập khẩu (NK) từ 151 thị trường. Mặt hàng xuất khẩu được đa dạng
    hoá về chủng loại; tăng qui mô và chất lượng; và chuyển dịch cơ cấu tích cực
    theo hướng tỷ trọng của nhóm sản phẩm chế biến, chế tạo trong tổng kim ngạch
    xuất khẩu tăng dần, tỷ trọng của nhóm sản phẩm thô và sơ chế giảm dần. Điểm
    nổi bật trong xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam những nă m qua là đã xuất
    khẩu đến thị trường đích và nhập khẩu được từ thị trường nguồn. Một số mặt
    hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đã có tiếng và chiếm thị phần khá lớn trê n
    thị trường thế giới.
    Trong thời kỳ chiến lược 2001 -2010, sau khi ký hiệp định thương mại
    song phương với Hoa Kỳ (BTA) năm 2001, tháng 11 năm 2006 nước ta đã gia
    nhập WTO và tháng 10/2007 nước ta chính thức là thành viên thứ 150 của Tổ
    chức Thương mại Thế giới. Đồng thời, Việt Nam đã tiếp tục hội nhập thương
    mại khu vực sâu hơn trong khung khổ của 6 FTA khu vực (AFTA, ACFTA,
    AKFTA, AJFTA, AANZFTA, AIFTA). Tỷ trọng thương mại hai chiều giữa
    Việt Nam với 15 đối tác đã ký FTA chiếm gần 60% tổng giá trị kim ngạch ngoại
    thương cùa Việt Nam, trong đó chiếm gần 50% kim ngạch xuất khẩu và gần
    70% kim ngạch nhập khẩu. Nhờ hội nhập quốc tế sâu rộng hơn, các rào cản
    2
    thương mại đã giảm đáng kể nên hàng Việt Nam đã mở rộng được thị phần sang
    các thị trường lớn, tăng kim ngạch xuất khẩu. Từ năm 2007, nhờ hiệu ứng tích
    cực của việc gia nhập WTO, lòng tin của các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt
    Nam được cải thiện, dòng chảy FDI và FII vào Việt Nam tăng mạnh, sản lượng
    các ngành kinh tế theo định hướng xuất khẩu cũng tăng, góp phần quan trọng
    vào tăng trưởng xuất khẩu, tăng trưởng GDP.
    Tuy nhiên, ngay sau khi gia nhập WTO, nhập khẩu và nhập siêu của Việt
    Nam tăng cao, tăng trưởng xuất khẩu chậm lại tác động mạnh đến các cân đối
    kinh tế vĩ mô, làm gia tăng tình trạng thâ m hụt cán cân vãng lai . Năm 2006, tỷ
    lệ nhập siêu so với kim ngạch xuất khẩu chỉ ở mức 12,7%, năm 2007 tăng vọt
    lên 29,1%, nă m 2008 giảm nhẹ còn 28,7%, năm 2008 vẫn ở mức 21,36% và
    năm 2010 còn khoảng 16,8%. Nhập siêu đồng hành với thâm hụt cán cân thu –
    chi dịch vụ tạo ra thâ m hụt “kép” cán cân thương mại và là thành tố chính gây ra
    thâ m hụt cán cân thanh toán vãng lai. Sau khi gia nhập WTO, cán cân thanh
    toán vãng lai của Việt Nam bị thâm hụt trầm trọng, từ 164 triệu USD năm 2006
    lên xấp xỉ 7 tỷ USD năm 2007, vọt lên 12,1 tỷ USD nă m 2008 (bằng 11,8%
    GDP) và năm 2009 thâ m hụt khoảng 8 tỷ USD (bằng 7,8%GDP). Đây là mức
    rất cao so với ngưỡng an toàn chung của các nền kinh tế trên thế giới (thâm hụt
    vượt ngưỡng 5% GDP được coi là trạng thái mất an toàn cán cân thanh toán).
    Với lý do nêu trên, việc nghiên cứu để làm rõ nguyên nhân của hiện tượng
    sau khi Việt Nam gia nhập WTO, tăng trưởng xuất khẩu chậm lại, nhập siêu
    tăng cao nhằm đề ra giải pháp khắc phục để tăng xuất khẩu, giảm nhập siêu
    trong thời kỳ chiến lược 2011 – 2020 là rất cần thiết, góp phần thực hiện mục
    tiêu chiến lược cân bằng được cán cân thương mại vào năm 2020.
    Báo cáo chuyên đề nghiên cứu khoa học này bước đầu giải đáp vấn đề
    quan trọng nêu trên. Kết cấu nội dung chuyên đề gồm 3 phần:
    I. Khái quát chung.
    II. Phân tích, đánh giá một số nguyên nhân chủ yếu làm xuất khẩu tăng
    chậm lại, nhập siêu tăng cao sau khi Việt Nam gia nhập WTO.
    III. Một số giải pháp để tăng xuất khẩu, giảm nhập siêu thời kỳ tới nă m
    2020.
    3
    I.- KHÁI QUÁT CHUNG
    1. Tình hình tăng trưởng xuất nhập khẩu và nhập siêu của Việt Nam
    từ khi gia nhập WTO đến nay
    - Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá giai đoạn 2006-2010 tăng trưởng bình
    quân 17%/năm, thấp hơn 2,15 điểm phần trăm so với giai đoạn 2001-2005
    (19,15%/nă m). Kim ngạch nhập khẩu giai đoạn 2006-2010 tăng trưởng bình
    quân 17,17%/nă m, thấp hơn 1,48 điểm phần trăm so với giai đoạn 2001-2005,
    nhưng vẫn cao hơn tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của giai đoạn 2008-2010 0,17
    điểm phần trăm. Thời kỳ 2001-2010, kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân
    17,3%/năm nhưng kim ngạch nhập khẩu đã tăng bình quân 18,2%/năm, nhanh
    hơn 1,2 lần so với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu (riêng giai đoạn 2006-2010
    nhanh hơn 1,05 lần), nhập siêu tăng cao trong giai đoạn 2006-2010, đỉnh điểm là
    năm 2007 và 2008.
    - Nhập siêu từ khu vực thị trường ASEAN có xu hướng giảm xuống còn
    từ Trung Quốc tăng nhanh. Năm 2009 Trung Quốc chiếm 89,72% giá trị nhập
    siêu của Việt Nam. (Xem bảng 1)
    Bảng 1: Tăng trưởng xuất nhập khẩu và tình trạng nhập siêu
    của Việt Nam 2006-2010
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...